Sr. Josephine garrett


Chúng ta có phải là gia đình?



tải về 64.08 Kb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu16.08.2022
Kích64.08 Kb.
#52910
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10
1. In the Gap COVID and the Religious Life

Chúng ta có phải là gia đình?
Khởi đầu đại dịch COVID, tất cả các chiều kích này đều được kiểm chứng. Trong các tu viện chúng ta phải trả lời câu hỏi chính yếu này: Chúng ta có phải gia đình? Có phải chúng ta vẫn cầu nguyện với nhau, ăn chung với nhau, cùng nghỉ ngơi với nhau? Phải chăng vì chúng ta không cùng dòng máu, nên chúng ta vẫn trốn vào các góc riêng và giữ khoảng cách với nhau? Chúng ta có rất nhiều nhà trong khu vực của mình – họ có phải là gia đình của chúng ta? Chúng ta có nên đi đến các tu viện của nhau không? Chúng ta có các chị em đang phục vụ tại các bệnh viện trong khu vực chúng ta; sự phòng ngừa của chúng ta ở đó như thế nào? Đâu là giới hạn của những người sống chung nhà; chúng ta đặt ranh giới ở đâu? Tất cả đều cô đọng với câu hỏi căn bản này: Phải chăng chúng ta là gia đình? Chúng ta quyết định – hoặc xác định thì đúng hơn – những gì đúng: Quả thật chúng ta là gia đình. Cũng như những người sống chung cha mẹ hay người bảo hộ cùng ngồi lại với nhau để quyết định cách đối phó với đại dịch này, chúng ta phải tổ chức các cuộc họp gia đình với quy mô lớn và cùng nhau quyết định cách đối phó với vấn đề này với tư cách một gia đình. Chúng ta có nên cởi giày khi vào nhà không? Chúng ta có nên tắm rửa và thay đồ và khi ở nhà thì không mặc cùng y phục đã mặc khi thi hành tác vụ ở bên ngoài? Chúng ta có nên giảm giờ cầu nguyện chung để giảm sự tiếp xúc hay không? Hay chúng ta thêm chầu Thánh Thể và đi sâu hơn vào bổn phận cầu nguyện cho thế giới và cho các cộng đoàn của chúng ta?
Đó là sự phân định lâu dài và thỉnh thoảng cũng đau đớn, vì những khác biệt của chúng ta đang va chạm nhau như những chiếc xe tải lớn trên xa lộ bởi vì chúng ta vừa giải quyết những nỗi sợ và bất an vừa cố gắng thể hiện ơn gọi sống chung. Vì – không có ý gây gương xấu – nhưng những chia rẽ đang làm thế giới đau khổ cũng hiện diện dưới mái nhà tu viện. Tôi nhớ có một lần tôi giúp việc bỏ phiếu sớm trong năm bầu cử tổng thống ở một trong các tu viện lớn của chúng tôi. Chúng tôi giúp các nữ tu cao niên gởi email bầu cử rất sớm. Lúc đó, họ phải tuyên bố một đảng để bầu sớm. Tôi đang giúp hai nữ tu thực hiện quá trình này. Tôi đi tới chị thứ nhất, tôi lo lắng hỏi một câu mà theo tôi có tính riêng tư: “Thưa chị, chị bầu cho đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ?” Chị ấy xác quyết trả lời: “Cộng Hòa!” như thể không còn câu trả lời nào khác. Tôi cám ơn chị. Sau đó tôi đi đến gặp chị thứ hai và lúng túng hỏi cùng câu hỏi như vậy: “Thưa chị, chị chọn đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ?” Chị đó trả lời cách xác quyết: “Ồ, dĩ nhiên, đảng Dân Chủ!” Tôi cám ơn chị. Chúng tôi đã một ngôi nhà bị chia rẽ! Những chia rẽ khiến thế giới đau đớn không biến mất trong tu viện; chúng ta chỉ được giao nhiệm vụ với cái nhìn về nước trời và đáp lại nước trời giữa những khác biệt này. Chúng ta được giao nhiệm vụ phải nỗ lực để có được sự hợp nhất và tận dụng những khác biệt cho mục đích này, thay vì để chúng tạo ra khoảng cách giữa chúng ta. Những sự khác biệt cùng với nỗi sợ hãi khiến cho cách đáp ứng và hoạch định của chúng ta đối với COVID nên khó khăn, nhưng chúng ta vẫn còn chỗ dựa là các giá trị của các lời khấn, vẫn còn tình yêu chung dành cho Thiên Chúa và sứ vụ của Ngài, để chúng ta nên một.

tải về 64.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương