Tư TƯỞng hồ chí minh về phát triển kinh tế VÀ


Về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế



tải về 103 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2023
Kích103 Kb.
#54276
1   2   3   4   5
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ

3. Về hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.
- Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải tạo lập trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Tuy nhiên, ở thời kỳ quá độ, nền kinh tế đó còn tồn tại bốn hình thức sở hữu chính: “+Sở hữu nhà nước tức là của toàn dân.
+ Sở hữu hợp tác xã tức là sở hữ tập thể của nhân dân lao động.
+ Sở hữu của người lao động riêng lẽ.
+ Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”(2).
Người chỉ rõ mục đích của chế độ ta là xóa bỏ các hình thức sở hữu không xã hội chủ nghĩa, làm cho nền kinh tế gồm nhiều thành phần phức tạp trở thành một nền kinh tế thuần nhất, dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữ tập thể.
- Về thành phần kinh tế: trong thời kỳ quá độ còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Hồ Chí Minh xác định: “2) Trong chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tề khác nhau:
A- Kinh tế quốc doanh (thuộc chủ nghĩa xã hội, vì nó là của chung của nhân dân).
B- Các hợp tác xã (nó là nửa chủ nghĩa xã hội, và sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội).
C- Kinh tế của cá nhân, nông dân và thủ công nghệ (có thể tiến dần vào hợp tác xã, tức là nửa chủ nghĩa xã hội).
D- Tư bản của tư nhân.
E- Tư bản của Nhà nước (như Nhà nước hùn vốn với tư bản tư nhân để kinh doanh).
Trong năm loại ấy, loại A là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”(1).
Phải phát triển các thành phần kinh tế, phát triển kinh tế quốc doanh để tạo nền tảng cho kinh tế xã hội chủ nghĩa; khuyến khích kinh tế hợp tác xã với các hình thức đa dạng, nhấn mạnh các nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ, Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất cho họ, hướng dẫn và giúp đỡ họ cải tiến cách làm ăn. Đối với các nhà công thương, họ đã tham gia ủng hộ cách mạng dân tộc dân chủ thì sẵn sàng cải tạo, hướng họ hợp doanh với Nhà nước để góp phần xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, hướng dẫn họ phục vụ cho quốc kế dân sinh phù hợp với kế hoạch Nhà nước.
4. Tăng gia sản xuất phải đi đôi với thực hành tiết kiệm trong sản xuất, trong tiêu dùng, tiết kiệm vật tư, thời gian, sức lao động. Đồng thời, phải chống tham ô, lãng phí, quang liêu là những “giặc nội xâm”, đồng minh với giặc ngoại xâm.
Người chỉ rõ: “Tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm là con đường đi đến xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội, xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Tăng gia là tay phải của hạnh phúc, tiết kiệm là tay trái của hạnh phúc”(2).
II. Không ngừng nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
1. Thấu hiểu sâu sắc chủ nghĩa Mác – Lênin, tinh hoa văn hóa thế giới và các giá trị văn hóa dân tộc, Hồ Chí Minh đã nhận rõ vị trí đặc biệt quan trọng và ý nghĩa lớn lao của văn hóa.
Từ năm 1943, Hồ Chí Minh đã nêu ra định nghĩa về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”(1).
Cùng với việc chỉ rõ nội hàm của văn hóa, Người phân tích và luôn nhấn mạnh mối quan hệ biện chứng giữa văn hóa và cơ sở hạ tầng, văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội: “Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng; những cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, văn hóa mới đủ điều kiện phát triển được”. Mặt khác, Người lại khẳng định nhiều lần ý nghĩa, vai trò của văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế, phát triển xã hội, “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.
Từ cách nhìn nhận rất biện chứng rên, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau là chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đồng thời, trong quan hệ của bốn thành tố trên, Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò quyết định của chính trị và kinh tế đối với sự phát triển của văn hóa.
Khi dân tộc và đất nước còn bị nô lệ thì văn hóa cùng chung số phận nô lệ đó, vì vậy, theo Hồ Chí Minh, phải tiến hành cách mạng chính tị trước để giải phóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó, giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. “Xưa kia chính trị bị áp bức, nền văn hóa của ta vì thế không nảy sinh được”.
Khi đất nước đã được giải phóng, bước vào thời kỳ xây dựng, Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là nền tảng của việc xây dựng văn hóa, vì vậy phải xây dựng kinh tế làm cơ sở hạ tầng cho sự phát triển văn hóa “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hóa. Vì sao không nói phát triển văn hóa và kinh tế? Tục ngữ ta có câu: Có thực mới vực được đạo; vì thế kinh tế phải đi trước. Phát triển kinh tế và văn hóa để nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ta”(2).
Văn hóa thuộc kiến trúc thượng tầng, gắn bó hữu cơ với cơ sở hạ tầng, vì thế, từ trong bản chất và tuân thủ quy luật chung, văn hóa ở trong kinh tế và chính trị, văn hóa không thể đứng ngoài, mà có nhiệm vụ góp phần thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, phục vụ sự nghiệp cách mạng của nhân dân, trở thành một động lực to lớn, chủ động tác động tích cực trở lại đối với kinh tế và chính trị. “Văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác, không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”(3). nguyên lý này hoàn toàn khôg phải là sự áp đặt đối với văn hóa – văn nghệ, mà chính là bản chất xã hội của văn hóa, là một quy luật khách quan của mối quan hệ biện chứng trên.
Từ luận điểm cơ bản trên, ngay trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã rút ra một kết luận có ý nghĩa cực kỳ quan trọng nhằm định hướng cho toàn bộ sự phát triển của văn hóa nước ta: Tham gia cách mạng là con đường duy nhất, là nhu cầu tất yếu của văn hóa – văn nghệ và những người hoạt động, sáng tạo trên lĩnh vực này. Rõ ràng là dân tộc bị áp bức thì văn nghệ cũng mất tự do. Văn nghệ muốn được tự do thì phải tham gia cách mạng. Tham gia cách mạng không chỉ để đóng góp tích cực vào tiến trình và thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, mà còn vì nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân văn nghệ, vì sự tự do chân chính của văn nghệ. Kết luận hiển nhiên, giản dị đó của Hồ Chí Minh thực sự có ý nghĩa lớn lao đối với văn hóa, văn nghệ nước ta gần 60 năm qua.

tải về 103 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương