Tư TƯỞng hồ chí minh về phát triển kinh tế VÀ


Một luận điểm cơ bản và rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng



tải về 103 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu24.02.2023
Kích103 Kb.
#54276
1   2   3   4   5
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ

4. Một luận điểm cơ bản và rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là: xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Toàn dân tham gia sáng tạo văn hóa, toàn dân làm nghĩa vụ và đóng góp cho sự phát triển văn hóa, toàn dân tham gia xây dựng và tự quản đời sống văn hóa của mình và toàn dân được quyền hưởng thụ, tiếp nhận, lưu giữ và truyền bá văn hóa tốt đẹp, lành mạnh.
Theo Hồ Chí Minh, chỉ khi nào được mọi người dân, mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức chính trị, xã hội, các đoàn thể, các dân tộc, tôn giáo... tham gia tự nguyện, thường xuyên, chủ động vào công tác văn hóa thì lúc đó, văn hóa mới phát triển bền vững và mạnh mẽ. Đồng thời Người yêu cầu làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống, vào mọi lĩnh vực, mọi quan hệ của con người, lúc đó, văn hóa mới hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ của mình, trở thành động lực và sức mạnh nội sinh của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Văn hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dạng và phong phú của cộng đồng các dân tộc anh em sống trên đất nước ta. Vì vậy, phát triển văn hóa Việt Nam chính là phát triển tính đa dạng, bản sắc dân tộc phong phú, đặc sắc của các dân tộc, đồng thời l;à sự chung sức xây dựng nền văn hóa chung thống nhất trong đa dạng đó. Hồ Chí Minh nhiều lần căn dặn: muốn phát triển văn hóa các dân tộc, phải tẩy trừ những thành kiến, phải thương yêu, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau như anh em ruột thịt, một nhà.
Văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, vì thế, trong suốt cuộc đời, đặc biệt từ ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công cho đến ngày qua đời (tháng 9 – 1969), Hồ Chí Minh thường xuyên cổ vũ một cách kiên trì, đầy sáng tạo cho nhiệm vụ xây dựng “đời sống mới” bao gồm đạo đức mới, nếp sống mới, lối sống mới, thuần phong mỹ tục mới.... Cuộc vận động độc đáo này của Hồ Chí Minh trong suốt gần 60 năm qua, đã tạo nên những chuyển biến to lớn, sâu sắc trong đời sống văn hóa của nhân dân ta.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa đã và đang là những định hướng lớ cho việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của chúng ta hiện nay. Đó vừa là những tư tưởng có ý nghĩa chiến lược sâu sắc, vừa có tác dụng chỉ đạo cụ thể trong hoạt động thực tiễn của chúng ta. Hồ Chí Minh là nhà lý luận văn hóa, đồng thời chính Người là danh nhân văn hóa kiệt xuất. Ở Người, nói thống nhất với làm, chính vì vậy, những chỉ bảo của Người có sức thuyết phục cao. Đó cũng chính là niềm tự hào và hạnh phúc đối với sự nghiệp văn hóa cách mạng của đất nước và dân tộc ta.

(1) . Sđd, t.12, tr.511.
(2) . Sđd, t.10, tr.13.
(1) . Sđd, tr.40-41.
(2) . Sđd, t.9, tr.588.
(1) . Sđd, t.7, tr.347-248.
(2) . Sđd, t.11, tr.257.
(1) S.đd, t.3, tr.431.
(2) S.đd, t.10, tr.59.
(3) S.đd, t.6, tr.368-369.
(1) . Sđd, t.8, tr.494.
(1) . Hồ Chí Minh: Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, Nxb. văn học, Hà Nội, 1981, tr.516.
(2) . Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, t.12, tr. 551.
tải về 103 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương