Sr. Josephine garrett


Sự diễn đạt hữu hình cho khoảng không thiêng liêng



tải về 64.08 Kb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu16.08.2022
Kích64.08 Kb.
#52910
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
1. In the Gap COVID and the Religious Life

Sự diễn đạt hữu hình cho khoảng không thiêng liêng
Tôi dùng một chương trình giảng dạy về Thần học Thân xác dành cho học sinh trường phổ thông trong chương trình tư vấn có hướng dẫn của tôi. Có một câu tôi thích hỏi mấy đứa trẻ khi chúng tôi bắt đầu những bài học này. Tôi hỏi các em: “Có cách nào bày tỏ tình thương, lòng tốt hay bất cứ đức tính nào mà không cần cơ thể của mình không?” Các em sẽ nói cô có thể cầu nguyện, nhưng các em cầu nguyện cũng cần bộ não vậy? Chúng sẽ trả lời: một nụ cười – nhưng các em dùng miệng để cười phải không? Thế còn một cái nháy mắt? À, các em nháy mắt vẫn dùng con mắt. Vậy thì vẫy tay? Cô nghĩ cánh tay cũng là một phần chi thể của các em. Chúng tôi đi lòng vòng trong lớp một lúc, và chúng sớm nhận ra rằng cần có thân xác để những sự vô hình trở nên hữu hình. Ngay cả khi cơ thể chúng ta có những tật và giới hạn nghiêm trọng, luôn có một dấu chỉ nào đó. Có một tính bí tích đối với cơ thể của chúng ta. COVID tạo nên những khoảng cách vật lý ở mức độ không thể đoán được. Tôi đã nói chuyện với một người bạn lúc mới giãn cách là người sống một mình, và cô ấy không thể nhớ lần cuối cùng cô được ôm là lúc nào. Khoảng cách 2m hay xa hơn thành tiêu chuẩn. Chúng ta bị tách biệt khỏi gia đình đa thế hệ, những thành viên cao niên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, và khi các nhà thờ đóng cửa, chúng ta thậm chí còn cảm thấy mình bị tách khỏi Thiên Chúa. Có những bình phong ở giữa chúng ta và người thân của mình. Có những bình phong giữa chúng ta và sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bí tích.
Nhưng tôi không nghĩ rằng đang xảy ra một điều gì đó hoàn toàn mới mẽ. Chẳng phải đã có một vực thẳm thiêng liêng xuất hiện giữa chúng ta ngay từ đầu sao? Phải chăng thực tại hữu hình này đang tỏ lộ điều gì đó đã có thực về mặt thiêng liêng từ lúc ban đầu? Khi chúng ta ở gần nhau, chúng ta có dùng ánh mắt để giao tiếp với nhau không? Khi chúng ta ở gần nhau, chúng ta có lắng nghe đủ lâu để biết người kia trả lời câu hỏi “Bạn khỏe không?” như thế nào không?” Liệu chúng ta có bị ngập chìm trong một văn hóa ngày càng có nhiều cơ cấu gây chia rẽ bằng hết nhãn hiệu này đến nhãn hiệu khác? Nhãn hiệu sắc tộc, nhãn hiệu giới tính, nhãn hiệu định hướng tình dục, nhãn hiệu ý thức hệ chính trị; một cuộc tấn công vô tận bằng các nhãn hiệu làm chia rẽ chúng ta thêm, với nhãn hiệu là con Thiên Chúa, nhãn hiệu duy nhất hợp nhất chúng ta, bị nuốt chửng trong sự hỗn loạn một cách đầy ác ý. COVID cho chúng ta cơ hội để thêm các nhãn hiệu: người đeo khẩu trang, người chống đeo khẩu trang, người tiêm vaccine, người chống tiêm vaccine; và rồi dường như sự cách ly khiến vết thương chung của chúng ta lan ra, và chúng ta nghe thấy những nhãn hiệu như: phân biệt chủng tộc, phát xít, cộng sản trong cuộc chuyện trò hàng ngày. Nói ra có thể không vui, nhưng tôi cần nói điều đó. Chúng ta đã xa cách nhau – và, là Hội Thánh, chúng ta đã xa cách Thiên Chúa của mình bằng nhiều kiểu – từ trước khi có giãn cách xã hội.
Tôi sống ở Đông Texas, thật không may là nơi rất mang tiếng về nạn kì thị chủng tộc phổ biến hơn. Tôi đấu tranh với nỗi sợ hãi khi lái xe về nhà từ Tyler đến Houston vì tôi phải đi qua nhiều con đường xa đường chính, dịch vụ điện thoại thì không tốt, và tôi thấy sợ gặp rắc rối và gặp phải một người có vấn đề với làn da đen của tôi. Vào cuối mùa thu, mẹ đỡ đầu của tôi qua đời và chỉ có một ít người ở quanh mộ bởi vì COVID đang gia tăng và nhiều người hơn có vẻ quá nguy hiểm. Tôi muốn hiện diện ở đó, vì vậy tôi chạy vào các con đường nhỏ ấy trong vòng một ngày. Tôi ở lại Houston một chút lâu hơn dự định, vì thế tôi phải quay xe trở về khi trời tối. Nỗi lo lắng của tôi đạt tới cấp độ đỉnh điểm vì trời tối. Đầu tôi rất đau và tôi cần dừng lại uống chút nước, vì thế tôi rẽ vào một trạm xăng. Tôi nhìn xung quanh để tìm kiếm xem có ai là người da màu nữa không nhưng ngặt nỗi không có ai; tất cả đều là người da trắng. Tôi thấy một gã đàn ông mặc đồ trông giống với một người trong chương trình truyền hình Duck Dynasty. Không ai mang khẩu trang. Tôi bước vào cửa hàng và tôi thấy những bộ đồ rằn ri và những bộ râu dài nhếch nhác. Tôi quay cuồng vì sợ. Những thành kiến được giữ kỹ trong não tôi dâng trào, và chúng kích hoạt toàn bộ não bò sát trong tôi, đóng bộ não suy luận của tôi. Tôi thở hổn hển, mặt nóng rang và toàn thân đang cho tôi biết tôi đang gặp nguy hiểm và cần chuẩn bị bản thân để chiến đấu hay bỏ chạy – tất cả vì những bộ râu dài, da trắng và bộ đồ rằn ri đi đôi với những thành kiến mà phần lớn phương tiện truyền thông chứ không phải kinh nghiệm cá nhân của tôi đã thống lĩnh việc giúp cho bộ não tôi phát triển. Tôi lấy nước, quay lại xe và ra khỏi đó nhanh nhất có thể.
Ngay lúc ấy chuông điện thoại reo, tôi trả lời qua loa của xe hơi. Đó là một người bạn, một người bạn mới tôi vừa kết bạn khi sống tại Đông Texas. Cô ấy là một người phụ nữ tốt bụng. Cô ấy là một phụ nữ miền nam. Cô ấy là một người da trắng. Chúng tôi có rất nhiều điểm tương đồng trong tâm hồn; chúng tôi không có nhiều điểm tương đồng ở diện mạo bên ngoài. Cuộc gọi của cô ấy nhắc tôi dừng lại, bình tĩnh, kiểm tra các thành kiến, rút ra các ân sủng được ban cho tôi qua các lời khấn và đời sống chung, và để nhớ rằng tôi thuộc về Chúa Giêsu, và cô ấy cũng vậy, mấy ông da trắng râu dài mặc đồ rằn ri cũng vậy.

tải về 64.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương