Sự thay đổi hệ thống



tải về 383.74 Kb.
trang1/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích383.74 Kb.
#31250
  1   2   3   4
Sự thay đổi hệ thống” có nghĩa là gì?*
Kornai, János
Dẫn nhập

Vài phát biểu trong các cuộc biểu tình tại quảng trường Kossuth* đã gây cảm hứng cho tôi viết bài báo này vào mùa thu năm 2006. Theo một diễn giả, mục tiêu là “một sự thay đổi hệ thống mới, nền cộng hoà thứ tư”. Những đòi hỏi tương tự cũng đã vang lên một cách nóng nảy, giận dữ cả trong những phát biểu của các diễn giả khác nữa.1

Đừng giải quyết các lời lẽ này với cái phẩy tay, vì đây là vấn đề quan trọng. Cụm từ “sự thay đổi hệ thống” có nghĩa là gì? Sự thay đổi đã xảy ra – hay có lẽ vẫn thực sự chưa bắt đầu? Bài viết của tôi muốn trả lời các câu hỏi này, mà cụ thể là với giọng bình tĩnh, một cách khách quan.

Tôi không cố gắng để thuyết phục những người biểu tình khi đó ở quảng trường Kossuth và những người cùng tư tưởng với họ. Có nhiều bất đồng chính kiến bên trong các giới nghiên cứu khoa học và trong một tầng lớp rộng hơn, giới trí thức quan tâm đến các vấn đề chính trị. Một trong những lý do của những bất đồng quan điểm là sự hiểu lầm, là sự không rõ ràng về các khái niệm. Tôi muốn đóng góp cho việc lập lại trật tự bộ máy khái niệm.

Tôi phải cảnh báo trước bạn đọc: đừng đợi ở tiểu luận này sự phân tích nhân quả của các cuộc biểu tình và náo loạn mùa thu, cũng đừng đợi những lời khuyên chính trị cho các việc cần làm của chính quyền trong các tháng tới. Tôi muốn giữ khoảng cách với các sự kiện thường nhật và suy ngẫm vài vấn đề căn bản của sự biến đổi hậu xã hội chủ nghĩa.

Cách tiếp cận thực chứng versus (đối lại) cách tiếp cận chuẩn tắc

Chúng ta có thể dùng hai cách tiếp cận.

Một là cách tiếp cận thực chứng (positive). Chúng ta có thể gọi các hình thái xã hội có thể quan sát được về mặt kinh nghiệm, tồn tại về mặt lịch sử như thế nào là “hệ thống”? Chúng ta có thể gọi những thay đổi có thể quan sát được về mặt kinh nghiệm, thực sự xảy ra về mặt lịch sử như thế nào là “thay đổi hệ thống”?

Cách thứ hai, là cách tiếp cận chuẩn tắc (normative). Những thay đổi nào, được người đưa ra lập trường về vấn đề, tán thành hay lên án? Những thay đổi nào khiến chúng ta sung sướng hay ngược lại khiến chúng ta phẫn nộ?

Tôi sẽ nói về những nhận xét chuẩn tắc của những người khác, nhưng trước bạn đọc tôi cũng đưa ra lập trường riêng của mình nữa. Có nhiều tranh luận về việc liệu sự tách biệt này có thể thực hiện được hay không2. Bởi vì – họ nói – cách tiếp cận thực chứng chỉ là ảo tưởng, vì việc lựa chọn đề tài của nhà nghiên cứu, hệ thống khái niệm mà anh ta sử dụng, những nhấn mạnh và những điều bỏ qua bản thân chúng dựa vào sự lựa chọn giá trị trừ trước mất rồi. Ở đây tôi chỉ có thể nói được ngần này: trong khả năng của mình tôi thử thực hiện sự tách biệt. Trong khả năng của mình, tôi nỗ lực tối đa sự khách quan trong phân tích thực chứng. Cũng chẳng phải là vấn đề chính rằng thành công đến đâu để vẫn là “phi giá trị – value free” trong cách tiếp cận thực chứng. Vấn đề chính là, trong hai cách tiếp cận phải trả lời cho các câu hỏi hoàn toàn khác nhau.

Trong trường hợp của cách tiếp cận thực chứng, cuối cùng chúng ta đi đến mệnh đề thực chứng: đến phỏng đoán, đến giả thuyết. Câu hỏi, mà lúc ấy chúng ta có thể đặt ra: mệnh đề có đúng hay không? Có thể được chứng thực, có thể được chứng minh hay không? Nói chung có phải là về tuyên bố loại mà có thể bị bác bỏ hay không – hoặc là loại mà chẳng thể nêu ra tiêu chuẩn đúng hay không?

Trong trường hợp của cách tiếp cận chuẩn tắc không thể nêu ra các câu hỏi này. Chúng ta đụng đến phán xét giá trị. Tôi có coi cái tôi phán xét là tốt hay không? Đây là tuyên bố phụ thuộc vào giá trị. Nó có thể dựa vào sự lựa chọn có ý thức về giá trị, hay chỉ dựa vào thành kiến, vào xúc cảm, vào các cảm giác nghi ngờ, giận dữ và phẫn nộ - hay ngược lại: vào các xúc cảm có cảm tình và tin tưởng. Lúc ấy khảo sát có nhu cầu khoa học có thể thử khai phá hệ thống giá trị không được nêu rõ ràng, có lẽ cũng không có ý thức, được dùng làm cơ sở cho việc phán xét.

Sự tách biệt hai loại cách tiếp cận là khá quen thuộc. Tuy nhiên, sự lẫn lộn hai thứ lại đặc trưng cho phần đáng kể các cuộc tranh luận về thay đổi hệ thống. Sự phân biệt hai thứ này sẽ có vai trò then chốt trong dòng tư duy trình bày về sự thay đổi hệ thống.



Sự thay đổi hệ thống theo cách tiếp cận thực chứng

Chúng ta gọi cái gì là “hệ thống xã hội chủ nghĩa”? Có thể cho câu trả lời theo cách tiếp cận chuẩn tắc. Có người có thể nói: cái hình thái đã hình thành ở Liên Xô, rồi ở các nước cộng sản khác, không xứng đáng với cái tên “chủ nghĩa xã hội”, quả thực chỉ làm ô danh lý tưởng cao đẹp của chủ nghĩa xã hội. Không đúng để đi nói về chủ nghĩa xã hội hiện tồn, bởi vì cái đã tồn tại ở đó không phải là chủ nghĩa xã hội đích thực.

Tôi không tranh luận với những người coi việc gọi “hệ thống xã hội chủ nghĩa” là sự khen thưởng, cái cần phải xứng đáng để được và theo họ các hình thái đã hình thành với sự chỉ huy của Lenin, Stalin, Rákosi hay Ceauçescu đã trượt trong cuộc thi này. Thuật hùng biện chính thống của các nước xã hội chủ nghĩa cũng coi tính từ này là sự tưởng thưởng, và – ngược với đánh giá trước – nó công bố rằng “chủ nghĩa xã hội hiện tồn” đã đạt thành tích chói lọi trong cuộc thi.

Trong cách tiếp cận thực chứng, định nghĩa không thể là tự tiện, mà phải xuất phát từ sự quan sát và phân thích sự thật. Đầu tiên hãy xem một sự tương tự khoa học tự nhiên. Có nhiều loại chó. Hầu như không thể tin được và không thể hiểu được là một con pincsi bé nhỏ và một con bernáthegyi khổng lồ, mà thân hình, dáng đi, màu lông, vẻ nhìn, tính cách khác hẳn nhau – lại đều được gọi là chó (là canis familiaris theo tên gọi latin). Hẳn là không phải sở thích của người quý chó hay của người không thích chó quyết định việc muốn công nhận loại nào là chó và loại nào thì không. Có cái gì đó chung trong mọi con chó, cái là khác so với cái trong các động vật không thể được coi là chó. Nhà động vật học biết mô tả chính xác, cái gì là chung trong các con chó, và dựa vào tiêu chuẩn thực chứng nào có thể xác định được rằng một động vật có thuộc về loài chó (loài canus familiaris, species) hay không.3 Không phải sự yêu thích hay sự ghét chó hoặc mèo, mà là tiêu chuẩn thực chứng này quyết định một động vật cho trước là chó hay là mèo.

Trong cuốn Hệ thống xã hội chủ nghĩa của mình (Kornai, 2002) tôi sử dụng định nghĩa thực chứng. Trong năm 1987, đã có 26 nước tự gọi mình chính thức là “nước xã hội chủ nghĩa”.4 Các đặc trưng chung của 26 nước này là những gì? Tôi đã không cố gắng phát hiện ra càng nhiều nét chung trong chúng. Ngược lại: trong mức độ có thể, nhóm các đặc trưng càng hẹp càng tốt – nhưng đủ để chúng ta có thể phân biệt dứt khoát các nước thuộc về hệ thống xã hội chủ nghĩa với các nước khác không thể phân loại vào đấy. Theo ngôn ngữ logic, các điều kiện cần và đủ là các điều kiện nào để liên quan đến một nước cho trước, ở một thời điểm cho trước, chúng ta có thể tuyên bố dứt khoát: ở đó hệ thống xã hội chủ nghĩa hoạt động.

Cần sự hiện diện cùng nhau của ba điều kiện cần và đủ cho điều này.



  1. Liên quan đến các quan hệ sở hữu, công hữu có vai trò ưu thế và sở hữu tư nhân nhiều nhất chỉ có vai trò phụ thuộc, bổ sung.

  2. Liên quan đến điều phối các hoạt động kinh tế-xã hội, điều phối quan liêu được điều khiển từ trung ương có vai trò ưu thế và điều phối thị trường nhiều nhất chỉ có vai trò phụ, bổ sung.

  3. Đảng cộng sản marxist-leninist thực hiện độc quyền về quyền lực chính trị, mà cương lĩnh của đảng là tiêu diệt chủ nghĩa tư bản dựa trên sở hữu tư nhân và thị trường, như thế là kẻ thù của chủ nghĩa tư bản. Bằng hành động của mình đảng cộng sản chứng tỏ rằng nó kiên quyết thực hiện cương lĩnh này. Đặc trưng thứ ba này – xét về thứ tự thời gian lịch sử của các sự kiện – đi trước hai đặc trưng được nhắc tới ở trước. Đảng cộng sản thực hiện việc tịch thu hàng loạt tài sản tư nhân và tiêu diệt thị trường ở quy mô lớn hay trói buộc nó.

Nếu ba điều kiện sơ cấp, chính, căn bản này, thực sự là các điều kiện cần, được thoả mãn, thì là đủ để nhiều tính chất chung thứ cấp, phụ của hệ thống hình thành – đôi khi sau các khoảng trễ. Thí dụ hình thành các quy định pháp luật phù hợp với hệ thống, hình thành cách ứng xử của các nhà lãnh đạo chính trị, chính quyền, kinh tế cho phù hợp với những đòi hỏi của hệ thống, phần lớn công dân thích nghi với những mong đợi của hệ thống, và v.v.

Khái niệm “hệ thống xã hội chủ nghĩa” xác định một họ hệ thống. Cấu hình của các định chế của một nước thay đổi với thời gian lịch sử: Liên Xô của Bezhnev khác với của Stalin. Trong một giai đoạn cho trước các nước khác nhau cũng khác nhau: Cộng hoà Dân chủ Đức của Honecker khác với Căm Pu Chia của Pol Pot. Thế nhưng, ba đặc trưng mà tôi nói ở trên là chung và điều này có thể xác minh được một cách dứt khoát về mặt kinh nghiệm.

Các điều kiện cần và đủ nào phải xuất hiện để chúng ta có thể khẳng định về một hình thái lịch sử cụ thể rằng ở đó hệ thống tư bản chủ nghĩa ngự trị? Câu trả lời đối xứng với những điều đã nói về hệ thống xã hội chủ nghĩa.


  1. Liên quan đến các quan hệ sở hữu, sở tư nhân có vai trò ưu thế và sở hữu công nhiều nhất chỉ có vai trò phụ thuộc, bổ sung.

  2. Liên quan đến điều phối các hoạt động kinh tế-xã hội, thị trường có vai trò ưu thế và điều phối quan liêu được điều khiển từ trung ương nhiều nhất chỉ có vai trò phụ, bổ sung.

  3. Không có quyền lực chính trị thù địch với chủ nghĩa tư bản, với sở hữu tư nhân và với thị trường. [Quyền lực chính trị] hoặc tích cực ủng hộ các định chế này, hay chí ít cũng trung lập một cách thiện chí, “thân thiện” đối với chúng.

Tôi lưu ý rằng giữa các điều kiện cần và đủ tôi đã không liệt kê dân chủ vào. Hệ thống tư bản chủ nghĩa có thể hoạt động trong cơ cấu chính trị chuyên chế, bóp nghẹt các quyền tự do, và các nhà lãnh đạo không được lựa chọn bằng thủ tục bầu cử quốc hội. Để cho sự tồn tại đơn thuần của chủ nghĩa tư bản chỉ cần chế độ chính trị đừng chống chủ nghĩa tư bản. Tôi sẽ quay lại vấn đề dân chủ trong một phần sau của bài báo.

Ba điều kiện trên không phải do tôi nhấc lên từ nhiều loại điều kiện-ứng viên, trên cơ sở định nghĩa tuỳ tiện loại nào đó của chủ nghĩa tư bản. Cách định nghĩa trong trường hợp này cũng giống như cách đã nói đến đối với hệ thống xã hội chủ nghĩa. Chúng ta xuất phát từ kinh nghiệm, từ quan sát các tính chất của các hình thái lịch sử có thật. Lấy ra một nhóm lớn các nước, được gọi là các nước tư bản chủ nghĩa với sự đồng thuận đủ rộng. Hãy xem, cái gì là chung trong chúng! Chúng ta thấy: mỗi nước trong nhóm đều thoả mãn ba điều kiện chính kể trên – trong khi chúng có thể khác nhau về các nét thứ yếu, như về hệ thống pháp luật, về hoạt động kinh tế và vai trò tái phân phối của nhà nước, về tín ngưỡng của dân cư và v.v.

Khái niệm “hệ thống tư bản chủ nghĩa” (song song với cái tôi đã viết ở trên về “hệ thống xã hội chủ nghĩa”) xác định một họ hệ thống. Ở đây cũng có thể nói: cấu hình các định chế của một nước thay đổi theo thời gian lịch sử; thí dụ là khác ở nước Anh thế kỷ 19 so với ở đó bây giờ. Và trong một thời điểm cho trước, Thuỵ Điển và Na Uy hôm nay là khác với Hoa Kỳ hay New-Zealand. Thế nhưng ba đặc trưng, mà tôi vừa nhắc tới, đều ăn khớp với mỗi nước tư bản chủ nghĩa.

Sự phân đôi (dichotomy) “chủ nghĩa xã hội versus chủ nghĩa tư bản” không chỉ không loại trừ các biến thể bên trong một họ-hệ thống, nhưng cũng tương hợp cả với chuyện rằng đã tồn tại trong quá khứ và tồn tại hiện nay nữa các hình thái cụ thể mà không thể liệt kê vào một họ-hệ thống nào cả trong hai họ-hệ thống mà không có sự khiên cưỡng. Đây là một vài ngoại lệ!

- Trong các nước kém phát triển nhất về kinh tế trong thời gian dài các hình thái tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa có thể pha trộn nhau.

- Trong các nước chịu ảnh hưởng rất mạnh của hồi giáo, thậm chí sự thống trị thần quyền chính trị-ý thức hệ được phục hồi, chúng ta thấy các hình thức sở hữu riêng biệt không thể gọi là công hữu, cũng chẳng thể gọi là tư hữu. Cũng ở đó có các cơ chế điều phối, trong đó hoạt động quen thuộc của thị trường bị luật hồi giáo và/hoặc truyền thống hồi giáo hạn chế một cách lâu bền. Vì thế các hệ thống cụ thể của các nước này không thể ăn khớp vào họ-hệ thống tư bản chủ nghĩa, trong khi đó chắc chắn không thể gọi là chủ nghĩa xã hội được.

Chẳng có gì gây lo ngại cho nhà phân tích cả trong chuyện này. Có thể tồn tại các kiểu phân loại có khả năng hoạt động, tuy chúng đề ra các tiêu chuẩn phân biệt nghiêm ngặt, nhưng chúng ghi nhận rằng có những ngoại lệ, các trường hợp không thực sự có thể đưa vào, có hai nghĩa hay mơ hồ. Thí dụ cách phân đôi “đàn bà-đàn ông” có thể sử dụng tốt, ngay cả khi nếu có những người lưỡng tính nữa.

Khi tôi đối sánh hai hệ thống lớn với nhau, tôi gia nhập vào truyền thống trí tuệ mà người mở đường là Marx. Việc đưa khái niệm chủ nghĩa tư bản lên vị trí hàng đầu có thể được gắn với tên ông. Kể từ đó, những người khác, trong số đó có những người không marxist, cũng sẵn sàng dùng cặp đối lập chủ nghĩa tư bản-chủ nghĩa xã hội. Là đủ ở đây để nhắc tới tên của Polányi Károly, Max Weber, Ludwig von Mises và Joseph Schumpeter.5

Đây không phải là cách tiếp cận khả dĩ duy nhất để làm rõ khái niệm hệ thống. Một bộ phận các nhà nghiên cứu cự tuyệt cách phân đôi này, tức là sự đối sánh sắc nét hai hệ thống chính, hai họ mô hình. Thay vào đó họ nhấn mạnh: thực tế mọi hệ thống cụ thể đều là sự pha trộn của các yếu tố khác nhau. Công hữu và tư hữu, quan liêu và thị trường, dân chủ và chế độ độc tài, ngoài ra còn có thể thấy nhiều đặc trưng khác ở mỗi nước trong quá khứ và hiện tại, thế nhưng các yếu tố này kết hợp với nhau theo các tỷ lệ khác nhau ở mỗi thời kỳ và mỗi nước. Có rất nhiều loại kết hợp, những sự kết hợp này có thể được phân loại theo nhiều quan điểm (Pryor, 2005, 2006).

Tôi không bác bỏ một cách cứng nhắc cách tiếp cận này, bản thân tôi cũng vui lòng áp dụng để phân biệt các thể hiện lịch sử cụ thể thuộc cùng một họ-hệ thống. Như tôi đã nhắc tới vừa rồi, Căm Pu Chia khác với Cộng Hoà Dân chủ Đức, Thuỵ Điển và Na Uy khác với Hoa Hỳ và New-Zealand. Nhưng dù sao tôi vẫn kiên trì rằng cách phân đôi sắc nét có sức giải thích và làm sáng tỏ cực kỳ mạnh!6

Bây giờ chúng ta đã có trong tay bộ máy khái niệm, mà với sự giúp đỡ của nó chúng ta có thể trả lời: khi nào sự thay đổi hệ thống hoàn thành.

Sự thay đổi hệ thống đã xảy ra, đã kết thúc khi có thể xác định về nước tạo thành đối tượng phân tích: ở đó ba đặc trưng căn bản của hệ thống xã hội chủ nghĩa đã không còn thịnh hành nữa, nhưng [ba đặc trưng chính] của hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thịnh hành.

Trong cách tiếp cận thực chứng này có thể tuyên bố: trong mười nước thành viên mới, hậu xã hội chủ nghĩa của EU, trong đó có Hungary, sự thay đổi hệ thống đã diễn ra, đã kết thúc. (Tôi không khẳng định rằng sự thay đổi đã xảy ra chỉ trong mười nước này, nhưng việc trình bày điều tôi muốn nói không đòi hỏi phải làm rõ, liệu sự thay đổi hệ thống ở nước khác cũng đã chấm dứt hay chưa.)

Đây là một tuyên bố thực chứng. Có thể chứng minh được hay bác bỏ được về mặt kinh nghiệm. Tôi không muốn đè nặng bài viết của mình với nhiều số liệu thống kê; tôi chỉ đưa ra hai bảng mà tôi lấy từ các báo cáo của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Châu Âu (EBRD). Từ các bảng này tôi nhặt ra vài số liệu liên quan đến Hungary.



  • Trong ba điều kiện cần và đủ, điều kiện thứ nhất được thoả mãn: năm 2004 tám mươi phần trăm GDP là đóng góp của khu vực tư nhân.



Bảng 6.1. Phần đóng góp của khu vực tư nhân vào GDP (phần trăm)

Nước

1989

1990

1992

1994

1996

1998

2000

2002

2004

Bungary

10

10

25

40

55

65

70

70

70

Czech

5

10

30

65

75

75

80

80

80

Estonia

10

10

25

55

70

70

75

80

80

Ba Lan

30

30

45

55

60

65

70

75

75

Latvia

10

10

25

40

60

65

65

70

70

Lithuania

10

10

20

60

70

70

70

75

75

Hungary

5

25

40

55

70

80

80

80

80

Rumani

15

15

25

40

55

60

60

65

70

Slovakia

5

10

30

55

70

75

80

80

80

Slovenia

10

15

30

45

55

60

65

65

65

Ghi chú: Các tính toán dựa vào các nguồn chính thống (chính phủ) và không chính thống. Phần đóng góp được tính bao gồm cả các hoạt động chính thức và phi chính thức của các doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân là tất cả hoạt động của tư nhân, mà chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân.

Nguồn: trên cơ sở EBRD (2006)

  • Trong ba điều kiện, điều kiện thứ hai cũng thoả mãn (xem bảng 6.2). Các chuyên gia của EBRD cho điểm các nước liên quan đến: các nước hậu xã hội chủ nghĩa đã tiến đến đâu trong quá trình chuyển đổi về hình thành các đặc trưng đặc thù khác nhau của nền kinh tế thị trường (transition indicator scores). “Điểm” cao nhất là "4+". Hungary đạt điểm cao nhất trong hai “môn học” liên quan đến các cơ chế điều phối: trong tự do hoá [giá cả,] thương mại và các giao dịch ngoại hối. Điều này phản ánh rằng về điều phối cơ chế thị trường đã có vai trò ưu thế rồi.

  • Tôi không trụ đỡ khẳng định liên quan đến sự thoả mãn của điều kiện thứ ba bằng các số liệu: chế độ chính trị và các luật của Hungary bảo vệ các định chế sở hữu tư nhân và thị trường. Bạn đọc có thể kiểm tra tính đúng đắn của khẳng định này.

Tôi đã đưa ra các khẳng định thực chứng mà không chứa phán xét giá trị. Sự thay đổi hệ thống đã xảy ra – có thể vui mừng cho hay buồn rầu vì sự thay đổi này. Tuy nhiên, giữa những người vui mừng và những người buồn rầu không thể có tranh luận về việc, có thể nói về 10 nước thành viên mới của EU: họ đã bước vào họ-hệ thống tư bản chủ nghĩa, bởi vì về mặt các đặc trưng-hệ thống căn bản họ đã giống các nước tư bản chủ nghĩa khác rồi.

Bảng 6.2. Các chỉ số phản ánh mức chuyển đổi kinh tế thị trường của EBRD

Nước

Tự do hoá giá cả

Tự do hoá thương mại và giao dịch ngoại hối

Bungary

4 +

4 +

Czech

4 +

4 +

Estonia

4 +

4 +

Ba Lan

4 +

4 +

Latvia

4 +

4 +

Lithuania

4 +

4 +

Hungary

4 +

4 +

Rumani

4 +

4 +

Slovakia

4 +

4 +

Slovenia

4

4 +

Chú thích: Chỉ số có giá trị từ 1 đến 4+. Điểm số 1 có nghĩa là: sự thay đổi không đáng kể, hay chẳng có thay đổi nào so với thời kỳ kế hoạch hoá tập trung. Còn 4+ là điểm phù hợp với các quan hệ của nền kinh tế thị trường đã được công nghiệp hoá.

Nguồn: EBRD (2005) Bảng 1.1.

Nguời ta khó quen với việc dùng từ chủ nghĩa tư bản. Trong các thập niên dưới sự thống trị cộng sản người ta đã nhồi sọ sâu vào suy nghĩ chung. Các báo, đài phát thanh, TV, trường học và đại học, các bài phát biểu trong các dịp lễ và các hội thảo của đảng đã tiêm vào con người tư tưởng rằng chủ nghĩa tư bản là hệ thống đáng căm thù và cần bác bỏ. Ngay cả những người không thiện cảm với hệ thống xã hội chủ nghĩa hiện tồn cũng chẳng muốn “sự khôi phục chủ nghĩa tư bản”. Những đối thủ cấp tiến của chủ nghĩa xã hội cũng không – cả trong các bài viết được truyền bá một cách bất hợp pháp dù thẳng thắn một cách gan dạ cũng chẳng - tuyên bố rằng họ muốn hệ thống “tư bản chủ nghĩa”. Sở dĩ không, bởi vì họ đã không suy nghĩ kỹ hoàn toàn, hay nếu thực sự họ có ủng hộ việc khôi phục chủ nghĩa tư bản đi chăng nữa, thì họ cũng không muốn nhấn mạnh, vì họ tính rằng điều đó có thể gây ác cảm trong các bạn đọc của mình. Đặc biệt là, khi sự kiểm duyệt và với nó là sự tự kiểm duyệt đã chấm dứt trong khía cạnh này, các chính trị gia, các nhà báo chính luận và các nhà khoa học xã hội đã tránh thuật ngữ này khá lâu.7 Chúng ta không bắt gặp thuật ngữ này trong các tuyên bố cương lĩnh đầu tiên của các đảng thành lập sau 1989. Họ đã hào hứng hơn để dùng các uyển ngữ, như nền kinh tế thị trường, bởi vì nó dễ chấp nhận hơn đối với những cái tai người đã được chỉnh cho việc chống chủ nghĩa tư bản.



tải về 383.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương