Tác động của chương trình tín dụng theo nhóm đến các hộ nghèo ở Bangladesh: Giới tính của người tham gia có quan trọng ?



tải về 65.61 Kb.
trang5/15
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích65.61 Kb.
#53892
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
Bước-1 -Review-từng-bài-nghiên-cứu

Imai (2010)

Đề tài: “Tín dụng vi mô và giảm nghèo hộ gia đình: Bằng chứng mới từ Ấn Độ”

    1. Lý thuyết sử dụng

Chỉ tiêu Index Based Ranking (IBR) được tạo ra nhằm khắc phục những hạn chế trong đo lường nghèo thông qua chi tiêu hoặc thu nhập, và nắm bắt được phi thu thập và khía cạnh nghèo đa chiều, chẳng hạn như nhu cầu cơ bản, sự giàu có, loại hình nhà ở, việc làm, an ninh việc làm , vệ sinh và an toàn thực phẩm Sinha (2009). IBR tính thực tế cao hơn, ít tốn kém hơn so với khảo sát chi tiêu, dựa trên câu hỏi ít gây khó chịu nhạy cảm và lại đơn giản. Bên cạnh đó độ tin cậy cao hơn, hạn chế giả mạo và sai số. Người trả lời được yêu cầu về chất lượng cuộc sống ở một vài khía cạnh và chỉ tiêu IBR tạo ra giống như tổng trọng số của các loại khác nhau với điểm số tối đa là 60.
Điểm số thực tế dựa vào những quan sát định lượng của những nhà nghiên cứu đã được đào tạo sử dụng tiêu chuẩn thông thường. Những khía cạnh bao gồm (i) Nông nghiệp (ví dụ: diện tích theo mẫu Anh, giá trị thu hoạch một vụ năm ngoái theo đồng rupi,và chẳng hạn như đại diện cho an ninh lương thực, như số tháng trữ lại của vụ thu hoạch đáp ứng nhu cầu gia đình); (ii) Việc làm (Ví dụ: Thu nhập đều đặn, loại công việc thường xuyên và đột xuất, phân loại nhị phân theo mức thu nhập, số người có việc làm); (iii) chăn nuôi (số lượng trâu, bò, dê, lợn và gia cầm); (iv) phương tiện vận chuyển và tài sản gia đình (ví dụ như số lượng xe đạp, xe kéo, hai hoặc bốn bánh; sở hữu tủ lạnh, TV, hoặc điện thoại); (v) quyền sở hữu nhà và các loại nhà ở (sở hữu, thuê, hoặc vô gia cư, kích thước ngôi nhà - lớn, vừa hoặc nhỏ, kết nối điện); và (vi) vệ sinh (có hoặc không có quyền truy cập vào công cộng, chia sẻ hoặc nhà vệ sinh riêng , có hoặc không có phòng tắm, bên trong hoặc bên ngoài). Chỉ số IBR do đó phản ánh thu nhập hoặc việc làm hoặc đặc điểm kinh doanh, nhu cầu cơ bản như an ninh lương thực, sự sẵn có của thiết bị vệ sinh, nhà ở và đặc điểm tài sản. Hộ gia đình được phân thành năm loại, cụ thể là “rất nghèo” (với một chỉ số IBR 8 hoặc ít hơn; 5,1% trong tổng số mẫu 5260), “nghèo” (IBR - 9-18; 23,6%), “nghèo vừa hoặc đường ranh giới”(IBR - 19-29; 33,5%), “tự túc” (IBR - 30-40; 33,5%), và “thặng dư” (IBR - 41-60) (Sinha, 2009).
Nghiên cứu sử dụng hai định nghĩa khác nhau tiếp cận các tổ chức TCVM; (a) hộ gia đình là một khách hàng của bất kỳ tổ chức TCVM (“MFI_Access”) , và (b) hộ gia đình đã thực hiện một khoản vay từ MFI cho một hoạt động sản xuất (“MFI_Productive”). Định nghĩa đầu tiên được sử dụng để quan sát ảnh hưởng của tiếp cận MFI để giảm nghèo thứ hai là liên quan với hộ gia đình vay đối với hoạt động sản xuất (và có một số dư của các khoản vay tại thời điểm điều tra) dẫn đến sự gia tăng sản xuất. Ví dụ như mua nguyên liệu đầu vào cho nông nghiệp hoặc đầu tư vào kinh doanh phi nông nghiệp, chẳng hạn như sửa chữa một cửa hàng. Trong trường hợp này , các khoản vay được để tự tiêu dùng hoặc các mục đích phi sản xuất được loại trừ. Phân loại nhị phân cho “liệu hộ gia đình sử dụng các khoản vay MFI cho mục đích sản xuất” là chỉ dựa vào nhận thức của người trả lời về bản chất của các khoản vay của họ và do đó khả năng không thể loại trừ các khoản cho vay đã thực sự được sử dụng cho mục đích khác.

    1. Dữ liệu

Thiết kế khảo sát tiến hành bằng Dữ liệu chéo (cross-sectional data) của hệ thống EDA cho ngân hàng phát triển tiểu công nghiệp ở Ấn Độ (SIDBI: Small Industries Development Bank of India) năm 2001. Mẫu bao gồm 20 tổ chức tín dụng vi mô của SIDBI và 5260 hộ gia đình.
Giả thiết của nghiên cứu: (1) tiếp cận tổ chức tín dụng và vay sản xuất giảm nghèo (2) Số lượng vay sản xuất có tác động giảm nghèo.


    1. tải về 65.61 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương