TỰ ÐIỂn phụng vụ



tải về 0.56 Mb.
trang3/13
Chuyển đổi dữ liệu28.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8221
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Ba Lần Thánh


(= Trisagion)

Tiếng Hy Lạp trisagion có nghĩa là ba lần thánh. Trong phụng vụ Hy Lạp, từ này chỉ kinh Thánh, Thánh, Thánh. Ðây cũng là điệp khúc ba lần Hagios trong những lời Than vãn ngày thứ sáu Tuần Thánh (xc. Hagios o theos).



Ba Ngôi


(= Trinité)

Chúa nhật sau ngày lễ Ngũ tuần là lễ trọng kính Chúa Ba Ngôi. Vào cuối chu kỳ phụng vụ kính mầu nhiệm Nhập thể và Cứu độ (Giáng sinh, Phục sinh), kết thúc bằng việc ban Thánh Thần, Hội thánh có ý dừng lại ở mầu nhiệm Ba Ngôi. Dù lễ này nhắm đến ý nghĩa tín lý, có lẽ xa lạ với cung giọng quen thuộc của những ngày lễ trọng cổ truyền (đó cũng là trường hợp của lễ Mình Máu Thánh), việc mừng kính mầu nhiệm Ba Ngôi là một lời nhắc nhở thích hợp về nguồn mạch và đích điểm của toàn bộ đời sống Ki-tô giáo.

Mọi cử hành phụng vụ đều bắt đầu bằng công thức "Nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần", hòa nhịp với kinh chúc tụng "Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con cùng vinh danh Thánh Thần Thiên Chúa", hay những vinh tụng ca khác về Chúa Ba Ngôi (xc. Per Ipsum). Chính vì đã được thánh tẩy "nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần", nên người Ki-tô hữu có thể cử hành Giao ước, nhờ chức tư tế cộng đồng: không chỉ sẵn sàng đón nhận tác động cứu độ của Chúa Ba Ngôi. Các tín hữu nên nhớ: phụng vụ Giê-ru-sa-lem trên trời chính là việc cử hành chúng ta được tham dự thực sự thông qua phụng vụ trần thế và là việc tháp ghép hoàn hảo của Hội thánh, Hiền thê và Thân mình Ðức Ki-tô, vào trong đời sống Chúa Con, Ðấng sinh ra bởi Chúa Cha và trong Chúa Thánh Thần và lại trở về với Chúa Cha trong cùng một Thánh Thần (xc. Vinh quang, Chúa Thánh Thần, Giao ước, Cộng đoàn).

Bài Công Bố Các Lễ Di Ðộng


(= Annonce des fêtes mobile)

Theo phong tục cổ xưa của phụng vụ Rô-ma, vào ngày lễ Hiển linh, người ta có thể hát bài công bố các lễ di động sau bài Tin mừng. Âm điệu của bài này rất gần với âm điệu của phần dẫn nhập trong bài ca Exultet, tức là bài công bố Tin mừng Phục sinh. Những bài ca với nhạc điệu rất đơn giản này có nguồn gốc rất xa xưa từ bình ca ghê-gô-ri-a-nô.


Bài Công Bố Tin Mừng Phục Sinh

(= Exultet)

Còn gọi là bài Exultet, do động từ La-tinh exultare, nghĩa là nhảy mừng, hân hoan vui sướng. Exultet là bài công bố long trọng lễ Phục sinh do một phó tế hát lúc khởi đầu đêm canh thức trọng thể, sau nghi thức làm phép lửa mới, chuẩn bị nến Phục sinh và cuộc rước vào thánh đường dưới ánh nến Phục sinh. Bài ca Exultet kết thúc phần đầu của đêm canh thức mừng ánh sáng Ðức Ki-tô phục sinh.

Mừng vui lên hỡi các cơ binh Thiên thần trên trời! Ðó là lời mở đầu bài ca trọng thể này, một tổng hợp đầy thi vị, cô đọng toàn thể mầu nhiệm Phục sinh và tất cả niềm vui xuất phát từ mầu nhiệm đó. Bài ca xuất hiện ít là từ thế kỷ IV. Sau khi hân hoan hát lời mở đầu, thầy phó tế hát tiếp phần xướng đáp của kinh Tiền tụng như trong thánh lễ, rồi đến phần chính của bài Exultet, bằng giọng trang trọng của kinh Tiền tụng Rô-ma,, điểm thêm những biến tấu khác thường.

Trong suốt thời gian hát bài Exultet, các tín hữu cầm nến sáng trong tay và hiệp thông với niềm hân hoan của thầy phó tế bằng lời thưa A-men, kết thúc. Thầy phó tế xin và nhận phép lành của chủ tế trước khi hát, giống như khi hát hoặc đọc Tin mừng trong thánh lễ. Linh mục hoặc giáo dân cũng có thể đảm nhận trách nhiệm này khi không có thầy phó tế, nhưng bỏ phần xin chúc lành.
Bài Ðọc (Giờ Kinh)

(= Lecon)

Là bài đọc khi cử hành phụng vụ, gồm bài dài trong giờ kinh Sách, bài ngắn trong các giờ kinh khác (xc. Bài đọc).
Bài Ðọc (Sách)

(= Lectionnaire)

Ðây là sách phụng vụ gồm các bài đọc đã được soạn sẵn cho các buổi cử hành lễ. Người ta phân biệt Sách bài đọc Chúa nhật và ngày trong tuần, Sách bài đọc cho các nghi lễ Rửa tội, Hôn phối, An táng... Ngoài ra, còn có Sách bài đọc sử dụng trong giờ kinh Sách.
Bài Ðọc (Văn Bản)

(= Lectures)

Trong thánh lễ, cũng như trong các buổi cử hành khác, các bài đọc không chỉ có mục đích loan báo hay giáo huấn cho các tín hữu, nhưng còn thực sự là bản công bố chương trình của Thiên Chúa trong Lịch sử Cứu độ, một sự hiện thực hóa Mặc khải cho cộng đoàn phụng vụ. Chính trong phụng vụ, Thánh kinh cho thấy những chiều kích đích thực của "Lời Thiên Chúa sống động và hữu hiệu" (Dt 4,12). (xc. Thánh kinh, Tin mừng).

Trong các Giờ kinh Phụng vụ, giờ kinh Sách được dành để suy niệm Thánh kinh và những trang tuyệt tác của các văn nhân chuyên về đời sống thiêng liêng, đặc biệt là các giáo phụ. Giờ kinh Sách gồm có: lời dẫn, thánh thi, ba thánh vịnh hoặc các phần thánh vịnh, bài đọc Thánh kinh với phần xướng đáp, bài đọc giáo phụ hay hạnh tích các thánh kèm phần xướng đáp, và phần kết thúc. Ðể giờ kinh giữ được tính cách riêng của việc đọc sách thiêng liêng, tức là lời cầu nguyện nội tâm kín múc từ Thánh kinh và Thánh truyền, có thể cử hành giờ kinh này vào thời điểm thuận tiện nhất trong ngày. Nếu giờ kinh sách được cử hành trước tiên trong ngày, nó được khởi sự với lời giáo đầu. Các Giờ kinh Phụng vụ khác có một bài đọc ngắn sau các thánh vịnh (xc. bài đọc).



Bài Ðọc Ngắn


(= Capitule)

Ðây là một trích đoạn từ một chương trong Thánh kinh, dùng làm bài đọc ngắn sau phần thánh vịnh của một Giờ kinh Phụng vụ.


Bài Ðọc Tin Mừng (Sách)

(= Evangéliaire)

Sách có những đoạn Tin mừng được dùng để công bố hay hát Tin mừng trong thánh lễ.
Bài Giảng

(= Homélie)

Ðây là bài huấn từ của chính vị chủ tế (hoặc một linh mục khác hay một phó tế). Bài giảng tiếp ngay sau bài Tin mừng, có mục đích hiện tại hóa các bài đọc mỗi ngày cho cộng đoàn; và như vậy giúp các tín hữu cử hành Thánh Thể một cách đích thực hơn. Bài giảng được coi như thành phần thiết yếu của phụng vụ, nên buộc phải giảng trong các lễ Chúa nhật và lễ buộc, kể cả trong các lễ tu viện có giáo dân tham dự. Trong các thánh lễ khác cũng nên có bài giảng.

Bái Gối


(= Génuflexion)

Bái gối là một hành vi thờ phượng, tỏ bày sự tôn kính bằng cả thân xác. Khác với việc quì gối là một tư thế ổn định, bái gối là một cử chỉ nhất thời. Trong thánh lễ, linh mục bái gối sau mỗi lần thánh hiến và trước khi hiệp lễ. Qua việc bái gối hoặc bằng một cử chỉ thờ phượng khác lúc sắp hiệp lễ. Các tín hữu biểu lộ lòng kính trọng đối với Thánh Thể. Trước Thánh Thể, dù được trưng ra hay cất giữ trong nhà tạm, người ta đều bái một gối.





tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương