Tác động của chương trình tín dụng theo nhóm đến các hộ nghèo ở Bangladesh: Giới tính của người tham gia có quan trọng ?


Nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam



tải về 65.61 Kb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích65.61 Kb.
#53892
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15
Bước-1 -Review-từng-bài-nghiên-cứu

Nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam

  1. Hao (2005)

Đề tài: “Tiếp cận tài chính và giảm nghèo. Áp dụng cho khu vực nông thôn Việt Nam”
Nghiên cứu tiến hành ở Việt Nam. Nghiên cứu bao gồm: xem xét các chương trình tín dụng vi mô ở khu vực nông thôn, nhóm sẽ tham gia vào khu vục tín dụng ở nông thôn, Nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng đến giảm nghèo: dữ liệu chéo (cross-section data) và dữ liệu bảng (panel data).

    1. Lý thuyết sử dụng

Khái niệm tài chính vi mô
ADB (2000) định nghĩa tài chính vi mô là sự cung cấp một loạt các dịch vụ tài chính như cho vay, tiền gửi, dịch vụ thanh khoản, chuyển tiền, bảo hiểm cho các hộ nghèo, hộ thu nhập thấp và doanh nghiệp nhỏ của họ.
CGAP (Ngân hàng Thế giới) trong trang web của họ về cơ bản xác định tài chính vi mô như cung cấp các hộ rất nghèo các khoản vay rất nhỏ (vi mô) để giúp họ tham gia vào các hoạt động sản xuất hoặc phát triển doanh nghiệp nhỏ của họ.
Legerwood (1999) đề xuất tài chính vi mô như một cách tiếp cận phát triển, bao gồm các trung gian tài chính và xã hội, nhằm mục đích có lợi cho hộ gia đình thu nhập thấp. Dịch vụ tài chính nói chung bao gồm tiết kiệm và tín dụng nhưng một số tổ chức tài chính vi mô cũng cung cấp dịch vụ bảo hiểm và thanh toán. Ngoài trung gian tài chính, Legerwood tiếp tục giả định rằng nhiều tổ chức TCVM cung cấp dịch vụ trung gian xã hội như thành lập nhóm, phát triển sự tự tin, và đào tạo kiến thức tài chính và khả năng quản lý giữa các thành viên của một nhóm. Như vậy, định nghĩa của tài chính vi mô bao gồm cả trung gian tài chính và trung gian xã hội. Tài chính vi mô là như vậy, không chỉ đơn giản là một công cụ ngân hàng mà còn là một công cụ phát triển.
Theo một nghiên cứu của Meyer và Nagarajan (1992, 2000), hệ thống tài chính vi mô bao gồm ba lĩnh vực chính: khu vực chính thức, bán chính thức và không chính thức.
Khu vực chính thức bao gồm các loại của các ngân hàng như ngân hàng thương mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng tiết kiệm, ngân hàng hợp tác, và các đơn vị và các ngân hàng nông thôn trong khu vực; hệ thống tiết kiệm bưu phí ; các công ty bảo hiểm; các chương trình an sinh xã hội; quỹ hưu trí, và ở một số nước, vốn thị trường.
Khu vực chính thức được quy định và giám sát của cơ quan quản lý. Khu vực bán chính thức bao gồm tổ chức tài chính phát triển cộng đồng chẳng hạn như các hợp tác xã tín dụng và công đoàn tín dụng vv. ngân hàng làng, hội nông dân; tích hợp các chương trình phát triển nông thôn; và tổ chức phi chính phủ các chương trình tài chính.
Khu vực không chính thức gồm nhiều lĩnh vực, các hộ gia đình tài chính và các doanh nghiệp nhỏ trong một loạt các mức thu nhập và các khu vực địa lý. Thị trường tài chính không chính thức được nhìn thấy phổ biến và được đặc trưng, ​​trong nhiều trường hợp, bởi các mối quan hệ cá nhân, hoạt động riêng rẽ, dễ dàng tiếp cận, thủ tục đơn giản, giao dịch nhanh chóng, và các điều khoản và các khoản vay linh hoạt.
Khái niệm tính bền vững của tài chính vi mô Schreiner (1996), Christen và Drake (2001).

    1. Dữ liệu

Sử dụng dữ liệu từ Điều tra mức sống dân cư Việt Nam (VLSS) dữ liệu vào năm 1992/1993 và năm 1997/1998. Trong đó có hơn một nghìn hộ gia đình được lấy mẫu lặp đi lặp lại trong cả hai giai đoạn.


    1. tải về 65.61 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương