ĐẤt mặn và biện pháp cải tạo i/ Tổng quan về đất mặn


Bảng 2: Diện tích đất mặn và một số loại đất khác ở Châu Âu



tải về 376.52 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích376.52 Kb.
#18867
1   2   3

Bảng 2: Diện tích đất mặn và một số loại đất khác ở Châu Âu.


Lục địa

Quốc gia

Diện tích,

1000 ha

Tiềm năng

Tổng số

Saline / Solonchaks

Sodic / Solonetz

Muối bị ảnh hưởng đất

Châu Âu

Châu Âu Tiệp Khắc

6.2

14.5

85.0

105.7

Pháp

175.0

75.0

- -

250.0

Hungary

1.6

384.5

885.5

1 271.6

Italy

0 50.0

- -

400.0

450.0

Nước Rumani

40.0

210.0

- -

250.0

Tây Ban Nha

/ /

/ /

/ /

840.0

Liên Xô

7 546.0

21 998.0

17 781.0

47 325.0

Nam Tư

20.0

235.0

- -

255.0

Nguồn: Szabolcs, 1974


b/ Sự phân bố đất mặn ở Việt Nam.
Đất mặn chiếm diện tích khoảng 971356ha rải từ bắc vào nam , nhưng chiếm nhiều nhất là ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, cụ thể ở các tỉnh: Minh Hải, Tiền Giang , Bạc Liêu , Trà Vinh , Bến Tre.
Hiện nay nhóm đất mặn được chia làm 3 đơn vị đất: Đất mặn sú vẹt đước , Đất mặn nhiều, Đất mặn trung bình và ít. Trong số này diện tích đất mặn nhiều và ít chiếm tỷ lệ cao nhất: 75% , đơn vị này chiếm diện tích lớn ở một số tỉnh Đồng Bằng Song Cửu Long đến 80% diện tích của đơn vị các vùng khác chiếm ít hơn như :
ĐB Sông Hồng : 53370ha _ 7,30% của đv
Khu 4 cũ : 38358 ha _ 5,20% của đv
Duyên hải Miền Trung : 35561ha _ 4,90% của đv
Đông Nam Bộ : 2500 ha _ 0,34% của đv
Trung du Miền Núi Bắc Bộ : 16360 ha _ 2,20% của đv .

IV/ Cải tạo và sử dụng đất mặn.
Sự nhiễm mặn là một trong những vấn đề chủ yếu trong canh tác lúa, nó làm giới hạn sản xuất nông nghiệp nhiều vùng trên thế giới. Người ta ước đoán có khoảng 400 đến 900 triệu ha đất bị nhiễm mặn trên mặt địa cầu. Trong đó khoảng 230 triệu ha nhiễm mặn nhẹ có khả năng sản xuất hoa màu (Ponnamperuma, 1984), riêng nam và đông nam châu Á có khoảng 49 triệu ha trong đó 27 triệu ha thuộc đất mặn ven biển. Đất mặn xuất hiện cả ở ven biển lẫn trong đất liền. Ở vùng ven biển, mặn  do nước biển tràn vào thường xuyên, còn ở trong đất liền  mặn là do nước chứa một lượng lớn muối hoà tan.
1/ Cải tạo đất mặn.
Muốn sử dụng đất mặn có hiệu quả thì việc cải tạo đất mặn là một việc làm cần thiết và thiết thực. Cần được thực hiện thường xuyên, chủ động…

Ta có thể cải tạo đất mặn thành đồng cỏ chăn nuôi bằng cách gieo các loại cỏ chịu mặn làm thức ăn gia súc.

Cải tạo đất mặn bằng biện pháp canh tác: cày sâu không lật, xới đất nhiều lần, cắt đứt mao quản làm cho muối không thể bốc lên mặt đất được.

Cải tạo đất mặn bằng biện .pháp luân canh cây trồng: lúa – tôm, lúa – cá.

Cải tạo đất mặn bằng áp dụng nhiều biện pháp ( biện pháp tổng hợp).

a/ Biện pháp thủy lợi.

_ Rửa mặn:

Đối với đất mặn, do chứa chủ yếu là các muối hòa tan như chloride, sulfate Na, Ca và Mg, nên chúng có thể dễ dàng được rửa trôi mà không làm tăng pH đáng kể. Chỉ cần rửa với nước có chứa Na thấp.

Đối với đất mặn kiềm, do chứa lượng lớn các muối trung tính hòa tan và ion Na hấp phụ trên keo sét nên có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự sinh trưởng của thực vật. Mặc dù ESP > 15%, nhưng pH của đất này thường là < 8.5, đó là do ảnh hưởng của các muối trung tính hòa tan, tương tự ph của đất mặn. Nhưng khi rửa đất mặn kiềm sẽ làm tăng pH rất đáng kể, trừ khi nồng độ muối Ca hay Mg trong đất hay trong nước tưới cao. pH tăng là do khi Na được rửa se nhanh chống bị thủy phân làm tăng nồng độ OH- trong dung dịch đất. Trong thực tiễn, đây là vấn đề bất lợi vì ion Na đối với cây trồng gia tăng.

Đưa nước ngọt vào rửa mặn: dẫn nước ngọt vào ruộng, cày, bừa, sục bùn để các muối hòa tan, ngâm ruộng sau đó tháo nước ra kênh tiêu.


b/ Biện pháp nông lý:

Cày sâu, đưa CaCO3 và CaSO4 ở các lớp đất sâu lên mặt đất, cày phá đáy làm tơi xốp tầng đế cày. Đây là biện pháp thường áp dụng đối với các loại đất mặn nội địa được hình thành trong điều kiện khô hạn và bán khô hạn.


C/ Biện pháp sinh học:
Tuyển chọn và lai tạo các giống cây chống chịu mặn, xác định các loại cây trồng có khả năng chịu mặn khác nhau, phù hợp với từng giai đoạn cải tạo đất.

d/ Biện pháp hóa học:
Ion Na+ đóng vai trò quan trọng trong đất mặn, có thể ở dạng muối tan như NaCl, NaHCO3, Na2SO4…và quan trọng hơn là Na+ ở dạng trao đổi hấp phụ trên bề mặt keo đất. Những tính chất xấu của đất mặn về phương diện vật lí, hóa học, sinh học…tính chất vật lí của nước chủ yếu do ion này gây ra. Muốn cải tạo đất mặn điều kiện tiên quyết là phải loại trừ ion Na+ trong dung dịch đất và trong phức hệ hấp thụ bằng việc thay thế bởi ion Ca2+. Đó là nguyên lý cơ bản trong cải tạo hóa học đất mặn.

Người ta thường dùng thạch cao ( CaSO4.2H2O ) hoặc phốtphát thạch cao.


Na+

[KĐ] + CaSO4 ———>[KĐ] Ca2+ + Na2SO­4



Na+
Na2CO3 + CaSO4 ———> CaCO3 + Na2SO4

Số lượng nước cần thiết để lọc đất mặn.

Điều quan trọng là phải có một cách tính đáng tin cậy về số lượng nước cần thiết để thực hiện lọc muối. Hàm lượng muối ban đầu của đất, mong muốn mức độ mặn đất sau khi lọc, độ sâu mà cải tạo được mong muốn và đặc tính của đất là yếu tố chính để xác định lượng nước cần thiết cho việc lọc một khu đất mặn nào đó.

Một nguyên tắc hữu ích là một đơn vị chiều sâu của nước sẽ loại bỏ gần 80 phần trăm của các muối ở trong đất có cùng một đơn vị chiều sâu. Như vậy 30 cm nước đi qua đất sẽ loại bỏ khoảng 80 phần trăm của các muối có trong 30 cm trên của đất. Tương tự như vậy, để giảm hàm lượng muối của 60 cm trên bề mặt của đất để khoảng 20 phần trăm của giá trị ban đầu sẽ đòi hỏi sự di chuyển của khoảng 60 cm nước thông qua đất.

Người ta đã thực hiện các bài kiểm tra thẩm thấu muối vào một khu vực hạn chế và chuẩn bị lọc đường cong. Lọc các đường cong (hình 1) liên quan tỷ lệ hàm lượng muối thực tế hàm lượng muối ban đầu trong đất (Sa / Sb) đến độ sâu của nước lọc mỗi đơn vị chiều sâu đất (DW / Ds. Kết quả của bài kiểm tra thẩm thấu vào ba loại đất ở Iraq (Dieleman, 1963) trình bày trong Hình 1 cho thấy tác dụng của loại đất vào số lượng nước cần thiết để đạt được mức độ tương tự của lọc. Kết quả thử nghiệm khác giống vậy (Khosla và cộng sự năm 1979.,) Được trình bày trong hình 2 (a, b) và một số đặc tính của đất về những thử nghiệm khác được đưa ra trong Bảng 11 Hình 2a cho thấy sự phân bố muối thực tế sau khi thông qua số lượng khác nhau của lượng nước dùng để lọc, trong khi Hình 2b liên quan đến chiều sâu của đất, nước mỗi độ sâu đơn vị để các phần của muối).



Figure 1 Typical leaching curves for soils in Iraq (Dieleman, 1963)





Figure 2a Effect of passage of different quantities of water on salt distribution (Khosla et al., 1979


Figure 2b The leaching curve using data from Figure 2a. Subscript 'O' indicates leaching, 'eq' represents equilibrium value of electrical conductivity in existing irrigated conditions.

2/ Sử dụng đất mặn
Một vấn đề nghiêm trọng trong việc sử dụng đất mặn là đất mặn gây ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng. Có nhiều thử nghiệm đã được tiến hành nhằm nâng cao năng suất cây trồng trên đất mặn, các kết quả thu được cho thấy rằng, nói chung, năng suất cây trồng không giảm đáng kể cho đến khi một mức độ mặn đã vượt quá ngưỡng, và sau đó là sản lượng giảm khoảng tuyến tính khi độ mặn tăng lên vượt quá ngưỡng này. Từ đó người ta có một công thức thể hiện mối liên hệ giữa năng suất cây trồng và ngưỡng muối giới hạn đó, ta gọi đó là phương trình hồi quy đối với sản lượng vượt quá ngưỡng điểm. Phương trình này thể hiên mối quan hệ giữa (EC) và sản lượng (Y) (phần trăm) ở bất kỳ độ mặn cho đất và được tính theo công thức:
Y = 100*( EC0 – ECe )/( EC0 – EC100 )

Trong đó : Y : Năng suất cây trồng tại vùng đất mặn có độ dẫn điện ECe

EC: Ngưỡng mặn đất mà tại đó năng suất cây trồng bằng 0

EC100 : Ngưỡng mặn đất mà tại đó năng suất cây trồng bằng 100%


Lấy bông làm ví dụ, EC 100 = 8 dS / m và EC0 = 27,0 dS / m (hình 8b). Vì vậy, năng suất tương đối tại ECe = 10 dS / m sẽ là:
Y=100*(27-10)/(27-8)

 Y = 89%

Vậy năng suất cây bông tại vùng đất mặn có EC = 10 là 89 % so với trồng trong đất bình thường.

Độ mặn của đất và sự tăng trưởng của cây trồng.


Độ mặn của đất

Conductivity of the Saturation Extract (dS/m)

Ảnh hưởng về Cây Trồng

Không mặn

0-2

Độ mặn ảnh hưởng không đáng kể

Hơi mặn

2-4

Năng suất các loại cây trồng nhạy cảm có thể bị hạn chế

Mặn vừa phải

4-8

Sản lượng nhiều loại cây trồng bị hạn chế

Rất mặn

8-16

Chỉ đạt năng suất đối với những giống cây trồng chống chịu tốt

Rất rất mặn

> 16

Chỉ có một vài loại cây trồng rất tốt, đặc hữu mới chống chịu được.

Một trong những cây thường được trồng ở đất mặn là cây lúa nước, hiện nay người ta lai tạo được một số giống lúa chịu mặn khá tốt. Đây cũng là cách mà người ta thường sử dụng để cải tạo đất mặn. Dưới đây là bảng thống kê cho thấy sự thay đổi các chỉ số pH và SAR của đất mặn qua các vụ canh tác lúa nước.

Sự ảnh hưởng của mặn đối với sản lượng nông nghiệp đã được khảo sát (McWilliam, 1986). Trong đó lúa mẫn cảm trung bình đối với mặn ( Maas and Hoffman, 1977). Mặn là một tác nhân ức chế đối với sản xuất lúa trong những vùng khô, trong những đồng bằng, cửa sông và vùng ven biển nhiệt đới. Trong vài vùng ôn đới như China, Korea, Egypt, Spain, Italy, Russia,… mặn là một sự cản trở đối với đất lúa và đất có tiềm năng trồng lúa.

            Trong quá trình chọn lọc tự nhiên nhiều thập niên qua, nông dân đã  chọn và trồng được nhiều giống lúa chịu mặn, nhưng năng suất còn thấp chưa đáp ứng mong mõi của người sản xuất. Mặt khác các giống lúa được lai tạo và chọn lọc cho tới nay vẫn chưa có hiệu quả rõ ràng. Từ năm 1975 đến năm 1978, IRRI  đã thanh lọc mặn 25.800 giống lúa, qua thử nghiệm trên vùng đất mặn các giống có triển vọng như : IR 98874-54-3, IR 4619-48-3, IR 4630-22-2 cho năng suất lần lượt là 3,5tấn/ha, 3,2tấn/ha và 2,6 tấn/ha (Ponnamperuma và Bandiopadhya, 1980). Để có thể có các giống có gen chịu mặn, làm các cặp lai  để chuyển gen chịu mặn sang các giống có đặc tính nông học phong phú, cho năng suất chất lượng cao thì việc  điều tra, nghiên cứu chọn các giống có gen chịu mặn là vấn đề cơ bản trong khuynh hướng nghiên cứu chọn tạo giống chịu mặn cho năng suất, chất lượng cao. 




Độ sâu cm

Ban đầu

Sau khi vụ lúa 1

Sau 2 vụ lúa

Sau 3 vụ lúa

pH

SAR

pH

SAR

pH

SAR

pH

SAR

0-10

7.4

90

7.8

25

7.3

13

7.3

14

10-20

7.5

85

7.9

29

7.5

17

7.3

14

20-40

7.8

73

7.9

40

7.7

28

7.6

24

40-60

8.0

57

8.0

48

7.7

38

7.5

33

60-80

8.1

52

7.9

54

7.6

45

7.5

35

80-100

8.0

46

7.8

53

7.6

47

7.5

39


Nguồn: Tổ chức nông lương thế giới.

Một số giống lúa chống chịu mặn tốt:


Ảnh hưởng của mùa đối với năng suất cây trồng trên đất mặn


Salinity of root zone dS/m (approximate range)

Relative

năng suất

Wet Season

Dry Season

Control (non saline)

100

100

2-4

93

81

4-8

63

53

10-12

39

11


Đối với các vùng đất quá mặn.
Đôi khi các vùng đất mặn có nồng độ muối quá cao, việc cải tạo gặp nhiều khó khăn, rất tốn kém về mặt thời gian, tiền bạc, công sức…hoặc điều kiện kinh tế, khoa học kĩ thuật của vùng đó, quốc gia đó không đáp ứng được nhu cầu cải tạo. Ta phải tìm cách sử dụng chính đất mặn đó. Một trong những biện pháp thường được các nông dân thường sử dụng là nuôi trồng chính các giống cây trồng, vật nuôi sống trong môi trường có nồng độ muối cao như vậy. Trồng các giống lúa chống chịu mặn tốt. Kết hợp giữa trồng lúa với nuôi các loại thủy hải sản có khả năng sống trong môi trường nước của đất mặn. Ở các vùng mặn hóa cao như cửa sông, ven biển, ta có thể nuôi các loại tôm, cá, hải sâm…vốn quen sống trong môi trường nước biển hoặc nước lợi. Các vùng ven biển ta có thể trồng một số loại cây đặc hữu của đất sìn mặn như đước, vẹt, sú,…vừa giúp giữ đất, vừa có thể mang lại nguồn lợi về kinh tế.
Dựa vào các công trình nghiên cứu trên, ta phải tìm cách để sử dụng đất mặn có hiệu quả nhất. tránh gây lãng phí nguồn tài nguyên đất, nước. Không ngừng học hỏi các công nghệ tiên tiến để cải tạo và sử dụng đât mặn nhằm đạt hiệu quả cao nhât mà lại ít gây tổn hại cho môi trưởng cũng như đạt hiệu quả kinh tế nhât.

Nguồn tài liệu:
http://baigiang.violet.vn

khoa hoc@doi song-Nguon goc va ban chat cua dat man va dat kiem

www.ext.colostate.edu_files

www.fao.org

Bài giảng môn khoa học đất của giảng viên Lê Trọng Hiếu- đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.

Giáo trình tài nguyên đất và môi trường của giảng viên Phan Tuấn Triều – đại học Bình Dương.

DANH SÁCH NHÓM.


Stt

Họ tên

Mã số sinh viên

1

Phạm Thị Sương Châu

0956080012

2

Phạm Thị Hằng

0956080042

3

Nguyễn Bảo Hồ

0956080053

4

Lâm Trung Kiên

0956080071

5

Lê Đình Linh

0956080081

6

Đỗ Thành Long

0956080082

7

Phan Tấn Phát

0956080124

8

Nguyễn Đăng Quyết

0956080137

9

Nguyễn Thị Thiên Thanh

0956080149

10

Ngô Thị Thảo

0956080154

11

Nguyễn Ngọc Trang

0956080190

12

Vũ Thị Kiều Trang

0956080194

13

Lê Thị Cẩm Vân

0956080211

14

Ngô Thị Vân

0956080212

15

Nguyễn Hữu Vương

0956080222

16

Nguyễn Thị Vân Anh

0956130034


tải về 376.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương