SỞ TÀi chính kho bạc nhà NƯỚc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam


Thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí



tải về 264.73 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích264.73 Kb.
#20086
1   2   3

5. Thực hiện cấp phát, thanh toán kinh phí

5.1. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách:

Căn cứ dự toán ngân sách năm được giao, đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rút dự toán chi theo chế độ, định mức chi ngân sách đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiến độ, khối lượng thực hiện nhiệm vụ; đảm bảo nguyên tắc:

- Các khoản chi thanh toán cá nhân (lương, phụ cấp lương, trợ cấp xã hội,...) đảm bảo thanh toán chi trả từng tháng cho các đối tượng hưởng lương, trợ cấp từ ngân sách nhà nước. Thực hiện việc chi trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương theo Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Trích nộp các khoản đóng góp (Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn) kịp thời cho cơ quan Bảo hiểm xã hội, Công đoàn theo đúng quy định của pháp luật.

- Những khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác thực hiện thanh toán theo tiến độ, khối lượng thực hiện theo chế độ quy định.

5.2. Thực hiện cấp phát bằng hình thức rút dự toán đối với các khoản chi sau:

a. Chi bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:

- Căn cứ dự toán bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới được cấp có thẩm quyền giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chi, hàng tháng cơ quan tài chính cấp dưới chủ động rút dự toán tại Kho bạc nhà nước đồng cấp để đảm bảo cân đối ngân sách cấp mình; riêng ngân sách cấp xã rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.

- Mức rút dự toán hàng tháng về nguyên tắc không vượt quá 1/12 tổng mức bổ sung cân đối cả năm; riêng các tháng trong quý I, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ mức rút dự toán có thể cao hơn mức bình quân trên, song tổng mức rút dự toán cả quý I không được vượt quá 30% dự toán năm. Trường hợp đặc biệt cần tăng tiến độ rút dự toán, UBND cấp dưới phải có văn bản đề nghị gửi cơ quan Tài chính cấp trên trực tiếp để xem xét, quyết định.

- Căn cứ giấy rút dự toán ngân sách của cơ quan tài chính, Ủy ban nhân dân cấp xã (theo mẫu số C2-11/NS đính kèm Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính); Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện: đã có trong dự toán được giao, trong giới hạn rút vốn hàng tháng, sau đó hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúng nội dung khoản bổ sung và Mục lục ngân sách nhà nước. Trường hợp trong năm ngân sách cấp trên ứng trước dự toán bổ sung ngân sách năm sau cho ngân sách cấp dưới, khi rút dự toán ứng trước phải hạch toán thu, chi vào ngân sách năm sau theo quy định.

b. Chi bổ sung có mục tiêu được giao ngay trong dự toán giao đầu năm cho các địa phương:

- Căn cứ dự toán được giao, tiến độ thực hiện các chương trình, nhiệm vụ (bao gồm cả vốn đầu tư và kinh phí sự nghiệp) do các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ báo cáo, Phòng Tài chính kế hoạch (đối với kinh phí bổ sung có mục tiêu của NST cho NSH) UBND cấp xã (đối với kinh phí bổ sung có mục tiêu của NSH cho NSX) thực hiện rút dự toán tại cơ quan Kho bạc nhà nước nơi giao dịch. Mức rút tối đa bằng dự toán giao cho chương trình, nhiệm vụ;

- Căn cứ vào giấy rút dự toán ngân sách (theo mẫu số C2-11/NS đính kèm Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính) của cơ quan Tài chính (đối với ngân sách tỉnh và ngân sách cấp huyện), của Uỷ ban nhân dân cấp xã (đối với ngân sách cấp xã), Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện (đã có trong dự toán được giao, tiến độ thực hiện), hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúng nội dung chi bổ sung có mục tiêu và Mục lục ngân sách nhà nước.

- Trường hợp rút kinh phí để sử dụng không đúng mục tiêu hoặc không sử dụng hết phải hoàn trả cho ngân sách cấp trên chậm nhất là sau 30 ngày.

- Việc thanh toán, chi trả cho các chủ đầu tư và cho các đối tượng thụ hưởng các chính sách, chế độ (kinh phí sự nghiệp) thực hiện theo các quy định hiện hành.

c. Chi bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán ngân sách (bao gồm cả việc ứng trước) được thực hiện như sau:

- Căn cứ vào văn bản thông báo của Sở Tài chính, cơ quan Tài chính cấp huyện thực hiện rút dự toán tại Kho bạc nhà nước nơi giao dịch .

- Căn cứ vào giấy rút dự toán ngân sách của cơ quan Tài chính, Uỷ ban nhân dân cấp xã (theo mẫu số C2-11/NS đính kèm Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/1/2013 của Bộ Tài chính), Kho bạc nhà nước nơi giao dịch kiểm tra các điều kiện (đã có trong dự toán được giao, tiến độ thực hiện, quyết định của cấp có thẩm quyền bổ sung trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách ...), hạch toán chi ngân sách cấp trên, thu ngân sách cấp dưới theo đúng nội dung chi bổ sung có mục tiêu và Mục lục ngân sách nhà nước.

- Đối với các khoản ngân sách tỉnh tạm ứng cho ngân sách cấp huyện, được hạch toán tạm thu, tạm chi và thực hiện thu hồi theo quy định (hạch toán điều chỉnh sang thực thu, thực chi trong trường hợp chuyển thành số bổ sung cho ngân sách địa phương hoặc giảm tạm thu ngân sách cấp huyện, giảm tạm chi của ngân sách cấp tỉnh trong trường hợp phải hoàn trả tạm ứng cho ngân sách tỉnh).

d. Chế độ báo cáo kinh phí bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:

- Định kỳ hàng tháng, chậm nhất vào ngày 15 của tháng sau, Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện thực hiện tổng hợp, báo cáo cơ quan Tài chính cùng cấp về kết quả rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới trong tháng trước theo quy định hiện hành. Trường hợp phát hiện các địa phương rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu không đúng quy định, Kho bạc nhà nước địa phương có văn bản thông báo cho cơ quan tài chính cùng cấp biết, đồng thời tạm dừng rút dự toán chi bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu không đúng quy định.

- Định kỳ hàng quý, UBND cấp dưới có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cơ quan Tài chính cấp trên tình hình thực hiện kinh phí ngân sách cấp trên bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp dưới để thực hiện các chính sách. Trường hợp địa phương không thực hiện chế độ báo cáo hoặc báo cáo không đúng và đầy đủ theo quy định thì Cơ quan Tài chính cấp trên sẽ tạm dừng cấp kinh phí bổ sung cho địa phương cho đến khi địa phương có báo cáo đầy đủ.

5.3. Thực hiện cấp bằng hình thức lệnh chi tiền đối với các nhiệm vụ chi dưới đây:

a. Chi chuyển vốn để cho vay theo chính sách xã hội của nhà nước (người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cải thiện nhà ở, phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động...) và các chương trình, dự án khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

b. Chi chuyển kinh phí NSNN hỗ trợ đóng BHYT cho các đối tượng chính sách cho cơ quan Bảo hiểm Xã hội;

c. Chi cấp vốn điều lệ và chi hỗ trợ cho các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

d. Chi cấp bù chênh lệch lãi suất tín dụng đầu tư nhà nước và chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách cho các ngân hàng thương mại;

đ. Chi hỗ trợ cho các doanh nghiệp công ích, quốc phòng;

e. Chi bổ sung quỹ tài chính của địa phương;

f. Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt và các nhiệm vụ chi khác được cấp bằng hình thức lệnh chi tiền cho cơ quan Công an, Quốc phòng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

g. Chi đảm bảo hoạt động đối với các cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam;

h. Chi viện trợ đột xuất của Nhà nước cho nước ngoài; chi ủng hộ địa phương khác để khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, phòng trừ dịch bệnh;

i. Chi trợ giá, trợ cước, tài trợ, đặt hàng theo chính sách của Nhà nước, hoặc thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao cho các doanh nghiệp, đơn vị không thường xuyên giao dịch với Kho bạc Nhà nước;

k. Các khoản ghi thu, ghi chi ngân sách theo chế độ.

Các nhiệm vụ chi bằng lệnh chi tiền nêu trên được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:

- Trong dự toán được cấp có thẩm quyền giao từ đầu năm hoặc bổ sung trong quá trình điều hành.

- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách theo quy định.

- Đầy đủ các hồ sơ, chứng từ theo chế độ quy định.

- Có văn bản đề nghị chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách đối với những trường hợp chế độ quản lý chi ngân sách có yêu cầu.

Khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp phát, trong vòng 5 ngày làm việc cơ quan tài chính kiểm tra, xem xét đủ các điều kiện chi theo quy định và lập lệnh chi tiền trên hệ thống Tabmis (ngân sách trung ương do Bộ Tài chính nhập, ngân sách tỉnh do Sở Tài chính nhập, ngân sách huyện do phòng tài chính nhập). Kho bạc nhà nước có trách nhiệm in Lệnh chi tiền phục hồi từ hệ thống và thực hiện thanh toán cho đơn vị thụ hưởng ngân sách theo đúng nội dung ghi trên lệnh chi tiền và đúng chế độ quy định. Riêng lệnh chi tiền của ngân sách xã do Ủy ban nhân dân xã gửi bản giấy đến Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.

Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp thanh toán, nhưng để đảm bảo yêu cầu về tính chất và tiến độ công việc, cơ quan tài chính thực hiện tạm cấp theo chế độ quy định, hoặc theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính (đối với các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương) và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (đối với các nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương).

Kho bạc nhà nước có trách nhiệm thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của lệnh chi tiền; căn cứ nội dung trên lệnh chi tiền, thực hiện xuất quỹ ngân sách, chuyển tiền vào tài khoản hoặc cấp tiền mặt theo chế độ quy định để chi trả, thanh toán cho tổ chức, cá nhân được hưởng ngân sách trong phạm vi thời gian chế độ quy định. Trường hợp các chứng từ không hợp lệ, hợp pháp thì chậm nhất 1 ngày (kể từ ngày nhận được chứng từ) phải có thông báo cho cơ quan Tài chính biết để xử lý.

5.4. Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn Ngân sách Nhà nước:

Thực hiện theo thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các qui định hiện hành có liên quan, trong đó:

- Đối với nguồn vốn tập trung (bao gồm cả nguồn thu cấp quyền sử dụng đất): Việc giải ngân, thanh toán kế hoạch vốn đầu tư trong năm được thực hiện theo tiến độ thu ngân sách nhà nước.

- Đối với nguồn vốn Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh: Việc giải ngân, thanh toán kế hoạch vốn đầu tư trong năm thực hiện theo tiến độ rút vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương về ngân sách địa phương.

- Đối với nguồn vốn vay theo Khoản 3, Điều 8 Luật ngân sách: Việc giải ngân, thanh toán kế hoạch vốn đầu tư trong năm được thực hiện theo tiến độ giải ngân thực tế của từng khoản vay.

- Mã nguồn vốn xây dựng cơ bản được thực hiện theo Văn bản số 17791/BTC ngày 23/12/2013 của Bộ Tài chính về việc bổ sung Mã nguồn vốn chi đầu tư xây dựng cơ bản.

- Các dự án khởi công mới phải được Chủ tịch UBND Tỉnh đồng ý bằng văn bản mới được triển khai thực hiện (theo quy định tại công văn số 7978/UBND-XD4 ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh).

5.5. Các khoản chi có tính chất không thường xuyên, có tính chất thời vụ, việc thực hiện thanh toán theo tiến độ và khối lượng thực hiện công việc.

5.6. Đối với kinh phí giao dự phòng tăng lương tại mã nguồn 14, căn cứ vào quyết định của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tài chính cùng cấp phê duyệt sử dụng nguồn kinh phí để thực hiện chính sách tiền lương, Kho bạc nhà nước thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và hạch toán trực tiếp từ mã nguồn 14.

5.7. Đối với kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu (bao gồm cả chương trình mục tiêu quốc gia và mục tiêu của tỉnh), kinh phí thực hiện dự án, đề tài:

a. Ngân sách tỉnh cấp phát theo hình thức bổ sung có mục tiêu nguồn kinh phí các Chương trình mục tiêu quốc gia cho ngân sách cấp huyện đối với các nội dung do cấp huyện thực hiện.

b. Việc quản lý, sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện theo các Thông tư hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí của từng Chương trình và theo Mã số Chương trình mục tiêu quốc gia quy định tại Quyết định số 33/2008/QĐ-BTC ngày 02/06/2008 và các văn bản bổ sung của Bộ Tài chính. Định kỳ hàng quý và kết thúc năm ngân sách, các huyện tổng hợp tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia về sở Tài chính trước ngày 05 của tháng đầu quý sau để Sở Tài chính tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính.

c. Thời hạn thanh toán vốn Chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện theo qui định của Bộ Tài chính tại Văn bản số 16169 /BTC ngày 21/11/2013 và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có). Riêng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh thuộc Chương trình Bảo vệ và phát triển rừng, thời gian thực hiện thanh toán theo Văn bản số 11882/BTC-ĐT ngày 06/9/2013 của Bộ Tài chính và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).

d. Quản lý, cấp phát thanh toán kinh phí:

- Đối với các dự án, công trình đầu tư xây dựng cơ bản: Kho bạc nhà nước thực hiện tạm ứng hoặc thanh toán theo qui định quản lý vốn đầu tư XDCB hiện hành và hạch toán mã nguồn 43;

- Đối với nhiệm vụ chi có tính chất sự nghiệp: Thực hiện tạm ứng, thanh toán và kiểm soát như đối với các khoản chi thường xuyên và được hạch toán vào mã nguồn 12.

5.8. Đối với các đơn vị dự toán, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước tiếp tục triển khai thực hiện qui trình kiểm soát cam kết chi ngân sách theo qui định tại Thông tư số 113/2008/TT-BTC ngày 27/11/2008 của Bộ Tài chính.

5.9. Quản lý, thanh toán đối với vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới và vốn Khoa học công nghệ:

- Đối với vốn bố trí để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản: Được quản lý và thanh toán theo hình thức cấp phát, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

- Đối với vốn bố trí để thực hiện các nhiệm vụ chi có tính chất sự nghiệp được thực hiện quản lý theo hình thức cấp phát, thanh toán kinh phí sự nghiệp.

5.10. Tiếp tục thực hiện hình thức cấp bổ sung có mục tiêu từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện đối với: Nguồn vốn đầu tư tập trung phân bổ theo Quyết định số 3939/2010/QĐ-UBND ngày 25/12/2010 và Quyết định số 4188/2011/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh; kinh phí Chương trình xây dựng Nông thôn mới; các dự án khoa học công nghệ do cấp huyện thực hiện; kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; kinh phí hỗ trợ người có công về nhà ở và các khoản kinh phí khác theo quyết định của Ủy ban nhân dân Tỉnh do cấp huyện, xã thực hiện chi.



6. Điều chỉnh dự toán đơn vị sử dụng ngân sách:

6.1. Trường hợp cần điều chỉnh dự toán giữa các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc mà không làm thay đổi tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi được giao, đơn vị dự toán cấp I ra quyết định điều chỉnh, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra số dư dự toán và thực hiện điều chỉnh dự toán trong Tabmis, đồng gửi Kho bạc nhà nước nơi giao dịch làm căn cứ kiểm soát chi, cấp phát, thanh toán.

Đối với đơn vị sử dụng ngân sách phải giảm dự toán, Kho bạc nhà nước giao dịch kiểm tra, xác nhận số dư dự toán, xác nhận việc điều chỉnh để đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp I (bản fax, photocopy) thông báo cho các đơn vị sử dụng ngân sách khác được điều chỉnh tăng dự toán. Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách được tăng dự toán, cơ quan tài chính kiểm tra xác nhận số dư dự toán, xác nhận điều chỉnh giảm dự toán của đơn vị sử dụng ngân sách khác có liên quan trước khi điều chỉnh tăng dự toán cho đơn vị theo đề nghị của đơn vị dự toán cấp I. Trường hợp không còn đủ số dư để điều chỉnh, đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo đơn vị dự toán cấp I để điều chỉnh lại.

6.2. Trường hợp đơn vị dự toán cấp I được cấp có thẩm quyền giao bổ sung dự toán để thực hiện nhiệm vụ phát sinh, nếu quyết định bổ sung dự toán đã thể hiện chi tiết lĩnh vực chi và đơn vị thực hiện thì không phải lập phương án phân bổ gửi cơ quan tài chính thẩm định, mà phân bổ giao dự toán cho đơn vị trực thuộc và thông báo Kho bạc nhà nước có liên quan để thực hiện; trường hợp quyết định bổ sung dự toán chưa chi tiết lĩnh vực chi và đơn vị thực hiện thì chậm nhất 7 ngày làm việc (kể từ ngày nhận được quyết định giao bổ sung dự toán), đơn vị dự toán cấp I phải lập phương án phân bổ gửi cơ quan tài chính thẩm tra theo quy định.

6.3. Trường hợp điều chỉnh dự toán từ kinh phí không thực hiện chế độ tự chủ sang kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, kinh phí không thường xuyên sang kinh phí thường xuyên, điều chỉnh nhiệm vụ chi trong phạm vi dự toán kinh phí được giao không tự chủ, không thường xuyên nhưng đã được ghi chú theo nhiệm vụ chi trong quyết định giao dự toán đầu năm hoặc quyết định giao dự toán bổ sung trong năm của UBND tỉnh (đối với các đơn vị dự toán cấp tỉnh), của UBND cấp huyện (đối với các đơn vị dự toán cấp cấp huyện) thì đơn vị phải lấy ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính để đảm bảo việc phân bổ kinh phí thực hiện được các nhiệm vụ được giao.

7. Chế độ công khai tài chính ngân sách:

7.1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị dự toán ngân sách thực hiện nghiêm túc quy định tại Quyết định số 192/2004/QĐ-TTg ngày 16/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về Quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, các quỹ có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các khoản huy động đóng góp của nhân dân.

7.2. Đồng thời với việc triển khai thực hiện quy chế công khai, các địa phương, đơn vị sử dụng ngân sách báo cáo tình hình thực hiện công khai dự toán ngân sách năm 2016 và quyết toán năm 2014 về Sở Tài chính để tổng hợp theo dõi và báo cáo UBND Tỉnh, Bộ Tài chính theo qui định.

8. Quy định khác:

- Kết thúc năm ngân sách, sau khi chạy chuyển nguồn số dư tạm ứng, ứng trước và số dư dự toán đương nhiên được chuyển nguồn theo quy định, KBNN tổng hợp số liệu đã thực hiện chuyển nguồn trên hệ thống TABMIS gửi cơ quan tài chính cùng cấp để đối chiếu và tổng hợp chung với số được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển nguồn báo cáo UBND cùng cấp quyết định.

- Những nội dung không đề cập trong hướng dẫn này được thực hiện theo qui định tại Thông tư 206/2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính "Quy định về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2016" và Quyết định số 02/QĐ-UBND ngày 01/01/2016 của UBND tỉnh Quảng Ninh "Về cơ chế và biện pháp điều hành ngân sách nhà nước năm 2016".

- Mẫu biểu kèm theo Hướng dẫn này được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Sở Tài chính (mục chỉ đạo nghiệp vụ).

- Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các địa phương, đơn vị phản ánh về Sở Tài chính, Kho bạc nhà nước Quảng Ninh để phối hợp giải quyết./.


KHO BẠC NHÀ NƯỚC QUẢNG NINH

GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Trần Xuân Tuấn

SỞ TÀI CHÍNH QUẢNG NINH

GIÁM ĐỐC

(đã ký)

Trịnh Thị Minh Thanh




Nơi nhận:

- UBND tỉnh (để Báo cáo);

- Các Sở, ngành, đoàn thể thuộc tỉnh (để t/hiện);

- UBND các Huyện, Thị xã, T.phố (để t/hiện);

- Phòng TCKH các Huyện, Thị xã, T.phố (để t/hiện);

- KBNN các Huyện, Thị xã, T.phố (để t/hiện);

- Lưu: VP Sở TC/KHNS4, KBNN tỉnh.







Mẫu số 1b

(Đính kèm Thông tư số 206/2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính)


SỞ.....................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

______

Số: ........./......(ĐV)

V/v dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm.........


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________



...... , ngày ..... tháng ..... năm ......

Kính gửi: Sở Tài chính ...........


- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân ...... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành.

Sở........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách theo phụ lục đính kèm.

Đề nghị Sở Tài chính cho ý kiến thẩm tra để Sở .......... hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm ....... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu........


GIÁM ĐỐC

(Ký tên, đóng dấu)

(*) Mẫu này áp dụng cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh.



Mẫu số 1c

(Đính kèm Thông tư số 206 /2015/TT-BTC ngày 24/12/2015 của Bộ Tài chính)

PHÒNG.................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

_______

Số: ........./......(ĐV)

V/v dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm.........


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

__________________________________



...... , ngày ...... tháng ....... năm .......

Kính gửi: Phòng Tài chính ........


- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

- Căn cứ Quyết định số ........ ngày ..... của Uỷ ban nhân dân ...... về giao dự toán NSNN năm .....

- Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN hiện hành

Phòng........ dự kiến phân bổ dự toán thu, chi NSNN năm ....... được giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc theo phụ lục đính kèm.

Đề nghị Phòng Tài chính cho ý kiến thẩm tra để Phòng ....... hoàn chỉnh và giao dự toán ngân sách năm .... cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc./.



Nơi nhận:

- Như trên;

- Lưu............


TRƯỞNG PHÒNG

(Ký tên, đóng dấu)



tải về 264.73 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương