SỞ TƯ pháp số: 231 /QĐ-stp tp. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 6 năm 2011



tải về 128 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích128 Kb.
#15934

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỞ TƯ PHÁP

Số: 231 /QĐ-STP TP.Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 6 năm 2011




QUYẾT ĐỊNH

V/v ban hành Quy định chấm điểm và bình xét thi đua


đối với công tác tư pháp quận huyện

GIÁM ĐỐC SỞ TƯ PHÁP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH




Căn cứ Quyết định số 43/QĐ-UB ngày 27/3/1982 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp thành phố và Quyết định số 95/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Tư pháp;


Căn cứ Luật Thi đua khen thưởng ngày 26/11/2003 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14/6/2005;

Căn cứ Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thi đua khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Thi đua khen thưởng;


Căn cứ Thông tư 02/2011/TT-BNV ngày 24/01/2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện Nghị định 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

Căn cứ Quyết định số 169/2006/QĐ-UBND ngày 22/11/2006 của UBND thành phố quy định về công tác thi đua khen thưởng tại thành phố Hồ Chí Minh;

Căn cứ Thông tư số 06/2011/TT-BTP ngày 07/3/2011 của Bộ Tư pháp hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành Tư pháp;

Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Sở Tư pháp,


QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Quy định về chấm điểm và bình xét thi đua đối với công tác tư pháp quận, huyện. trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 84/QĐ-STP-VP ngày 29/3/2010 của Giám đốc Sở Tư pháp về việc ban hành Quy định chấm điểm và bình xét thi đua đối với công tác tư pháp quận huyện.

Điều 3. Hội đồng Thi đua khen thưởng Sở Tư pháp, Chánh Văn phòng, Trưởng phòng nghiệp vụ cơ quan Sở, Giám đốc trung tâm Trợ giúp pháp lý và Trưởng các phòng Tư pháp quận, huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:


- Như Điều 3;

- Đc Lê Minh Trí – PCT UBND TP




(để b/c)
- HĐTĐKT/BTP

- HĐTĐKT/TP

- Lưu (VT,TĐ,TH)

GIÁM ĐỐC



Ngô Minh Hồng



ỦY BAN NHÂN DÂN


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

SỞ TƯ PHÁP


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Về chấm điểm và bình xét thi đua đối với

công tác Tư pháp quận, huyện năm 2011



(Ban hành kèm theo Quyết định số: 231 /QĐ-STP ngày 08 tháng 6 năm 2011

của Giám đốc Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh)
Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh quy định về chấm điểm và bình xét thi đua hàng năm đối với Phòng Tư pháp các quận, huyện như sau:

CHƯƠNG I

QUY ĐỊNH CHUNG



Điều 1. Mục tiêu chấm điểm và bình xét thi đua

Công tác chấm điểm và bình xét thi đua nhằm động viên, khuyến khích và tôn vinh các tập thể, cá nhân hăng hái thi đua lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ, lập thành tích xuất sắc góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển của ngành Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.



Điều 2. Nguyên tắc chấm điểm, bình xét thi đua

1. Việc chấm điểm, bình xét thi đua, khen thưởng của các quận, huyện được thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, trung thực, công khai, công bằng giữa các đơn vị.

2. Thẩm quyền xét, quyết định công nhận các danh hiệu thi đua thực hiện theo Quyết định 169/2006/QĐ-UBND ngày 22/11/2006 của UBND Thành phố và thực hiện theo nguyên tắc “cấp nào trả lương và quản lý cán bộ thì cấp đó xét, công nhận các danh hiệu thi đua và trình cấp trên khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc mình quản lý”. Căn cứ kết quả thi đua hàng năm, Sở Tư pháp sẽ thông báo số điểm đạt được của từng đơn vị và thực hiện việc hiệp y khen thưởng theo quy định.

3. Bảo đảm chính xác, công khai, công bằng, dân chủ và kịp thời trên cơ sở đánh giá đúng hiệu quả công tác của đơn vị theo các tiêu chuẩn tại Quy định này.



Điều 3. Quy định về chấm điểm thi đua

1. Phòng Tư pháp các quận-huyện đánh giá, xếp hạng và chấm điểm thi đua theo 07 lĩnh vực công tác. Mỗi lĩnh vực công tác có quy định mức điểm cụ thể phù hợp với hướng dẫn của Bộ Tư pháp và UBND thành phố. Đơn vị có triển khai các mặt công tác theo quy định mới được tính điểm chuẩn.

2. Căn cứ vào Quy định này, khi kết thúc năm thi đua, các Phòng Tư pháp báo cáo tổng kết công tác năm, tự chấm điểm thi đua đối với đơn vị mình. Sở Tư pháp sẽ tổ chức kiểm tra chéo đối với một số đơn vị trong các Cụm thi đua.

3. Việc chọn đơn vị dẫn đầu để đề nghị UBND thành phố tặng Cờ đơn vị thi đua xuất sắc dựa trên cơ sở tự chấm điểm của các đơn vị và kết quả chấm điểm thi đua được Hội đồng thi đua Sở Tư pháp công nhận. Đồng thời, Hội đồng Thi đua khen thưởng Sở sẽ xem xét toàn diện các mặt công tác của đơn vị có số điểm cao nhất trong mỗi Cụm thi đua nhằm đảm bảo việc đề nghị khen thưởng chính xác và có tác dụng động viên phong trào thi đua chung trong toàn Ngành.

4. Trước khi kiểm tra chéo, các phòng nghiệp vụ của Sở và Trung tâm trợ giúp pháp lý phải có đánh giá tổng hợp, công bố kết quả theo dõi thực hiện Tiêu chuẩn thi đua của các Phòng Tư pháp quận, huyện và có trách nhiệm tham gia đầy đủ các buổi kiểm tra.

Điều 4. Cơ cấu thang điểm:

Việc đánh giá xếp loại thi đua dựa trên 07 lĩnh vực công tác sau đây, có tổng số điểm là 100 điểm. Cụ thể:

1. Công tác văn bản và tư vấn pháp luật: 15 điểm

2. Công tác kiểm tra văn bản: 10 điểm

3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: 15 điểm

4. Công tác trợ giúp pháp lý: 10 điểm

5. Công tác hộ tịch: 20 điểm

6. Công tác chứng thực, quản lý hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật: 20 điểm

7. Công tác xây dựng ngành, thông tin, báo cáo: 10 điểm

Điều 5. Phân loại

Căn cứ theo thang điểm, các quận, huyện tự chấm điểm và phân loại A, B, C, D hàng năm.

1. Hạng xuất sắc

a) Loại A1: từ 95 đến 100 điểm.

b) Loại A2: từ 91đến dưới 95 điểm.

c) Loại A3: 90 đến dưới 91 điểm.

2. Hạng tiên tiến

a) Loại B1: từ 85 đến dưới 90 điểm.

b) Loại B2: từ 81đến dưới 85 điểm.

c) Loại B3: 80 đến dưới 81 điểm.

3. Hạng trung bình

a) Loại C1: từ 75 đến dưới 80 điểm.

b) Loại C2: từ 71 đến dưới 75 điểm.

c) Loại C3: từ 50 điểm đến dưới 71 diểm.

4. Hạng yếu, kém

Loại D: dưới 50 điểm.



Điều 6. Các cụm thi đua

24 phòng Tư pháp quận, huyện được chia thành 04 Cụm thi đua như sau (theo Văn bản số 22/HĐTĐKT ngày 12/3/2011 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hồ Chí Minh):

1. Cụm 1, gồm các quận: 1; 3; 5; 10; 11; Tân Bình.

2. Cụm 2, gồm các quận: 4; 6; 8; Bình Thạnh; Gò Vấp; Phú Nhuận, Tân Phú.

3. Cụm 3, gồm các quận: 2; 7; 9; 12; Bình Tân; Thủ Đức.

4. Cụm 4, gồm các huyện: Bình Chánh; Cần Giờ; Củ Chi; Hóc Môn; Nhà Bè.


CHƯƠNG II

CƠ CẤU THANG ĐIỂM



Mục 1

CÔNG TÁC VĂN BẢN VÀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Điều 7. Thang điểm chuẩn của công tác văn bản và tư vấn pháp luật

1. Đảm bảo về mặt pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật được UBND quận, huyện phân công soạn thảo, góp ý, thẩm định (về nội dung văn bản, hình thức văn bản, thẩm quyền ban hành): 06 điểm

Các văn bản quy phạm pháp luật do Phòng Tư pháp trực tiếp soạn thảo và văn bản thẩm định phải gửi về Sở Tư pháp để theo dõi.

2. Tổ chức lấy ý kiến, tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và Thành phố theo chỉ đạo của UBND Thành phố, Quận, Huyện hoặc theo yêu cầu của Sở Tư pháp: 03 điểm

3. Đảm bảo về mặt pháp lý các ý kiến tư vấn giải quyết các vụ việc cụ thể theo yêu cầu của UBND quận, huyện và đề nghị của các phòng ban chuyên môn: 04 điểm

4. Tham gia tổ chức thực hiện các quyết định hành chính: 01 điểm

5. Tham mưu cho UBND quận, huyện đề xuất những vấn đề cần thể chế hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật của UBND thành phố: 01 điểm

a) Có văn bản đề xuất gửi về Sở Tư pháp đúng thời gian quy định: 0,5 điểm

b) Đề xuất được UBND thành phố chấp thuận (có văn bản được đưa vào Chương trình lập quy hàng năm hoặc được UBND thành phố ban hành trong năm):

0,5 điểm

Điều 8. Điểm trừ trong công tác văn bản và tư vấn pháp luật

1. Nội dung văn bản được giao soạn thảo hoặc thẩm định văn bản quy phạm pháp luật không đúng pháp luật về nội dung văn bản, thẩm quyền ban hành:

- 01 điểm/văn bản

2. Không tổ chức việc lấy ý kiến, tham gia ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và Thành phố theo chỉ đạo của UBND thành phố, Quận, Huyện hoặc theo yêu cầu của Sở Tư pháp: - 0,5 điểm/văn bản

3. Không đảm bảo về mặt pháp lý các ý kiến tư vấn cho UBND quận, huyện, phòng, ban: - 01 điểm/loại việc

4. Không gửi về Sở Tư pháp (để theo dõi) các văn bản quy phạm pháp luật do Phòng Tư pháp trực tiếp soạn thảo và thẩm định: - 0,25 điểm/văn bản



Mục 2

CÔNG TÁC KIỂM TRA VĂN BẢN
Điều 9. Thang điểm chuẩn đối với công tác kiểm tra văn bản

1. Xây dựng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành Kế hoạch công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trong năm: 01 điểm

2. Thực hiện nhiệm vụ giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện kiểm tra 100% văn bản do Hội đồng nhân dân xã, Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn ban hành gửi đến để kiểm tra theo quy định: 02 điểm

3. Thực hiện nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân quận, huyện tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành (tự kiểm tra văn bản sau khi văn bản được ban hành và khi có yêu cầu, kiến nghị, phản ảnh): 02 điểm

Đối với nội dung tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, đơn vị phải có Sổ văn bản đến được ghi chép đầy đủ văn bản được gửi đến để kiểm tra (cần phân biệt Sổ này với Sổ công văn đến của đơn vị); danh mục văn bản được kiểm tra có ý kiến phê duyệt của Thủ trưởng đơn vị; văn bản đã được kiểm tra có chữ ký xác nhận của Chuyên viên thực hiện việc kiểm tra văn bản; Sổ theo dõi xử lý văn bản có dấu hiệu trái pháp luật và hồ sơ kiểm tra văn bản theo quy định tại Khoản 6 Điều 9 Thông tư số 20/2010/TT-BTP ngày 30/11/2010 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 40/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

4. Thực hiện công tác rà soát thường xuyên đối với văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành: 02 điểm

Đối với nội dung tại khoản 4 Điều này, đơn vị phải thực hiện việc rà soát và lập danh mục văn bản rà soát (chỉ gồm văn bản còn hiệu lực tại thời điểm kết thúc tổng rà soát tháng 12/2008); danh mục văn bản hết hiệu lực và danh mục văn bản cần sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, thay thế (nếu có).

5. Soạn thảo và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện báo cáo tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật 6 tháng và cả năm theo quy định: 01 điểm

a) Báo cáo 6 tháng đầu năm (thực hiện trước ngày 15 tháng 4) : 0,5 điểm

b) Báo cáo cả năm (thực hiện trước ngày 15 tháng 10) : 0,5 điểm

6. Phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức, điều tra, khảo sát và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo kế hoạch và yêu cầu: 02 điểm

Điều 10. Điểm trừ trong công tác kiểm tra văn bản

1. Không có Sổ kiểm tra văn bản: - 0,5 điểm/sổ

2. Kiểm tra không đầy đủ văn bản được gửi đến: - 0,2 điểm/văn bản

3. Thiếu hồ sơ kiểm tra văn bản: - 0,2 điểm/hồ sơ

4. Không báo cáo UBND quận, huyện những trường hợp mà cơ quan ban hành văn bản không xử lý văn bản sai trái khi hết hạn yêu cầu tự kiểm tra, xử lý của Trưởng phòng Tư pháp: - 0,2 điểm/trường hợp

5. Báo cáo tình hình soạn thảo, ban hành và kiểm tra, xử lý văn bản 06 tháng, cả năm không đúng thời hạn quy định: - 0,2 điểm/báo cáo

6. Ủy ban nhân dân quận, huyện không gửi Sở Tư pháp đầy đủ và đúng thời hạn văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân quận, huyện ban hành: - 0,5 điểm

7. Thiếu các danh mục văn bản rà soát: - 0,2 điểm/danh mục




Mục 3

CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Điều 11. Thang điểm chuẩn trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

1. Tham mưu ban hành Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật: 01 điểm

Kế hoạch năm về phổ biến, giáo dục pháp luật phải được ban hành trong quý I hàng năm; không tính điểm đối với kế hoạch chưa được ban hành chính thức hoặc chỉ nêu trong phần phương hướng, kế hoạch công tác trong báo cáo tổng kết năm của đơn vị.

2. Báo cáo hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật quận, huyện: 02 điểm



Trong năm phải có đầy đủ 4 báo cáo: quý 1; báo cáo 6 tháng; quý 3 và báo cáo tổng kết năm; mỗi báo cáo được tính 0,5 điểm.

Báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải được gửi cho Thường trực HĐPH Thành phố (Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật) trước ngày 25 các tháng cuối quý, báo cáo 6 tháng trước ngày 25/6, báo cáo tổng kết năm trước ngày 25/12.

3. Phối hợp, tổ chức triển khai tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật cho các đối tượng: 02 điểm

Trên cơ sở quy định của Kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm của Ủy ban nhân dân Thành phố, các quận huyện tổ chức triển khai từ 08 cuộc trở xuống được tính 01 điểm, từ 09-12 cuộc tính 1,5 điểm, từ 13 cuộc trở lên tính 02 điểm. Các cuộc triển khai văn bản luật phải có kế hoạch tổ chức, có danh sách người dự, có ký nhận thù lao của báo cáo viên pháp luật và chỉ tính các buổi tổ chức triển khai văn bản luật ở cấp quận, huyện.

4. Tham mưu cho HĐPH quận, huyện tổ chức kiểm tra hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật của các cơ quan đơn vị hoặc các phường, xã, thị trấn trong năm: 02 điểm

Việc tổ chức kiểm tra phải có kế hoạch của Hội đồng, có biên bản kiểm tra đơn vị. Số đơn vị được kiểm tra ít nhất là 6 đơn vị trở lên, mỗi đơn vị được tính 0,2 điểm, tối đa là 02 điểm; nếu chỉ kiểm tra 6 đơn vị thì được tính 01 điểm.

5. Quản lý, sử dụng phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật quận huyện: 01 điểm

Trong năm nếu huy động được dưới 70% báo cáo viên đi báo cáo cho các đơn vị thì được tính 0,5 điểm, từ 70% đến 100% báo cáo viên hoạt động thì tính 01 điểm. Việc đi báo cáo pháp luật của báo cáo viên phải được thể hiện trong kế hoạch, sổ quản lý và xác nhận của đơn vị mời báo cáo.

6. Công tác quản lý, bồi dưỡng kiến thức pháp luật đối với các hoạt động của đội ngũ hòa giải ở cơ sở: 02 điểm

a) Có kế hoạch và có tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho hòa giải viên (có danh sách người tham dự). Việc tập huấn có thể tổ chức tập trung ở quận, huyện hoặc tại phường, xã: 01 điểm

b) Hàng quý, năm có báo cáo về công tác hòa giải ở cơ sở (có báo cáo riêng hoặc báo cáo chung với báo cáo hội đồng phối hợp): 01 điểm

7. Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật cho các đối tượng nhân dân: 02 điểm

a) Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật tại quận, huyện.

Mỗi hội thi được tính 0,5 điểm và tối đa không quá 1,5 điểm

Chỉ tính điểm các hội thi do cấp quận, huyện tổ chức (do Hội đồng PHCTPBGDPL hoặc Phòng Tư pháp tự tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị khác tổ chức). Hội thi phải có kế hoạch, đề thi, đáp án riêng, có quyết định tặng giải thưởng hoặc biên bản xác nhận của Ban giám khảo hội thi về kết quả thi đấu hoặc giải thưởng cuộc thi. Một nội dung thi mà có cùng đề thi, đáp án, được tổ chức ở nhiều phường, xã khác nhau cũng chỉ tính điểm cho một hội thi.

Việc phối hợp được hiểu là do Hội đồng phối hợp hoặc Phòng Tư pháp chủ trì lập Kế hoạch, đề thi, đáp án; trường hợp thành viên của phòng Tư pháp phối hợp với đơn vị khác với vai trò là Ban giám khảo của hội thi thì chỉ được tính 50% số điểm.

b) Tham gia đầy đủ các hội thi do Sở Tư pháp hoặc Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố tổ chức: 0,5 điểm

Ở mục này nếu quận huyện nào có tham gia đầy đủ thì tính 0,5 điểm; nếu chỉ tham gia một số hội thi thì tính 0,1 điểm/hội thi (không quá 0,5 điểm), không tham gia thì không có điểm.

8. Thực hiện tốt việc quản lý hoạt động của tủ sách pháp luật: 01 điểm

Có kế hoạch bổ sung đầu sách hàng năm, lập danh mục đầu sách, sổ đăng ký mượn, trả sách, hàng tháng, quý, năm có báo cáo về công tác quản ký, khai thác tủ sách pháp luật (báo cáo chung trong báo cáo định kỳ của HĐPH)

9. Phối hợp đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường: 01 điểm

Có phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc các trường trên địa bàn quận, huyện để tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên các cấp (có kế hoạch hoặc danh sách người tham dự hoặc tài liệu khác để chứng minh) được tính 0,5 điểm và cho học sinh các cấp được tính 0,5 điểm (không phụ thuộc vào số cuộc và nội dung phổ biến). Không tính điểm cho trường hợp chỉ gửi tài liệu cho Phòng Giáo dục hoặc cho các trường.

10. Tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền: 01 điểm

Trong năm, Phòng Tư pháp chủ động biên tập các tài liệu tuyên truyền, in và phát hành đến nhân dân ít nhất 02 loại tài liệu tự biên soạn (nếu tự biên soạn được 01 loại tài liệu thì chỉ tính 0,5 điểm).



Điều 12. Điểm trừ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

1. Gởi báo cáo quý về công tác phổ biến giáo dục pháp luật trễ:



- 0,2 điểm/báo cáo

2. Tủ sách pháp luật có dưới 60 đầu sách hoặc hàng năm không được bổ sung mới từ 05 đầu sách trở lên: - 0,5 điểm

3. Tủ sách pháp luật không có danh mục đầu sách, sổ đăng ký mượn, trả sách:

- 0,5 điểm

4. Không tham gia các buổi tập huấn do Sở Tư pháp tổ chức hàng tháng cho đội ngũ báo cáo viên, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn: - 0,2 điểm/buổi


Mục 4

CÔNG TÁC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Điều 13. Thang điểm chuẩn đối với công tác trợ giúp pháp lý

1. Giao ban cộng tác viên.

a) Tổ chức họp giao ban với cộng tác viên 02 lần/năm, có tối thiểu 70% Cộng tác viên tham dự/lần, có mời Trung tâm TGPL tham gia: 02 điểm

b) Tổ chức họp giao ban với cộng tác viên 01 lần/năm, có tối thiểu 70% Cộng tác viên tham dự/lần, có mời Trung tâm TGPL tham gia: 01 điểm

2. Sinh hoạt Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý:

Có 50% Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý duy trì sinh hoạt ít nhất 02 lần/năm:



01 điểm

(Nếu dưới tỷ lệ nêu trên thì chỉ được tính 0,5 điểm)

3. Trợ giúp pháp lý lưu động:

a) Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động 02 cuộc/năm, đảm bảo có khảo sát nhu cầu của người dân và có lập kế hoạch gửi về Trung tâm: 02 điểm

b) Tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động 01 cuộc/năm, đảm bảo có khảo sát nhu cầu của người dân và có lập kế hoạch gửi về Trung tâm: 01 điểm

(Nếu chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động mà không thực hiện khảo sát, không có kế hoạch thì không được tính điểm)

4. Số vụ việc trợ giúp pháp lý:

a) Thực hiện đạt từ 100 vụ việc trợ giúp pháp lý trở lên (do cộng tác viên có đăng ký địa điểm hoạt động tại địa bàn quận, huyện thực hiện, được Trung tâm thẩm định công nhận đúng đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và hồ sơ được lập đúng quy định): 03 điểm

b) Nếu đạt từ 50 vụ việc đến dưới 100 vụ việc (đảm bảo đầy đủ các điều kiện nêu trên): 02 điểm

b) Nếu đạt dưới 50 vụ việc (đảm bảo đầy đủ các điều kiện nêu trên): 01 điểm

(Riêng đơn vị Cần Giờ, do dân số ít và địa bàn khó thực hiện công tác trợ giúp pháp lý nên sẽ được cộng 01 điểm nếu đạt trên 50 vụ việc Trợ giúp pháp lý).

5. Chế độ báo cáo: Thực hiện đúng chế độ báo cáo hàng tháng, quý, năm về công tác trợ giúp pháp lý gửi về Trung tâm Trợ giúp pháp lý trước ngày 17 hàng tháng: 02 điểm



Điều 14. Điểm trừ trong công tác trợ giúp pháp lý

1. Nộp trễ báo cáo kết quả công tác Trợ giúp pháp lý định kỳ (hàng tháng, quý, 6 tháng, báo cáo tổng kết năm): - 0,2 điểm/báo cáo

2. Không nộp báo cáo: - 0,5 điểm/báo cáo
Mục 5

CÔNG TÁC HỘ TỊCH
Điều 15. Thang điểm chuẩn trong công tác hộ tịch

1. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn: 07 điểm

a) Thực hiện việc kiểm tra về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch ít nhất 01 lần/năm tại tất cả các phường, xã, thị trấn trực thuộc: 03 điểm

- Trước khi kiểm tra, có Kế hoạch, lịch kiểm tra gửi Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn:

- Khi kiểm tra, lập biên bản kiểm tra đối với từng Ủy ban nhân dân phường, xã.

- Sau khi kiểm tra, có văn bản kết luận gửi Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn. Trong văn bản kết luận cần nêu rõ các mặt chưa làm được, các sai sót, nêu cụ thể đơn vị có sai sót và biện pháp chỉ đạo điều chỉnh, khắc phục.

b) Tổ chức họp giao ban đối với Tư pháp xã, phường, thị trấn ít nhất 01 lần/quý hoặc theo yêu cầu của Sở Tư pháp để theo dõi việc thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch tại địa phương; triển khai kịp thời những nội dung về công tác hộ tịch của ngành và hướng dẫn giải quyết các vướng mắc về nghiệp vụ công tác hộ tịch: 04 điểm

Việc tổ chức họp giao ban có lập sổ biên bản, ghi rõ nội dung họp và những chỉ đạo, hướng dẫn của Tư pháp quận, huyện đối với Tư pháp xã, phường, thị trấn.

2. Thực hiện công tác tiếp nhận, kiểm tra, quản lý sổ bộ hộ tịch: 03 điểm

a) Mỗi loại việc hộ tịch phải được đăng ký vào 02 quyển sổ (đăng ký kép), 01 quyển lưu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ tịch; 01 quyển chuyển lưu tại Phòng Tư pháp quận, huyện.

Thời hạn Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chuyển lưu sổ hộ tịch đến Phòng Tư pháp quận, huyện để lưu trữ là 30 ngày kể từ ngày sử dụng hết mỗi quyển sổ.

b) Trước khi tiếp nhận, Phòng Tư pháp quận, huyện phải kiểm tra việc ghi sổ hộ tịch theo quy định tại Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch; hướng dẫn cách sử dụng tại trang đầu của mỗi sổ hộ tịch. Trường hợp có sai sót, phải có văn bản nêu rõ sai sót và chuyển trả để Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn chỉnh lý và nộp lại.

c) Khi tiếp nhận phải có biên bản tiếp nhận sổ bộ hộ tịch, ghi rõ ngày tiếp nhận và tình trạng sổ bộ hộ tịch.

3. Bảo đảm công tác lưu trữ hồ sơ, sổ bộ hộ tịch tại quận, huyện: 02 điểm

a) Có nơi lưu trữ ổn định, đảm bảo các quy định về văn thư lưu trữ.

b) Hồ sơ, sổ bộ được sắp xếp khoa học, gọn gàng, bảo quản tốt.

4. Thực hiện đầy đủ và kịp thời các yêu cầu về xác minh hộ tịch theo yêu cầu của Sở Tư pháp và các cơ quan khác: 03 điểm

Thời hạn xác minh và trả lời xác minh là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị xác minh.

5. Thực hiện đúng thời gian, đúng quy định pháp luật việc giải quyết đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận, huyện: 03 điểm

6. Thực hiện đầy đủ việc ghi chú vào sổ bộ hộ tịch lưu trữ tại Phòng Tư pháp quận, huyện và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn đối với các quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch do Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân quận, huyện, phường, xã, thị trấn ban hành và các thông tin liên quan đến Ghi chú ly hôn do Sở Tư pháp thông báo: 02 điểm



Điều 16. Điểm trừ trong công tác Hộ tịch

1. Thực hiện không đầy đủ công tác chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn theo quy định tại Khoản 1 Điều 15: - 0.5 điểm/ trường hợp

2. Chỉ đạo, hướng dẫn sai về nghiệp vụ công tác hộ tịch cho phường, xã, thị trấn (thể hiện qua các văn bản, chỉ đạo triển khai công tác, các sổ họp giao ban định kỳ): - 0,5 điểm/trường hợp

3. Thực hiện không đúng thời gian, không đúng quy định pháp luật việc giải quyết đăng ký hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân quận, huyện:

- 0,5 điểm/trường hợp

Trường hợp phường, xã, thị trấn giải quyết sai về nghiệp vụ công tác hộ tịch, qua kiểm tra định kỳ của Phòng Tư pháp quận, huyện, phường, xã không phát hiện được hoặc có phát hiện nhưng đến thời điểm kiểm tra vẫn chưa sửa chữa sai sót (chỉ tính trong năm thi đua): - 0,5 điểm/trường hợp

4. Để thất lạc sổ bộ hộ tịch nhưng không chỉ đạo biện pháp khắc phục, sửa chữa và đến thời điểm kiểm tra thi đua sai sót này vẫn chưa được khắc phục (đối với quận, huyện): - 3 điểm/sổ

Qua kiểm tra công tác hộ tịch định kỳ đối với phường, xã, phát hiện cán bộ hộ tịch phường, xã để thất lạc sổ bộ hộ tịch nhưng không chỉ đạo biện pháp khắc phục, sửa chữa và đến thời điểm kiểm tra thi đua sai sót này vẫn chưa được khắc phục: - 2 điểm/sổ

5. Có sai sót trong việc ghi sổ hộ tịch tại Tư pháp quận, huyện và Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (theo quy định tại Thông tư số 08.a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp về việc ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng sổ, biểu mẫu hộ tịch; hướng dẫn cách sử dụng tại trang đầu của mỗi sổ hộ tịch) nhưng đến thời điểm kiểm tra vẫn chưa sửa chữa, khắc phục: - 0.3 điểm/ loại sai sót

6. Không thực hiện đầy đủ việc ghi chú vào sổ bộ hộ tịch đối với các quyết định thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch và các thông tin liên quan đến ghi chú ly hôn: - 0.2 điểm/ loại sai sót

7. Thống kê hộ tịch 6 tháng và cả năm:

a) Gửi trễ báo cáo: Báo cáo số liệu thống kê hộ tịch 6 tháng đầu năm gửi sau ngày 31 tháng 7 hàng năm; báo cáo năm gửi sau ngày 31 tháng 01 của năm sau: - 0,5 điểm/báo cáo

b) Không gửi báo cáo thống kê hộ tịch: - 01 điểm/báo cáo


Mục 6

CÔNG TÁC CHỨNG THỰC VÀ QUẢN LÝ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ,

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
Điều 17. Thang điểm chuẩn đối với công tác chứng thực, quản lý hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật.

1. Thực hiện đúng trình tự, thủ tục chứng thực: 05 điểm

a) Chứng thực bản sao từ bản chính, cấp bản sao từ sổ gốc 1,5 điểm

b) Chứng thực chữ ký: 1,5 điểm

c) Hợp đồng, giao dịch : 2 điểm

2. Giúp UBND quận, huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý: 05 điểm a) Hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn:



02 điểm

b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra công tác chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn: 02 điểm

Phải có biên bản kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra, chỉ đạo chấn chỉnh các sai sót. Nếu có kiểm tra nhưng không có báo cáo kiểm tra chỉ được tính ½ số điểm.

c) Tổng hợp tình hình và thống kê số liệu chứng thực 6 tháng và cả năm:

01 điểm (0,5 điểm/báo cáo)

3. Lập và ghi chép đầy đủ các loại sổ chứng thực: 02 điểm

Việc lập sổ, ghi chép, mở sổ, kết sổ, đóng dấu giáp lai phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về chứng thực. Về hình thức: có thể sử dụng sổ in từ máy vi tính, tự lập sổ, sổ mua nhưng phải đúng mẫu.

4. Thực hiện chế độ lưu trữ hồ sơ chứng thực: 1,5 điểm

5. Thực hiện việc thu lệ phí chứng thực và các chi phí khác: 1,5 điểm

6. Phối hợp với Sở Tư pháp, các ban ngành liên quan tổ chức kiểm tra hoặc chỉ đạo xã, phường, thị trấn rà soát, phát hiện các cá nhân, tổ chức hành nghề luật sư hoặc hoạt động dịch vụ pháp lý bất hợp pháp (phải có Kế hoạch, biên bản kiểm tra và có báo cáo Sở Tư pháp kết quả kiểm tra; nếu chỉ đạo xã, phường, thị trấn rà soát phải có văn bản và tổng hợp kết quả, báo cáo về Sở theo Kế hoạch phối hợp quản lý và kiểm tra đối với hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm Công văn số 528/STP-BTTP ngày 25/02/2008 của Sở Tư pháp): 02 điểm

Đối với các trường hợp vi phạm nhỏ, chưa đến mức độ xử phạt, tổ chức hành nghề luật sư, trung tâm tư vấn pháp luật đã khắc phục vi phạm, Phòng Tư pháp quận, huyện đã kiểm tra việc khắc phục và có báo cáo khắc phục của tổ chức vi phạm, có biên bản kiểm tra việc khắc phục của Phòng Tư pháp thì giữ nguyên điểm tại nội dung này.

7. Có sổ ghi chép và cập nhật đầy đủ nội dung hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư trên địa bàn quận, huyện theo hướng dẫn của Sở Tư pháp : 01 điểm

8. Vận dụng quy định hiện hành, phối hợp với các ngành liên quan đề xuất biện pháp xử lý vi phạm của tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm Tư vấn pháp luật:

02 điểm

Điều 18. Điểm trừ trong công tác chứng thực, quản lý hành nghề luật sư, tư vấn pháp luật:

1. Không niêm yết các quy định pháp luật về chứng thực; khiếu nại, tố cáo; mức thu lệ phí chứng thực: - 0,2 điểm

2. Không bảo đảm đúng quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, nội dung, hình thức văn bản việc chứng thực:

a) Chứng thực bản sao từ bản chính, cấp bản sao từ sổ gốc:

- 0,5 điểm/loại sai sót

b) Chứng thực chữ ký: - 0,5 điểm/loại sai sót

c) Hợp đồng giao dịch : - 0,5 điểm/loại sai sót

3. Hướng dẫn, chỉ đạo không phù hợp quy định pháp luật đối với hoạt động chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn: - 0,5 điểm/trường hợp

4. Qua công tác quản lý, Sở Tư pháp phát hiện việc chứng thực sai của UBND xã, phường, thị trấn (trừ trường hợp Phòng Tư pháp quận, huyện đã phát hiện những sai sót này và đã có biện pháp khắc phục): - 0,2 điểm/trường hợp

Đối với các vấn đề mà Phòng Tư pháp đã hướng dẫn nghiệp vụ đúng pháp luật (thể hiện bằng văn bản hướng dẫn nghiệp vụ hoặc trong sổ/biên bản giao ban tư pháp xã, phường, thị trấn) thì không trừ điểm nội dung này.

5. Không bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác chứng thực theo đúng quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo: - 0,5 điểm/trường hợp

6. Về tổng hợp tình hình, thống kê số liệu về chứng thực để báo cáo Sở Tư pháp theo định kỳ 6 tháng và hàng năm:

a) Gửi trễ báo cáo sau 5 ngày theo quy định: - 0,2 điểm/báo cáo

b) Nội dung, hình thức báo cáo không đúng quy định: - 0,2 điểm/báo cáo

c) Không gửi báo cáo: - 0,5 điểm/báo cáo

7. Các sai sót về chế độ lưu trữ hồ sơ chứng thực:

a) Không lưu văn bản chứng thực và hồ sơ chứng thực: - 0,5 điểm/trường hợp b) Lưu thiếu văn bản chứng thực và hồ sơ chứng thực: - 0,2 điểm/loại sai sót

c) Có sai sót trong việc lập và ghi chép các loại sổ chứng thực:



- 0,2 điểm/loại sai sót

8. Quản lý không chặt chẽ, để sót tổ chức hành nghề luật sư vi phạm Luật luật sư và các văn bản hướng dẫn: - 01 điểm/trường hợp

9. Không thực hiện báo cáo kết quả công tác quản lý hành nghề luật sư và tư vấn pháp luật: - 0,5 điểm/báo cáo

10. Phát hiện vi phạm của tổ chức hành nghề luật sư mà không đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý - 0,5 điểm/trường hợp

11. Sai sót về sổ ghi chép và cập nhật không đầy đủ nội dung hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư: - 0,5 điểm/sai sót

Mục 7

CÔNG TÁC XÂY DỰNG NGÀNH, THÔNG TIN, BÁO CÁO
Điều 19. Thang điểm chuẩn trong công tác xây dựng ngành, thông tin, báo cáo

1. Củng cố và kiện toàn cán bộ làm công tác tư pháp tại Phòng và phường, xã; ổn định về nhân sự, cán bộ đủ tiêu chuẩn về trình độ, nghiệp vụ theo quy định:



02 điểm

a) Xây dựng cán bộ tư pháp phường, xã có trình độ trung cấp pháp lý hoặc trung cấp Quản lý hành chính nhà nước: 01 điểm

b) Xây dựng cán bộ, công chức Phòng Tư pháp có trình độ Đại học hoặc tương đương, chuyên ngành : Luật, Quản lý hành chính nhà nước: 01 điểm

Được tính cả số người đang trong quá trình học tập hoặc được bồi dưỡng theo trình độ quy định và phải đạt 50% cán bộ chuyên trách Tư pháp hộ tịch phường, xã và 80% cán bộ, công chức Phòng Tư pháp có trình độ theo quy định thì mới tính điểm.

2. Giúp UBND quận, huyện trong công tác quản lý nhà nước đối với công tác thi hành án, phối hợp với các ngành, UBND phường, xã tổ chức việc thi hành án:

03 điểm

a) Tham gia đầy đủ các cuộc họp Ban Chỉ đạo Thi hành án dân sự quận-huyện:



01 điểm

b) Tham gia chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế các vụ án có huy động lực lượng tại địa phương có hiệu quả: 02 điểm

3. Bảo đảm chế độ thông tin báo cáo định kỳ, đúng thời gian, bảo đảm chất lượng theo quy định, thực hiện đầy đủ các báo cáo tổng hợp: 03 điểm

4. Tham gia đầy đủ các cuộc họp do Sở Tư pháp tổ chức: 02 điểm



Điều 20. Điểm trừ đối với công tác tổ chức xây dựng ngành, thông tin, báo cáo

1. Phòng Tư pháp có cán bộ, công chức bị kỷ luật liên quan đến nhiệm vụ, chức năng của ngành (có quyết định):

a) Khiển trách: - 03 điểm/trường hợp

b) Cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc



- 05 điểm/trường hợp và không xét các hình thức khen thưởng

Trường hợp đơn vị tự phát hiện, báo cáo kịp thời, bảo đảm đoàn kết nội bộ, hoàn thành tốt công tác chuyên môn sẽ được Hội đồng Thi đua khen thưởng Sở Tư pháp xem xét cụ thể.

2. Báo cáo công tác tháng (nộp về Sở trước ngày 20 hàng tháng):

a) Nộp trễ: - 0,2 điểm/báo cáo

b) Không nộp báo cáo: - 0,5 điểm/báo cáo

3. Báo cáo công tác quý (1,3), 6 tháng hoặc các báo cáo khác theo yêu cầu đột xuất của Sở Tư pháp:

a) Nộp trễ: - 0,5 điểm/báo cáo

b) Không có bảng tổng hợp số liệu (báo cáo quý, 6 tháng) - 0,5 điểm/báo cáo

c) Không nộp báo cáo: - 01 điểm/báo cáo

4. Nộp trễ báo cáo chấm điểm thi đua: - 02 điểm

Đến ngày 10/10 hàng năm, đơn vị nào chưa có báo cáo chấm điểm thi đua xem như không tham gia thi đua và không được xét thi đua.

5. Vắng họp giao ban, họp chuyên đề không có lý do: - 01 điểm/cuộc họp

6. Trưởng hoặc phó phòng Tư pháp vắng họp giao ban Sở trên 03 lần/năm:

- 01 điểm

7. Vắng họp kiểm tra thi đua: - 01điểm/buổi



CHƯƠNG III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Thủ trưởng các Phòng Tư pháp quận, huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này đến tất cả các phường, xã và cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý.

Điều 22. Chánh Văn phòng Sở Tư pháp, Trưởng các phòng nghiệp vụ Sở Tư pháp, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước có trách nhiệm theo dõi, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chuẩn thi đua của các Phòng Tư pháp quận, huyện đối với các lĩnh vực công tác mà đơn vị được phân công phụ trách.

Điều 23. Những quy định về chấm điểm và bình xét thi đua đối với công tác Tư pháp quận huyện được áp dụng thực hiện từ đầu năm thi đua để làm cơ sở kiểm tra và đánh giá phong trào thi đua của ngành Tư pháp thành phố./.
GIÁM ĐỐC


Ngô Minh Hồng


Каталог: Hnh%20nh%20bn%20tin -> 2011-6
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 11a/btp/pbgdpl/hgcs
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 09a/btp/pbgdpl
2011-6 -> 6. Thủ tục Trợ cấp thường xuyên cho người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loại tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính
2011-6 -> TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 6 năm 2011
2011-6 -> SỞ TƯ pháp số: 230 /QĐ-stp thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 06 năm 2011
2011-6 -> QuyếT ĐỊnh ban hành Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

tải về 128 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương