TỰ ÐIỂn phụng vụ



tải về 0.56 Mb.
trang6/13
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8221
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Bìa Xếp


(= Diptyques)

Thời đầu, bìa xếp chỉ đồ vật có thể gấp làm đôi: bìa xếp là những tấm bìa có thể gấp lại với nhau; bìa gấp ba là tấm bìa gấp lại thành 3 phần bằng nhau, hai phần mép bìa đặt lên nhau.

Trong phụng vụ, bìa xếp là những tấm bìa gấp đôi, trên đó ghi tên người sống và người chết được đến trong Lễ qui. Trong số những người còn sống, phải đặc biệt nhắc đến các vị lãnh đạo Hội thánh để bày tỏ mối hiệp thông với các vị ấy. Vì thế, việc rút danh tính một người ra khỏi tấm bìa xếp có nghĩa là khai trừ người đó khỏi cộng đoàn. Trong số những người chết, các thánh thuộc diện ưu tiên: xét về nguồn gốc, phong thánh lại chẳng phải là ghi danh vào kinh Tạ ơn sao?

Trong kinh Tạ ơn Rô-ma, những tấm bìa xếp tồn tại dưới hình thức kinh cùng hiệp thông (Communicantes) và kinh xin cũng cho chúng con (Nobis quoque), gồm một danh sách các thánh khá dài, và hai kinh xin nhớ đến (Memento), một cầu cho người sống và một cầu cho người chết (xc. Kinh Tạ ơn).



Biến Hình - Hiển Dung


(= Transfiguration)

Là lễ kính Chúa mừng vào ngày 6 tháng 8. Lễ Biến hình mừng biến cố các tông đồ Phê-rô, Gio-an, Gia-cô-bê được chiêm ngắm vinh quang của Ðức Ki-tô, tám ngày sau khi ông Phê-rô tuyên tín tại Xê-da-rê và Ðức Ki-tô loan báo cuộc tử nạn lần thứ nhất. Ðức Giê-su muốn củng cố tâm hồn các tông đồ trước các đau khổ đang chờ đợi Người. Người đã nói với các ông những lời sau này Người sẽ nói với các môn đệ trên đường Em-mau: "Nào Ðức Ki-tô lại chẳng phải chịu đau khổ như thế, rồi mới được hưởng vinh quang dành cho Người hay sao?" (Lc 24,26). Như vậy, lễ Biến hình là một ngày lễ của vinh quang, là sự tiến đến đích điểm Lịch sử Cứu độ, tức là tham dự hoàn toàn vào đời sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nếu như các ông Mô-sê và Ê-li-a rạng ngời vinh hiển, đó chính là vì các ông đã tham dự một phần vào vinh quang tại núi Xi-nai (xc. Xh 33,18-23; 1 V 19,9-14). Khi ông Phêrô nêu lên việc dựng lều - mặc dù chính ông không biết mình nói gì (Lc 9,33) -đó là một ám chỉ lều Hội ngô, tại đó Ðức Chúa đã đàm đạo với ông Mô-sê, diện đối diện (Xh 33,7-11). Ðám mây cũng gợi đến sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người trong cuộc Xuất hành (13,21-22; 19,9; 33,9-10). Tiếng nói của Chúa Cha, cũng là những lời trong đó Chúa Con được sinh ra, cho thấy chúng ta chỉ có thể tham dự vào vinh quang của Chúa Con (xc. Ga 7,22-24) bằng việc lắng nghe Ðức Giê-su và bước theo Người. Lễ Biến hình là một lời mời gọi hướng tới vinh quang, và cũng là một nhắc nhở về hành trình đau khổ dẫn tới vinh quang.


Biến Thể


(= Transsubstantiation)

Vào thế kỷ XVI, từ Biến thể được Công đồng Tren-tô thừa nhận, tuy nhiên nó đã được ông Tê-tu-li-a-nô (thế kỷ II-III) và cả thời Trung cổ sử dụng để nói về sự biến đổi kỳ diệu vào lúc truyền phép trong thánh lễ. Bản thể - cốt lõi của hữu thể - của bánh đã được biến đổi thành bản thể của Mình Ðức Ki-tô, và bản thể của rượu được biến đổi thành bản thể của Máu Ðức Ki-tô. Như vậy, từ biến thể là một cố gắng giải thích các lời Ðức Ki-tô nói trong bữa tiệc ly: "Ðây là Mình Thầy... Ðây là Máu Thầy" (xc. Thánh Thể).


Biển Ðức (Ðan sĩ)

(= Bénédictins)

Là các tu sĩ thuộc dòng thánh Biển Ðức (từ La-tinh là Benedictus). Qua tu luật, các tu sĩ này hiến thân tìm kiếm Thiên Chúa, nên họ "không được ưa thích điều gì hơn là Công trình Thiên Chúa" (Tu luật ch. 43), nghĩa là việc phụng vụ. Truyền thống Biển Ðức luôn đề cao việc cử hành trọng thể kinh Thần vụ. Về điểm này, thánh Biển Ðức Aniane (thế kỷ VIII-IX) và các đan viện phụ Cluny (thế kỷ X-XII) đã củng cố những chỉ thị của Tu luật thánh Biển Ðức. Các đan viện Biển Ðức vẫn luôn là những trung tâm của sinh hoạt phụng vụ.

Biểu Tượng - Kinh Tin Kính


(= Symbole)

Trong Hy ngữ Symbolon chỉ một dấu để nhận ra nhau, hoặc một miếng thẻ làm tin, được sử dụng thời Trung cổ: hai vật lồng khít vào nhau, ăn khớp với nhau, chứng tỏ sự hiệp thông giữa những người sở hữu các vật đó.

Từ Symbolon không những có nghĩa là biểu tượng mà còn là kinh Tin kính. Ðó là toàn bộ những điều khoản diễn tả các chân lý cốt yếu của đức tin. Ðó là một cách để các tín hữu nhận ra nhau, một cách thiêng liêng chứ không phải cách vật chất. Kinh Tin kính là dấu chỉ chính yếu để nhận ra sự thông hiệp giữa các tín hữu. Khi sắp chịu phép Rửa tội, người ta trao kinh Tin kính như là môt điều bí truyền; đối với người lớn, đây mới chỉ là giai đoạn dự tòng. Trong thánh lễ ngày chúa nhật và lễ trọng, tín hữu cùng nhau tuyên xưng niềm tin của mình bằng kinh Tin kính các Tông đồ hoặc kinh Tin kính của các Công đồng Ni-xê và Công-tăng-ti-nô-pô-li.

Theo nghĩa tổng quát hơn, biểu tượng là một thực tại gợi lên, hoặc mang theo một thực tại khác. Biểu tượng tuy phong phú hơn, nhưng lại không chính xác bằng dấu chỉ. Vai trò chủ yếu của biểu tượng là vừa bày tỏ nhiều mức độ khác nhau của thực tại, vừa nối kết chúng lại: nơi con người toàn diện, biểu tượng diễn tả rõ nét sự hòa hợp của các sự vật. Phụng vụ là một tác động toàn diện, qua đó con người sống tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với thế giới, nên không thể vượt ra ngoài sự nối kết có tính cách biểu tượng. Thiên Chúa là Ðấng không ngừng tập họp Dân Người bằng cách sử dụng toàn bộ những biểu tượng của cuộc sáng tạo; trái lại ma quỉ lại phân tán, chia lìa, cắt đứt. Ý nghĩa các dấu chỉ bí tích tác dụng bên trong tính chất biểu tượng của các thành tố được sử dụng trong bí tích Thánh Thể; đối với dầu và nước cũng vậy. Lửa, hương, nến... không phải là một dấu chỉ bí tích, nhưng là một biểu tượng.



Bình


(= Vase)

Trong phụng vụ, tiếng bình thánh để chỉ chung các chứa đựng: chén thánh, dĩa thánh, bình thánh, mặt nhật, hộp đựng Thánh Thể, bình đựng dầu thánh.



Bình An


(= Paix)

Trong thánh lễ, nghi thức chúc bình an được thực hiện ở giữa vinh tụng ca cuối lời nguyện tiếp theo kinh Lạy Cha và lời nguyện thầm của linh mục trước khi hiệp lễ. Nghi thức này gồm có lời nguyện xin ơn bình an, lời nguyện công khai duy nhất dâng lên Ðức Ki-tô trong phần thường lễ, tiếp đó linh mục và các tín hữu chúc bình an cho nhau, cuối cùng là kinh "Lạy Chiên Thiên Chúa", kết thúc bằng lời cầu: "Xin ban bình an cho chúng con".

Một khi đã được hòa giải với Thiên Chúa và với nhau, nhờ tái diễn hy lễ của Ðức Ki-tô, và một khi đã cùng nhau hát kinh Lạy Cha, các tín hữu có thể trao cho nhau bình an trước khi đóng ấn lên mối quan hệ giữa họ với nhau qua việc hiệp lễ. Bình an là hoa trái tuyệt hảo của mầu nhiệm Vượt qua (Ga 14,27; 20,19.20.26; xc Ga 5,22).

Theo truyền thống, cử chỉ hoặc dấu hiệu bình an là cái hôn chúc bình an. Tự nó, cái hôn đã rất có ý nghĩa. Nhưng vì không phải ở đâu cũng quen cử chỉ ấy, nên có thể sử dụng nhiều cách chúc bình an khác. Trong vấn đề này, thái độ tinh tế và kính trọng những tập quán của người khác chính là dấu hiệu chúc bình an tốt nhất.





tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương