Sự thay đổi hệ thống



tải về 383.74 Kb.
trang3/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích383.74 Kb.
#31250
1   2   3   4

Những kết luận kết thúc

Mục đích chính của tiểu luận của tôi là để gợi ý một cách tiếp cận, một phương pháp luận. Cần tiếp cận định nghĩa thực chứng của hình thái xã hội nào đấy như thế nào? Trong phân tích lý thuyết cần tách biệt rạch ròi cách nhìn thực chứng và chuẩn tắc ra sao? Đấy tuyệt nhiên không phải là các vấn đề dễ, và cách giải quyết chúng không phải tầm thường. Tôi đã thử giới thiệu các thí dụ cho các bài toán lý thuyết này.

Như phần dẫn nhập của tiểu luận đã tuyên bố, tôi không đi vào tranh luận với những người biểu tình ở quảng trường Kossuth, cũng chẳng với các nhà bình luận các sự kiện chính trị đối nội hàng ngày có thể đọc được hay thấy được trên màn hình TV. Thế nhưng tôi hy vọng rằng những tư tưởng mà tôi trình bày ở mức khá trừu tượng, có lẽ có thể đóng góp vào sự cân nhắc điềm tĩnh tiếp sau và như thế vào việc làm dịu các cơn giận dữ.

Tất cả chúng ta, đắm mình vào việc theo dõi và đánh giá các sự kiện hàng ngày, chúng ta có khuynh hướng mất cảm giác của mình về các viễn cảnh. Chúng ta thấy cây mà chẳng thấy rừng. Việc nhắc lại các sự thực căn bản của sự thay đổi hệ thống – nhắc đến rằng đã xuất hiện nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và nền dân chủ nghị viện – có thể giúp để chúng ta phân biệt những kinh nghiệm nhỏ hàng ngày với sự biến đổi lịch sử thực sự vĩ đại.

Hầu như đã thành mốt để nói những lời miệt thị về mười sáu năm vừa qua. Tôi phản đối! Chúng ta phải nhớ lại những thay đổi căn bản để bảo vệ bản thân chúng ta chống lại các cuộc tấn công vô trách nhiệm này, và tạo thành cách nhìn điềm tĩnh hơn trong suy nghĩ của chúng ta.

Tôi muốn cổ vũ bạn đọc để họ suy ngẫm về tầm quan trọng tương đối so với nhau của các đòi hỏi và các điều kiện liên quan đến sự chuyển đổi. Nếu tôi thành công để thuyết phục họ rằng sự thay đổi hệ thống và nền dân chủ có các điều kiện tối thiểu của chúng, thì chúng ta phải cho việc bảo vệ chính các điều kiện này ưu tiên cao nhất.



Phụ lục

Sự chuyển đổi của Trung Quốc

Sau các bài thuyết trình của tôi về giải nghĩa sự thay đổi hệ thống đã diễn ra ở Trung-Đông-Âu nhiều lần người ta đã đặt ra câu hỏi sau đây: làm thế nào có thể lắp sự chuyển đổi của Trung Quốc vào sơ đồ được mô tả ở đây? Phải chăng ở Trung Quốc xuất hiện một hệ thống thứ ba, chẳng phải chủ nghĩa xã hội, cũng không phải chủ nghĩa tư bản?



Sự chuyển đổi của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với các nước hậu xã hội chủ nghĩa Đông Âu. Thế nhưng, cho dù chậm đi nữa, không đúng rằng đã xuất hiện một hệ thống mới mà các đặc điểm chính của nó tồn tại trong thời gian dài, một cách lâu bền. Không được phép đông cứng một bức tranh động thay đổi chậm thành một bức tranh tĩnh đứng yên! Trong khía cạnh các đặc trưng chính của hệ thống, ở Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi sâu sắc trong ba mươi năm kể từ khi Mao Trạch Đông chết, và những thay đổi còn tiếp tục diễn ra.

Bảng 6.6. Tỷ lệ của khu vực nhà nước và tư nhân ở Trung Quốc (giá trị gia tăng, phần trăm, theo thành phần kinh tế




1998

1999

2000

2001

2002

2003

Thay đổi

Khu vực kinh doanh ngoài nông nghiệp

Khu vực tư nhân

43,0

45,3

47,7

51,8

54,6

57,1

+14,1

Khu vực nhà nước

57,0

54,7

52,3

48,2

45,4

42,9

-14,1

- nhà nước chỉ đạo trực tiếp

49,5

40,1

39,6

37,1

35,2

34,1

-6,4

- tập thể

16,5

14,7

12,7

11,2

10,1

8,8

-7,7

Tổng cộng (79% của GDP)

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0




Khu vực kinh doanh

Khu vực tư nhân

53,5

54,9

56,3

59,4

61,3

63,3

+9,8

Khu vực nhà nước

46,5

45,1

43,7

40,6

38,5

36,7

-9,8

- nhà nước chỉ đạo trực tiếp

33,1

33,0

33,1

31,2

29,9

29,2

-3,9

- tập thể

13,4

12,1

10,6

9,4

8,6

7,5

-5,9

Tổng cộng (94% của GDP)

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0




Cả nền kinh tế

Khu vực tư nhân

50,4

51,5

52,8

55,5

57,4

59,2

+8,8

Khu vực nhà nước

49,6

48,5

47,2

44,5

42,6

40,8

-8,8

- nhà nước chỉ đạo trực tiếp

36,9

37,1

37,3

35,7

34,6

33,7

-3,2

- tập thể

12,7

11,3

10,0

8,8

8,0

7,1

-5,6

Tổng cộng (100% của GDP)

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0




Nguồn: OECD (2005b), p. 81

Bảng 6.6 cho thấy, phần của khu vực công hữu thu hẹp thế nào và phần của khu vực dựa trên sở hữu tư nhân mở rộng ra sao. Phần của khu vực tư nhân – theo cách phân loại chính thống của Trung Quốc được dùng trong bảng – ngay cả năm 2003 đã gần 60%. Chúng ta có thể bổ sung thêm, cái mà thống kê Trung Quốc gọi là “sở hữu tập thể”, đã không còn là sở hữu nhà nước cổ điển cũ nữa, mà là một hình thái lai tạo đặc biệt. Trong đại đa số các xí nghiệp “tập thể” hương trấn, chủ tịch, bí thư đảng địa phương, hay lãnh đạo xí nghiệp hầu như đã kiếm được vai trò chủ sở hữu. Tuy trong tay tôi không có số liệu thống kê toàn quốc mới hơn, từ các báo cáo từng phần có thể thấy phần của khu vực tư nhân so với của khu vực công hữu sau 2003 vẫn tiếp tục tăng. Đặc trưng thứ nhất của hệ thống tư bản chủ nghĩa, vai trò ưu thế của sở hữu tư nhân hoặc đã thịnh hành, hoặc đã gần (ngày càng) trở nên thịnh hành.

Người ta đã thủ tiêu cơ chế điều phối quan liêu của nền kinh tế chỉ huy từ lâu rồi, hay chỉ áp dụng trong phạm vi hẹp. Cơ chế thị trường đã trở thành cơ chế điều phối chính của các hoạt động kinh tế. Bảng 6.7 cho biết rõ điều này. Ngay năm 2003 (tuỳ tính chất của sản phẩm) 87-97 phần trăm sản phẩm được thị trường định giá chứ không phải theo giá cố định do bộ máy quan liêu quy định. Đặc trưng thứ hai của hệ thống tư bản chủ nghĩa, sự điều phối của thị trường chiếm ưu thế, đã thịnh hành rõ rệt.



Bảng 6.7. Tỷ lệ giá trị các giao dịch theo giá thị trường ở Trung Quốc (phần trăm)




1978

1985

1991

1995

1999

2003

Tư liệu sản xuất

Giá thị trường

0

13

46

78

86

87,3

Giá do nhà nước điều tiết

0

23

18

6

4

2,7

Giá do nhà nước quy định

100

64

36

16

10

10

Bán lẻ

Giá thị trường

3

34

69

89

95

96,1

Giá do nhà nước điều tiết

0

19

10

2

1

1,3

Giá do nhà nước quy định

97

47

21

9

4

2,6

Các mặt hàng nông nghiệp

Giá thị trường

6

40

58

79

83

96,5

Giá do nhà nước điều tiết

2

23

20

4

7

1,6

Giá do nhà nước quy định

93

37

22

17

9

1,9

Nguồn: OECD (2005b) tr. 29

Liên quan đến điều kiện thứ ba, ở đây cái gây khó khăn là lời nói không đi đôi với việc làm, là sự tách rời giữa thuật hùng biện được tuyên truyền ầm ỹ và thực hành thực tế. Tôi đã bàn vấn đề này ở tiểu luận thứ ba (tr. 59-61)* . Trong khi đảng cộng sản không phủ nhận Marx, Engels, Lenin, thậm chí Stalin cũng không, trong các bài phát biểu trước công chúng và trong các nghị quyết được đưa ra một cách long trọng, và nhấn mạnh sự trung thành của đảng với tư tưởng Mao Trạch Đông, còn trong thực tiễn điều hành thì đảng cộng sản đã từ bỏ sự thù địch với chủ nghĩa tư bản từ lâu rồi. Ngày xưa là không thể tưởng tượng nổi trong một đảng kiểu bolshevic, còn bây giờ trong điều lệ đảng chính thống cũng cho phép rằng “nhà tư bản” có thể là đảng viên của đảng cộng sản. Tầng lớp lãnh đạo của đảng cộng sản và tầng lớp elit kinh tế chủ sở hữu tư bản chủ nghĩa và elit quản trị ngày càng gắn bó hoà quện vào nhau. Sự hoà quện xảy ra theo nhiều hình thức. Các cán bộ đảng, các công chức hàng đầu do đảng cộng sản bổ nhiệm và các vị tướng tiến hành các hoạt động kinh tế. Và ngược lại, những người lãnh đạo của thế giới kinh doanh, trong số đó các chủ sở hữu của các tài sản khổng lồ, nhận được các chức vị chính trị, thí dụ được bầu thành đại biểu quốc hội hay hội đồng nhân dân địa phương (tức là đảng nhấc họ lên các cương vị này), hay họ lọt vào ban lãnh đạo của các tổ chức đảng, cũng có thể họ trở thành lãnh đạo số một của một số tổ chức đảng. Quá trình gắn bó hoà quện còn tiếp tục mở rộng nhờ các mối quan hệ gia đình. Nếu không phải bản thân quan chức đảng, thì là vợ ông ta, anh em ông ta hay con cái ông ta trở thành “nhà tư bản”, và ngược lại, họ hàng của “nhà tư bản” thâm nhập vào bộ máy của đảng cộng sản. Ngay trước mắt chúng ta hình thành một tầng lớp lãnh đạo mới, có cơ cấu kỳ lạ mà tầng lớp đó có lợi ích sâu xa đối với sự mở rộng và tồn tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa (Qian, 2003; Economist, 2007).

Hoặc đã có thể nói được rồi là, đặc trưng thứ ba của hệ thống tư bản chủ nghĩa – đặc trưng chính trị – thịnh hành, hay chí ít có thể tuyên bố rằng Trung Quốc đang tiến thẳng tắp theo hướng này.

Nhiều tiểu luận của cuốn sách, trong đó có tiểu luận này, đã chỉ ra rằng nền dân chủ không phải là điều kiện cần của sự tồn tại của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng có thể hoạt động dưới các hoàn cảnh của chế độ chuyên chế. Lịch sử đã ban cho Trung-Đông-Âu sự may mắn lịch sử đặc biệt rằng hai loại chuyển đổi – hệ thống xã hội chủ nghĩa được thay bằng hệ thống tư bản chủ nghĩa và nền độc tài được thay bằng nền dân chủ – đã trùng nhau. Tính kép tốt lành này đã không được ban cho Trung Quốc. Ở Trung Quốc các điều kiện tối thiểu của nền dân chủ không được thoả mãn. Chẳng hề có chuyện có hệ thống đa đảng, có sự cạnh tranh của các hệ tư tưởng và các trào lưu chính trị tranh đua nhau, có các cuộc bầu cử tự do. Quyền lực nhà nước giáng đột ngột xuống mọi hoạt động tổ chức độc lập, mọi phong trào biểu lộ các nguyên tắc khác với các nguyên tắc chính thống. Trong khía cạnh này chế độ cũ vẫn tiếp tục tồn tại (Economist, 2005; Human Rights Watch, 2007). Trong lúc giữa sự chuyển đổi của nền kinh tế việc dẫn chiếu mang tính đạo đức giả đến chủ nghĩa Marx-Lenin hơi gây bối rối, thì hợp hơn nhiều là ý thức hệ “chuyên chính vô sản” không dung thứ việc bày tỏ ý kiến chính trị độc lập, thần thánh hoá quyền lực nhà nước cứng rắn.

Tóm lại: sự chuyển đổi của Trung Quốc không phải là “phản thí dụ” để bác bỏ lý thuyết được trình bày trong tiểu luận này. Nó có thể được lắp vào sơ đồ phân tích, mà cuốn sách này – và trong đó tiểu luận này- phác hoạ ra, mà không có khó khăn gì. Thậm chí, tôi có thể mạnh bạo đưa ra khẳng định mạnh hơn: chính sơ đồ lý thuyết này cho một công cụ có thể dùng tốt để phân tích sâu sự biến đổi của Trung Quốc.

Phụ lục về quá trình chuyển đổi của Việt Nam (do người dịch thêm vào để tham khảo)

Phần này chỉ đưa ra vài nhận xét chủ quan của người dịch về sự chuyển đổi ở Việt Nam. Sự giống nhau giữa chuyển đổi ở Việt Nam và Trung Quốc là khá rõ và dễ hiểu. Tuy nhiên, có vài điểm cần nhắc đến. Bất chấp sự thực rằng công cuộc “đổi mới” của Việt Nam bắt đầu từ 1986, chậm hơn Trung Quốc 8 năm, nhưng việc tự do hoá giá cả đã diễn ra sớm hơn ở Việt Nam, sự chuyển đổi của hệ thống ngân hàng ở Việt Nam cũng sâu hơn. Có nhiều nghiên cứu về chuyển đổi ở Việt nam, nhưng chưa có những nghiên cứu tổng kết chi tiết và sâu. Dưới đây là vài số liệu chính thức của Tổng cục Thống kê Việt Nam. Bạn đọc có thể so sánh với các bảng 6.1, 6.6 và tự đưa ra các kết luận.



Bảng 6.8: Tỷ lệ đóng góp vào GDP của các thành phần kinh tế (%)

Năm:

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Khu vực Nhà nước

38,52

38,40

38,38

39,08

39,10

38,40

37,39

35,93

34,35

Khu vực ngoài N.N

48,20

47,84

47,86

46,45

45,77

45,61

45,63

46,11

46,97

Khu vực FDI

13,28

13,76

13,76

14,47

15,13

15,99

16,98

17,96

18,68

Tổng số

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nguồn: CSO

So với mấy dòng cuối của bảng 6.6 của Trung Quốc ta thấy từ năm 2000 trở đi đóng góp của khu vực nhà nước ở Việt Nam đã luôn luôn dưới 40% GDP (tức là của khu vực tư nhân trên 60% GDP). Chưa có số liệu để so sánh với hai phần trên (phần doanh nghiệp) của Trung Quốc, song bảng 6.9 và các bảng tiếp theo cho ta hình dung về cơ cấu, cũng như đóng góp của hai khu vực.

Bảng 6.9. Cơ cấu doanh thu thuần theo thành phần kinh tế (phần trăm)


 

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007




























Doanh nghiệp (DN) Nhà nước

54,91

51,24

51,15

46,38

41,21

38,85

35,82

31500

DN ngoài N.N

25,09

29,02

30,35

33,57

37,05

39,44

41,96

47,30

DN FDI

20,00

19,74

18,50

20,05

21,74

21,71

22,22

21,20

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Nguồn: GSO- Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008

Có thể thấy tỷ lệ doanh thu thuần của khu vực kinh tế nhà nước giảm liên tục, trong khi của khu vực tư nhân tăng liên tục và từ năm 2005 tỷ lệ của khu vực tư nhân đã vượt quá 60% và đạt gần 70 vào năm 2007. Đây cũng là một chỉ số cho thấy khu vực tư nhân vươn lên mạnh mẽ ra sao.



Bảng 6.10 cho chúng ta biết cơ cấu lao động trong các khu vực doanh nghiệp được đăng ký. Xu hướng tương tự cũng xuất hiện trong lĩnh vực công ăn việc làm. Từ 2004 số lao động làm tại các doanh nghiệp nhà nước trên tổng số lao động làm trong các doanh nghiệp có đăng ký đã dưới 40% và đến 2007 chỉ còn gần 24%.

Bảng 6.10: Cơ cấu lao động của các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh (%)


 

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007




























DN Nhà nước

59,05

53,76

48,52

43,77

39,00

32,67

28,29

23,90

DN ngoài N.N

29,42

33,80

36,65

39,61

42,90

47,76

50,18

53,30

DN FDI

11,53

12,44

14,84

16,62

18,11

19,57

21,52

22,80

Tổng số

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

100,00

Nguồn: GSO, Điều tra doanh nghiệp & Niên giám Thống kê 2008


Bảng 6.11: Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế (%)

Năm:

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Khu vực Nhà nước

34,2

31,4

31,4

29,3

27,4

25,1

22,4

20,0

Khu vực ngoài N.N

24,5

27,0

27,0

27,6

28,9

31,2

33,4

35,4

Khu vực FDI

41,3

41,6

41,6

43,1

43,7

43,7

44,2

44,6

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê 2008

Về giá trị sản xuất công nghiệp ngay từ năm 2000 đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước chỉ khoảng 34% và đến 2007 chỉ còn 20%. Vai trò của các doanh nghiệp FDI là rất quan trọng và chúng ta cũng thấy sự yếu kém tương đối của sản xuất công nghiệp của khu vực tư nhân trong nước (tuy sự phát triển cũng hết sức ngoạn mục).

Về thương nghiệp bán lẻ (hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng) khu vực tư nhân đã áp đảo từ lâu.

Bảng 6.12: Cơ cấu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng phân theo thành phần kinh tế (%)

Năm:

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Khu vực N.N

17,8

16,7

16,2

15,7

15,0

12,9

12,7

10,7

9,8

Khu vực ngoài N.N

80,6

81,7

79,9

80,2

81,2

83,3

83,6

85,6

86,8

Khu vực FDI

1,6

1,6

3,9

4,1

3,8

3,8

3,7

3,7

3,4

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

100,0

Nguồn: CSO, Niên giám thống kê 2008

Tuy các số liệu không hoàn toàn có thể so sánh được với nhau (giữa Việt Nam với Trung Quốc cũng như với các nước Đông-Âu) song có thể nói những biến đổi ở Việt Nam cũng hết sức sâu sắc và cũng khớp với sơ đồ phân tích của Kornai.



tải về 383.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương