Tư TƯỞng hồ chí minh về phát triển kinh tế VÀ


Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú



tải về 103 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2023
Kích103 Kb.
#54276
1   2   3   4   5
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ

3. Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực rộng lớn và phong phú.
Xét về đặc trưng của lĩnh vực hoạt động tinh thần, văn hóa gồm có văn hóa chính trị, văn hóa đạo đức, văn hóa gíao dục, văn hóa nghệ thuật, văn hóa pháp luật, văn hóa lao động, đời sống văn hóa cụ thể, văn hóa lối sống... Hồ Chí Minh đã quan tâm và có nhiều ý kiến sâu sắc về hầu hết các lĩnh vực đó của văn hóa. Xét về loại hình hoạt động cụ thể, chúng ta còn thấy Người đã đề cập và cho ý kiến chỉ đạo cụ thể từng loại hình, từ báo chí đến văn hóa nghệ thuật, từ khoa học đến giáo dục, từ đạo đức đến lối sống nếp sống, xây dựng đời sống mới, từ các hoạt động văn hóa quần chúng đến lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật chuyên nghiệp, từ truyền thống văn hóa quá khứ đến văn hóa, nghệ thuật hiện đại, đương đại, từ cách nói, cách viết đến ngôn ngữ và chữ viết...
Điều đặc biệt quan trọng là, xuất phát từ sự am hiểu sâu sắc, toàn diện bản chất xã hội và đặc trưng của văn hóa nói chung, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rất rõ ràng, sinh động, đầy sức thuyết phục các đặc thù và sức mạnh riêng của mỗi lĩnh vực, mỗi loại hình hoạt động văn hóa cụ thể, từ đó chỉ đạo chính xác, khoa học các quan điểm cơ bản nđối với từg lĩnh vực và hoạt động đó.
Ở đây chỉ xin nêu vắn tắt một vài dẫn chứng về lĩnh vực văn nghệ (được hiểu là văn học và các loại hình nghệ thuật).
Văn nghệ là biểu hiện tập trung nhất của văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của cốt cách, tâm hồn, đặc tính dân tộc. Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng văn nghệ Người đã khai sinh ra nền văn nghệ cách mạng và chính Người là ngọn cờ đầu, là người thầy, người chiến sĩ mở đường, tiên phong trong sáng tạo văn nghệ, cả thơ ca, truyện ký, kịch chính luận và lý luận văn nghệ.
Bằng cả cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã đúc kết và khẳng định một chân lý, một quan điểm sâu sắc: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng con người mới và xã hội mới.
Quan điểm trên đây của Hồ Chí Minh đã có một ý nghĩa đặc biệt to lớn và sâu sắc trong việc tập hợp, rèn luyện, xây dựng và phát triển một đội ngũ văn nghệ sĩ kiểu mới, làm cho họ trở thành những nghệ sĩ, chiến sĩ, chiến sĩ, nghệ sĩ, tự nguyện tham gia vào sự nghiệp cách mạng bằng tài năng và sự sáng tạo của mình. Để hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình chiến sĩ, nghệ sĩ - Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn văn nghệ sĩ phải bồi dưỡng đồng thời cả phẩm chất và tài năng, hai nhân tố quyết định cho thành công trong hoạt động sáng tạo của mình “Phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, trước hết là công, nông, binh”.
Văn nghệ “cần hiểu thấu liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân”, gắn bó và am hiểu sâu thực tiễn đời sống lao động, sản xuất, chiến đấu, sinh hoạt, học tập và xây dựng cuộc sống mới để có thể phản ánh chân thật, sinh động thực tiễn ấy, “bày tỏ được tinh thần anh dũng và kiên quyết của quân và dân ta, đồng thời để giúp phát triển và nâng cao cho tinh thần ấy”.
Thực tiễn phong phú trong lao động và đấu tranh của nhân dân luôn luôn là nguồn sinh khí, nguồn nhựa sống vô tận cho sáng tạo văn học và nghệ thuật, chính vì thế, Hồ Chí Minh nêu lên yêu cầu văn nghệ sĩ phải “thật hòa mình với quần chúng”, gắn bó máu thịt với quà chúng, vì “chỉ có nhân dân mới nuôi dưỡng cho sáng tác của nhà văn bằng những nguồn nhựa sống. Còn nếu nhà văn quên điều đó – nhân dân cũng sẽ quên anh ta”(1).
Phải có những tác phẩm văn nghệ xứng đáng với thời đại mới của dân tộc, của đất nước, và các tác phẩm đó phải phản ánh cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn sự nghiệp cách mạng của nhân dân, đó là một đòi hỏi, đồng thời là một nguyện vọng, mong chờ sâu xa của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp văn nghệ và đối với đội ngũ văn nghệ sĩ cách mạng của chúng ta. Sáng tác cho hay, cho chân thật là những yêu cầu tạo ra những giá trị về tư tưởng và nghệ thuật đối với tác phẩm văn nghệ. Theo Hồ Chí Minh, “ca tụng chân thật những người mới, việc mới” không đồng nghĩa với việc tô hồng hiện thực, tạo ra những hình ảnh xa rời đời sống hoặc lẩn tránh việc phê phán cái sai, cái tiêu cực, cái xấu trong xã hội. Người khẳng định: “Viết để nêu những cái hay, cái tốt của dân tộc ta... đồng thời để phê bình nhữg khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân ta, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn. Nêu cái hay,cái tốt thì phải chừng mực, chớ phóng đại”.
Đồng thời với việc khẳng định văn nghệ phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tham gia cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến tính đa dạng, phong phú của văn nghệ, coi đó là đặc trưng, là một đòi hỏi nội tại của bản thân văn nghệ và cũng là một đòi hỏi khách quan của công chúng đối với hình thái hoạt động đặc thù này: “... cần làm cho món ăn tinh thần được phong phú, không nên bắt mọi người chỉ được ăn một món thôi. Cũng như vào vườn hoa, cần cho mọi người được thấy nhiều loại hoa đẹp”(2).

tải về 103 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương