SỞ NÔng nghiệp và ptnt tỉnh quảng trị o0o TÀi liệU ĐÀo tạo nghề KỸ thuật trồng và chăm sóc cây cảNH


Tạo cành chiết từ những cành trên cao



tải về 224.41 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu07.09.2016
Kích224.41 Kb.
#31826
1   2   3

Tạo cành chiết từ những cành trên cao

Tạo cành chiết từ những cành trên cao cũng giống như phương pháp tạo cành chiết dưới đất, chúng chỉ khác nhau ở chỗ các cành cây này mọc tách biệt hẳn khỏi mặt đất, do đó phải bọc chỗ vết thương ở vỏ cây nơi tạo rễ bằng một túi nylon (hay vật liệu tương tự) có chứa phân bón bên trong. Cành cây có đường kính khoảng 5cm là đủ sức để áp dụng kỹ thuật này, và có khả năng sẽ trở thành một cây mới rất có tiềm năng phát triển thành bonsai.

Có thể chọn tỉa cành của những cây đã phát triển đầy đủ và đang trong thời kỳ sung sức sau khi phát triển tốt liên tục trong nhiều năm trời để hình thành nên phần thân có cấu trúc nhọn dần cho cây bonsai, những cành cây đó sau này sẽ được chiết tách khỏi thân cây mẹ.

Đối với những loài cây sớm rụng lá thì ta nên tiến hành chiết cành vào tháng Tư hay tháng Năm, khi đó các chồi non đã cứng cáp và cây cũng chuyển sang màu sắc mùa hè của nó. Còn đối với những loại cây thường xanh, thì có thể thực hiện vào thời điểm trễ hơn một chút, khoảng từ cuối tháng Tư đến tháng Bảy.

Có hai cách để xâm phạm vào cây và tạo chỗ cho rễ phát triển. Cách phổ biến nhất là bóc vỏ thân cây tròn theo hình chiếc nhẫn. Dùng dao rạch hai đường song song quanh nhánh cây với khoảng cách giữa hai đường bằng hai lần đường kính của nhánh đó. Sau đó lấy phần vỏ cây hình chiếc nhẫn nằm giữa hai đường rạch ra.

Nên tạo chiếc nhẫn vỏ cây này ngay bên dưới đoạn cành mà bạn cần phát triển rễ. Nếu được, bạn hãy cố gắng tạo nó ngay bên dưới một mấu nách lá già vì chỗ đó sau này có thể tự nhiên mọc ra nhiều chồi con.

Đừng bỏ quên dải vỏ cây trên thân cây, vì như vậy bạn sẽ tạo điều kiện cho cây tự liền lại, và sẽ chẳng có sợi rễ mới nào mọc ra đâu. Cũng với lý do tương tự, bạn phải bảo đảm “vòng nhẫn vỏ cây” phải đủ lớn để thân cây không thể lấp được khoảng trống đó khi nó phục hồi.

Phải lấy đi hoàn toàn lớp vỏ thượng tầng, có nghĩa là lấy đi toàn bộ lớp xanh xanh bên dưới vỏ cây, và cả lớp trắng nhạt, chỉ chừa lại lớp lõi gỗ trắng sáng nằm bên dưới lớp vỏ thượng tầng.

Một trong những lỳ do chính khiến việc chiết cành bị thất bại là lớp vỏ thượng tầng đã không được lấy ra hết. Ở nhiều loài, cây sẽ cố gắng lấp đầy lại phần vỏ đã bị lấy đi, vì như vậy dễ hơn nhiều so với việc tạo ra một hệ thống rễ mới.

Cách thứ hai để xâm phạm vào cây và tạo chỗ cho rễ phát triển là buộc ga-rô. Cách này thích hợp cho những loài cây không thể chịu được việc cắt bỏ hoàn toàn phần vỏ cây vòng quanh hình nhẫn. Thay vào đó, người ta buộc một sợi kẽm thật chặt xung quanh nhánh cây, ngay bên dưới chỗ dự định cho mọc rễ. Khi nhánh cây phát triển to ra, sợi dây sẽ “cắn” vào vỏ cây và lớp gỗ thượng tầng sẽ dần dần bị ngăn nguồn chất dinh dưỡng từ lá cây đi đến rễ. Phương pháp buộc ga-rô này tiến triển khá chậm, và những cây khỏe mạnh sung sức có thể phục hồi lại chỗ buộc ga-rô trong quá trình phát triển, như vậy thì không thể sinh rễ được

Cả hai cách trên đều yêu cầu phải rắc thêm hormon kích thích sinh trưởng rễ và bọc rêu nước xung quanh khu vực cần phát triển rễ. Sau đó rêu nước sẽ được buộc cố định bằng túi nylon sạch hay túi nhựa sạch. Buộc chắn túi nylon và đục một lỗ nhỏ trên đỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới nước.

Phải luôn đảm bảo rêu nước luôn được giữ ẩm trong suốt quá trình chờ cành chiết sinh rễ. Trong khoảng thời gian dao động từ ba tuần cho đến ba tháng, tùy từng loài cây, những cọng rễ trắng non sẽ dần xuất hiện bên trong túi nhựa. Vẫn giữ nguyên túi nhựa cho đến khi rễ phát triển đầy trong túi, và nhớ luôn giữ cho rêu ẩm ướt trong suốt quá trình ủ. Khi rễ chuyển sang màu nâu là có thể tách cành chiết ra khỏi cây mẹ.

Bây giờ, bạn có thể tháo túi nhựa ra, nhưng vẫn giữ lại đám rêu vì rễ rất dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Sau đó cắt cành chiết ra khỏi cây mẹ kèm với búi rễ (càng nhiều rễ càng tốt) rồi trồng xuống một cái chậu có sẵn phân trộn hay rêu nước. Dùng dây bện, dây kẽm hay dây sợi cọ để giữ cho cành chiết gắn chặt vào chậu, không bị gió làm lung lay dẫn đến tổn thương hệ thống rễ non mới hình thành. Đặt chậu cây chiết mới trồng trong bóng mát và che phủ cho cây cho đến khi cây phát triển chắc chắn.



  1. Bảo vệ cành chiết trong mùa Đông

Người ta thường lo lắng rằng liệu cành chiết có tồn tại được qua mùa Đông không. Nhưng thực ra tiết trời Đông không làm hại cành chiết được. Bản thân nó chỉ là một vết thương sẽ mau thành sẹo. Nếu đến cả vết thương trên cây mẹ khi tách cành chiết ra mà bạn còn thấy không đáng ngại, thì mùa đông đối với cành triết cũng chẳng phải là vấn đề gì to tát.

Tất cả những sợi rễ mới mọc từ cành chiết cũng đều dễ bị cái lạnh tác động giống như phần rễ của những cây bonsai nhỏ mới được trồng vào trong chậu. Tuy vậy, rễ của cành chiết đã được tách biệt với bên ngoài bằng một túi nhựa có chứa rêu ẩm bên trong (nếu muốn bạn có thể bọc thêm vào đó một hay hai lớp lông cừu hoặc bông, quấn quanh bằng bong bóng). Nếu rễ mới bị tổn thương trong mùa Đông, thì nó sẽ được thay thế vào mùa Xuân khi cây mẹ bắt đầu phát triển trở lại.

Cây con mới (mới tách từ cành chiết) nên được tách khỏi thân cây mẹ khoảng 6 tuần trước khi đợt lạnh đầu tiên của mùa Đông tràn đến. Khoảng thời gian này cho phép bộ rễ mới có đủ thời gian để phát triển và trở nên cứng cáp trước mùa Đông. Nhưng nếu đến mùa Thu rồi mà bộ rễ trên cành chiết vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh để có thể tách khỏi thân cây mẹ, thì bạn hãy giữ cành chiết lại, đợi cho đến mùa Xuân năm sau hãy tách.

Các loài cây thích hợp với phương pháp cắt vỏ cây theo hình vòng nhẫn gồm có: họ Acer (những cây Phong lá đỏ thường chậm sinh rễ), Berberis (chi Hoàng Mộc); Buxus (chi Hoàng dương); Camellia (chi Trà), Carpinus (cây Duyên), …vv

Những loài cây thích hợp với phương pháp buộc ga-rô là: Cây thuộc chi Abies (Linh sam) họ Acer (gỗ Thích, Phong), Cedrus (Bá hương), Cercis (Tử kinh), Chamaecyparis (Hoàng đàn), Cornus (Thù du), Fagus (Giẻ sồi), Juniperus (cây Bách xù), Larix (Thông rụng lá), Lonicera (cây Kim ngân hoa Nhật Bản), Malus (chi Hải Đường), Picea (chi Vân sam), Pieris (cây Rít), Pinus (thông Limber),vv…

Hai bảng liệt kê này vẫn chưa đầy đủ, thực ra hầu hết tất cả các loài cây thân gỗ và cây bụi đều có thể đâm chồi mới trên phần gỗ cũ và có thể chiết cành với cơ hội thành công cao

Bây giờ đang là vào cuối tháng Năm và những chiếc lá mọc từ mùa Xuân trên cây mẹ đã trở nên cứng cáp, là thời điểm thích hợp để thực hiện chiết cành

Người ta bóc một vòng vỏ cây ngay bên dưới một chồi lá đã già. Sau khi phần vỏ đã được lấy đi, toàn bộ lớp vỏ thượng tầng bên trong cũng được cẩn thận tước bỏ, vì nếu chừa lại dù chỉ là một phần nhỏ cũng là tạo điều kiện cho cây phục hồi lại phần vỏ vừa bị tước đi.

Chỗ chiết cành sẽ được phun hormon kích thích tăng trưởng rễ, bọc xung quanh bằng rêu nước, được giữ chặt bằng một bao nylon sạch buộc bên ngoài. Sau sáu tuần lễ, những sợi rễ mới đã bắt đầu xuất hiện bên trong túi nylon. Lúc này bạn phải chú ý canh chừng, luôn giữ cho rêu nước được ẩm ướt. Chờ thêm vài tuần nữa để cho bộ rễ mới được cứng cáp và đến lúc đó cành chiết có thể được tách khỏi cây mẹ.

Sau đó cành chiết được tách khỏi cây mẹ, trồng vào trong một chiếc chậu mới và tỉa đi thật gọn để giảm áp lực cho bộ rễ mới.

Thật kỳ lạ là cây sẽ ngưng toàn bộ việc cung cấp chất dinh dưỡng cho phần ngọn mà tập trung phần lớn sức lực vào nuôi phần rễ mới phát triển.

Bộ rễ mới có thể khá yếu ớt trong năm đầu tiên và cho đến suốt mùa Đông năm sau, cần phải tăng cường chăm sóc thêm cho cây trong giai đoạn này.

Đối với một vài loài ta có thể chiết từ những cành cây lớn. Cành cây chiết trong ví dụ này có đường kính 13cm.

Và đây là cây Phong Nhật Bản đang phát triển khỏe mạnh sau khi được chiết.



Bài 2: KỸ THUẬT GHÉP CÂY CẢNH

 
Tuỳ thuộc vào mục đích áp dụng, từng đối tượng cây trồng mà có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Một số phương pháp ghép chủ yếu đang được áp dụng được chia thành hai nhóm là ghép mắt và ghép cành.



1. Nhóm các phương pháp ghép mắt.

a/ Phương pháp ghép mắt cửa sổ.

Phương pháp ghép mắt cửa sổ thường được áp dụng với các chủng loại cây dễ bóc vỏ, có thân cành dễ lấy mắt, mắt ghép lớn

Trên gốc ghép, cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở vết ghép có dạng cửa sổ và bóc bỏ phần vỏ. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt một phần khoanh vỏ có chứa mầm ngủ với kích thước tương tự hoặc nhỏ hơn vết mở trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép.

Sau ghép 15 - 20 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.



b/ Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ

Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, chọn vị trí không có nhánh hoặc mầm ngủ, tiến hành mở gốc ghép có dạng hình lưỡi của gốc ghép. Trên cành ghép, chọn vị trí có mầm ngủ, cắt lấy mắt ghép dạng hình lưỡi có một phần gỗ tương tự như trên gốc ghép. Đặt mắt ghép vào gốc ghép và dùng dây nilon cuốn lại, lưu ý cuốn kín dây từ dưới lên trên một lượt để tránh nước mưa thấm vào và cố định dây ghép. Trường hợp mắt ghép nhỏ hơn so với vết mở trên gốc ghép thì đặt mắt ghép lệch về một bên để có ít nhất một phía tượng tầng được trùng khớp.

Sau ghép 20 - 25 ngày tuỳ thuộc vào chủng loại cây, tiến hành cởi dây ghép. Nếu mắt ghép còn xanh thì sau 2 - 3 ngày tiến hành cắt ngọn gốc ghép, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây con sau khi ghép.

2. Nhóm các phương pháp ghép cành

a/ Phương pháp ghép áp

Trên cành ghép và gốc ghép, mở vết cắt có kích thước tương tự nhau, dài từ 8 - 10 cm, áp hai vết cắt vào nhau và cuốn kín lại bằng dây nilon, dùng dây buộc cố định của gốc ghép trên thân cây chọn cành ghép. Sau ghép khoảng 1,5 - 2 tháng, tiến hành cởi dây ghép và cắt ngọn của gốc ghép. Sau đó khoảng 7 - 10 ngày, cắt tiếp phần gốc của cành ghép và tạo được cây giống hoàn chỉnh.



b/ Phương pháp ghép cành bên

Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, mở vết cắt tương tự như phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ nhưng có kích thước từ 2 - 3 cm. Trên cành ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài, có kích thước tương tự như vết mở trên gốc ghép, giữ lại 2 - 3 mầm ngủ. Cài cành ghép vào vết mở của gốc ghép và dùng dây nilon cuốn kín lại. Cuốn dây nilon từ dưới lên trên và cố định dây cuốn lần thứ nhất khi cuốn kín vết cắt, sau đó tiếp tục cuốn dây một lượt lên trên và cố định dây ghép. Sau ghép 20 - 25 ngày, tiến hành cởi dây ghép đến vị trí cố định dây lần 1 và sau 1 - 2 ngày thì cắt ngọn gốc ghép.



c/ Phương pháp ghép đoạn cành

Trên gốc ghép, ở độ cao cách mặt đất 25 - 30 cm, tiến hành cắt ngọn gốc ghép (có giữ lại một vài lá gốc). Chọn cành ghép có đường kính tương tự với đường kính gốc ghép, cắt một lát cắt tạo vết cắt dài 2 - 2,5 cm, có 2 - 3 mầm ngủ. Chẻ một vết trên gốc ghép có chiều rộng và sâu tương tự với kích thước của vết cắt trên cành ghép. Cài cành ghép vào gốc ghép sao cho ít nhất có một phía tượng tầng được trùng khớp và dùng dây nilon mỏng cuốn lại.

Trước hết cuốn nhiều vòng dây để cố định cành ghép vào gốc ghép, sau đó trải rộng dây nilon và cuốn kín một lượt xung quanh cành ghép, đưa dây nilon trở lại cố định dây tại gốc ghép. Sau ghép 15 - 20 ngày, mầm ghép bắt đầu mọc xuyên qua dây cuốn, tiến hành các biện pháp chăm sóc cây con sau khi ghép.

d/ Phương pháp ghép nêm.

Trên gốc ghép, cắt bỏ toàn bộ thân tán ở vị trí phù hợp, chọn cành ghép và cắt cả hai phía tạo thành hình chiếc nêm. Chẻ đôi gốc ghép và cài cành ghép sao cho phần tượng tầng phía ngoài của gốc ghép và cành ghép được trùng khớp với nhau. Dùng dây nilon cuốn chặt cố định cành ghép với gốc ghép và cuốn kín cành ghép để chống thoát hơi nước. Sau khi cành ghép bật lộc, có 1 - 2 đợt lộc ổn định sinh trưởng thì tiến hành cắt bỏ dây ghép. Sau đó áp dụng các biện pháp chăm sóc cây sau ghép như các phương pháp ghép khác.



e/ Phương pháp ghép sửa chữa thân và sửa chữa rễ

Đối với phương pháp ghép sửa chữa thân, sử dụng các đoạn cành của cùng giống cây ăn quả ghép nối lại phần vỏ qua vị trí bị tổn thương. Trên cành ghép, cắt tạo vết cắt tương tự như mở vết cắt của phương pháp ghép cành bên nhưng dài từ 3 - 5 cm ở cả hai đầu của đoạn cành. Trên thân cây, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài cành ghép vào thân cây và cuốn kín lại bằng dây nilon. Khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.

Đối với phương pháp ghép sửa chữa rễ, tiến hành trồng các cây gốc ghép xung quanh gốc cây cần ghép sửa chữa, cắt ngọn gốc ghép tạo vết cắt tương tự như đoạn cành của phương pháp ghép sửa chữa thân, bóc vỏ mở vết ghép có kích thước tương tự với vết cắt của cành ghép. Cài vết cắt của gốc ghép vào thân cây và cuốn kín vết ghép bằng dây nilon khi vết ghép gắn liền, tiến hành cởi dây ghép.

Bài 3: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH

Hầu hết các loài cây bụi hoặc cây thường được sử dụng để trồng cây cảnh hiếm khi không chống nổi bệnh nếu được chăm sóc cẩn thận và nuôi trồng trong môi trường đúng cách cho sự phát triển của từng loài cây.

Quá hạn hoặc úng nước khi tưới hay mưa, bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón, con người không chú tâm tạo điều kiện cho cây phát triển (đất trồng và phân bón), nơi trồng cây quá u ám tối tăm (cớm nắng) hoặc quá sáng (với từng loại cây)... Đó là tất cả những tác nhân chủ yếu gây ra cho cây giảm khả năng đề kháng, khiến nó dễ bị nhiễm bệnh và sâu rệp (..) tấn công.

Sâu rệp (..) có thể tấn công cây ngẫu nhiên (bất cứ lúc nào, chỗ nào) mặc dù bạn phát hiện sớm cây có khả năng bị nhiễm - điều đã cảnh giác từ trước! Cây khoe mạnh, sức sông dồi dào ít có khả năng bị tấn công, chúng cũng sẽ có khả năng tốt hơn để tồn tại vượt qua các cuộc tấn công từ sâu và bệnh tật. Cây có sức khỏe kém, ít sức sống sẽ càng bị ảnh hưởng bởi bất kỳ cuộc tấn của sâu bệnh vì khả năng phòng vệ - đề kháng - suy yếu

-Biện pháp phòng ngừa như thường xuyên phun thuốc trừ sâu theo, thuốc diệt nấm một cách có hệ thống và theo định kỳ, trực diện vào các ổ sâu, bệnh và xung quanh. Diệt triện để tận gốc. Thường xuyên quan sát sức sống của cây, chăm sóc đúng cách. Đó quả là một biện pháp phòng tránh hữu hiệu!

Sự tấn công của nấm hoặc rệp sẽ bị dập tắt nếu ta biết gốc lõi vấn đề, và biết đúng cách trị. Tuy nhiên, phương pháp trị không phải là 100% có hiệu quả và thường là các thuốc sâu độc hại, ảnh hưởng tới môi trường; lặp đi lặp lại 1 biện pháp cũng có thể làm giảm hiệu quả của phương pháp trị, do đó nên dùng một số thuốc độc hại để trị khi bệnh của cây thực sự cần thiết phải dùng nó. Tốt hơn hết nên dùng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt nấm đúng cách: đúng thời gian, đúng bệnh.

Cây cảnh trồng trong hay quanh nha (trồng gần con người), trồng trên chậu với ít đất hay trồng trên diện tích nhỏ. Mặc dù được chăm sóc thường xuyên nhưng cây trồng vẫn hay bị sâu bệnh hại tấn công. Tác nhân gây hại trên cây cảnh phần lớn là nấm bệnh, các đối tượng nấm bệnh này ít được nghiên cứu và định danh cẩn thận, do đó việc phòng trừ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm thực tiển và sử dụng thuốc phòng trị có phổ tác động rộng, không có mùi khó chịu và tương đối ít độc hại cho con người.



Nhìn chung đa số cây cảnh có kích thước nhỏ, tính chống chịu thuốc tương đối kém nên liều dùng thường thấp hơn so với liều khuyến cáo ghi trên nhãn (ta có thể rút kinh nghiệm sau khi phun vài lần để xác định liều lượng tốt nhất có thể). Ngoài ra một số cây cảnh do trồng trong điều kiện mát, trồng trong chậu nhỏ, ít đất nên sau một thời gian có thể nảy sinh các dấu hiệu bệnh sinh lý như thiếu ánh sáng (lá vàng, kém tươi, cây ủ rủ, yếu …) và thiếu vi lượng như : thiếu sắt (lá vàng nổi gân xanh), kẽm (lá trắng), ma nhê (lá xanh nhạt, cây yếu), Bo (ít hoa, hoa rụng sớm ….
Thời điểm tốt nhất để phun thuốc là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, phun nơi thoáng mát, ít người , trường hợp có thể mang ra ngoài trời phun thuốc sau đó mang vào nhà.

Một số sâu bệnh hại điển hình :

1/ Sâu : Phổ biến nhất trên cây cảnh là các loại sâu ăn lá, sâu ăn bông,sâu chích hút nhưrầy, rệp, nhện, bọ trĩ … với các đối tượng nầy có thể phòng trị hữu hiệu bằng các loại thuốc tương đối ít độc, nhanh chóng phân hủy như thuốc gốc Cúc tổng hợp : Secsaigon 5,10,25,50 EC, Vovinam 2.5EC, Sherzol 205EC …hoặc có thể kết hợp các thuốc trên với dầu khoáng SK Enspray 99EC theo tỷ lệ ½ so với liều lượng khuyến cáo ghi trên nhãn cho mỗi loại. Ngoài ra bà con còn sử dụng thuốc trừ sâu vi sinh như Biocin 16WP, 8000SC để trừ các loại sâu ăn lá (thuốc gây ức chế làm sâu ngừng ăn và chết, thuốc không có mùi và hoàn toàn vô hại cho con người).

2/ Bệnh : Như chúng tôi đã nói ở trên, do ít nghiên cứu và định danh chính xác về mầm bệnh nên tốt nhất chúng ta sử dụng thuốc trừ nấm phổ rộng như Carbenzim 50WP, 500FL, Dipomate 80WP, Mexyl MZ 72WP, ThioM 500SC hoặc tốt nhất là Copforce Blue 51WP (thuốc gốc đồng) vì các loại thuốc này ngoài việc phòng trừ được nhiều loại bệnh do nấm gây ra còn phòng trừ được các triệu chứng bệnh do vi khuẩn như thối nhũn, cây chết nhanh, vết bệnh nhầy, có mùi hôi…

3/ Bệnh sinh lý : Chúng ta nên mang cây ra nắng ít ngày, ngay cả những cây ưa mát. Trường hợp cây có triệu chứng thiếu vi lượng ta nên phun bổ sung cho cây các loại phân bón như Poly feed 15-15-30, 19-19-19 hay Rosabor ….Cần chú ý để cánh hoa to, đẹp, màu rực rỡ và giữ màu lâu, ta nên phun các loại phân có Canxi và Kali.
Cuối cùng để việc phòng trị hiệu quả chúng ta nên phát hiện và phòng trừ sớm và có thể phun lập lại sau vài ngày để bệnh dứt hẳn. 


Каталог: uploads -> co-so-du-lieu -> 2013 11
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
2013 11 -> SỞ NÔng nghiệp và ptnt tỉnh quảng trị o0o TÀi liệU ĐÀo tạo nghề KỸ thuật trồng néM

tải về 224.41 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương