SỞ NÔng nghiệp và ptnt tỉnh quảng trị o0o TÀi liệU ĐÀo tạo nghề KỸ thuật trồng và chăm sóc dưa hấU



tải về 12.8 Mb.
trang17/38
Chuyển đổi dữ liệu24.12.2017
Kích12.8 Mb.
#35073
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   38

5/ Hạt dưa hấu:

Có nhiều màu như màu đen, nâu, xám, đỏ nâu. Trên vỏ hạt đôi khi có chấm đen hoặc có vân. Trong trái dưa chứa 200 – 900 hạt.



6/ Rễ dưa hấu:

Rễ dưa hấu phát triển rất mạnh, rễ chính có thể ăn sâu từ 50 – 120cm, rễ phụ ăn lan rộng trên lớp đất mặt cách gốc 60 – 80cm. Nhờ bộ rễ phát triển mạnh nên cây dưa hấu chịu hạn tốt, rễ không có khả năng phục hồi do đó khi chăm sóc tránh làm đứt rễ.

II/ Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cây dưa hấu.

1/ Nhiệt độ:

Cây dưa hấu có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới nên chịu được nhiệt độ cao, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 20 – 30oC, tối thích 25 – 30oC, nhiệt độ thấp dưới 18oC cây sinh trưởng kém.

Hạt dưa hấu nẩy mầm tốt ở nhiệt độ 28 – 30oC, nhiệt độ thấp dưới 18oC hạt khó nẩy mầm.

Thời kỳ cây con, nhiệt độ ban ngày thích hợp để cây phát triển từ 28 – 30oC, nhiệt độ ban đêm là 20oC.

Thời kỳ ra hoa nhiệt độ thích hợp là 25oC, ở giai đoạn này thời tiết nóng quá hay khô quá ảnh hưởng đến sự thụ phấn.

Thời kỳ cây cho trái, phát triển trái và chín, nhiệt độ thích hợp từ 28 – 30oC. Nhiệt độ thấp trái phát triển chậm, vỏ dầy, ruột có màu lợt làm giảm phẩm chất và năng suất trái.



2/ Ẩm độ:

Dưa hấu là cây chịu hạn, không chịu úng. Điều kiện khô ráo thuận lợi cho cây phát triển tốt. Giai đoạn cây ra trái và phát triển trái cây cần nhiều nước do đó cần cung cấp đủ nước ở giai đoạn này nếu thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trái. Khi trái gần chín cần giảm nước để trái tích lũy nhiều đường làm tăng phẩm chất trái và độ ngọt của trái. Ngưng tưới nước trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày. Lưu ý cần cung cấp nước đều đặng nhất là giai đoạn cây mang trái không nên để đất quá khô khi tưới ướt trở lại hoặc trời có mưa trái và thân dễ bị nứt.

Nếu nhiều nuớc trong đất cây ra nhiều rễ bất định trên thân làm cho cây hút nhiều nước và dinh dưỡng nên cây phát triển mạnh về thân, lá ảnh hưởng đến ra hoa, đậu trái. Thân lá phát triển mạnh gặp ẩm độ không khí cao, lá và trái dễ bị nhiễm bệnh thán thư, thân dễ bị bệnh nứt thân, chảy mũ.

Dưa hấu là cây không chịu úng do đó khi bị ngập rễ bị thúi, làm lá vàng dẩn đến chết cây.



3/ Ánh sáng:

Dưa hấu là cây ưa sáng, cây cần nhiều ánh sáng nên trồng mật độ vừa phải không trồng quá dầy để cây tiếp nhận ánh sáng đầy đủ cây mới sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa kết trái thuận lợi. Cường độ ánh sáng mạnh thúc đẩy cây trao đổi chất làm trái to, chín sớm và đạt năng suất cao. Thiếu ánh sáng thân bò dài, cây dễ nhiễm bệnh, khó đậu trái và trái non dễ rụng, năng suất giảm. Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu cần thời gian chiếu sáng tối thiểu 600 giờ.

4/ Gió:

Cần chú ý đến hướng gió khi trồng dưa hấu, tùy theo mùa mà bố trí cây dưa bò xuôi theo chiều gió, không nên bố trí hướng cây bò thẳng gốc với chiều gió (ngược chiều gió), vì gió mạnh dễ làm lật dây, gẫy ngọn, làm rụng hoa, trái non.



5/ Đất trồng dưa hấu:

Dưa hấu ít kén đất từ đất thịt nhẹ đến đất sét nặng đều trồng dưa được. Nhưng đất trồng dưa hấu thích hợp nhất là trên đất thịt nhẹ, đất cát pha có tầng canh tác dầy, hoặc đất phù sa ven sông, đất thoát nước tốt, pH thích hợp cho cây dưa hấu phát triển 6 – 7.

Dưa hấu có rễ mọc sâu, chịu úng kém, chịu hạn khá nhất là khi cây đã trổ bông, đậu trái. Cây không yêu cầu đất nghiêm khắc, cần chọn đất thoát nước tốt, cơ cấu nhẹ, tầng canh tác sâu, không quá phèn. Các vùng đất cát gần biển, đất phù sa ven sông lý tưởng để trồng dưa hấu, chỉ cần chú ý tưới nước và bón phân. Đất cát pha tơi xốp, nhiệt độ đất dễ tăng cao, thóat nước nhanh có lợi cho bộ rễ phát triển, chất lượng dưa tốt, chăm sóc đỡ tốn kém.

Dưa hấu không nên liên canh, dễ thất bại vì cây bị bệnh nhiều như bệnh chạy dây, nứt thân, thời gian cách ly trồng dưa hấu càng lâu càng tốt. Đât trồng dưa nên cao, thóang không bị bóng râm che, không bị gió bão.



6/ Yêu cầu dinh dưỡng:

Việc bón phân rất quan trọng vì nó quyết định năng suất và chất lượng trái dưa. Ngoài 3 dưỡng chất chính là N, P, K cây dưa rất cần calcium, magie và một số vi lượng khác.



Phân đạm: Giúp cây con tăng trưởng mạnh, cây lớn nhanh, nhất là thời kỳ cây ra hoa, sau khi hoa thụ phấn, đậu trái, phân đạm giúp cho trái lớn nhanh. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, các đốt trên thân ngắn, lá nhỏ, trái nhỏ.

Nếu bón nhiều đạm cây phát triển mạnh thân lá, sức chống chịu điều kiện ngoại cảnh của cây giảm, cây dễ bị sâu bệnh gây hại, cây khó đậu trái, trái non dễ rụng, trái chậm chín, trong trái tích nhiều nước, làm giảm phẩm chất trái, trái có vị lạt, bảo quản khó, trái mau thúi.



Phân lân: Rất cần thiết ở giai đoạn đầu, lân giúp bộ rễ phát triển mạnh, cây đâm cành mạnh, mau ra hoa, dễ đậu trái. Lân còn giúp cải thiện phẩm chất trái làm cho thịt trái chắc hơn.

Thiếu lân bộ rễ của cây dưa kém phát triển, tốc độ sinh trưởng của cây giảm, cây cho nhánh ít, lá mỏng, năng suất trái giảm.



Phân kali: Làm cứng cây, giúp cây chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh, tăng khả năng chống bệnh của cây. Kali thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường ở giai đoạn trái chín nên trái được ngọt hơn. Kali còn giúp cải thiện phẩm chất trái như làm thịt trái chắc, vỏ trái cứng để tiện việc vận chuyển và bảo quản trái được lâu hơn. Bón kali vào giai đoạn sắp thu hoạch làm tăng chất lượng trái như làm trái chín nhanh và màu sắc trái đẹp.

Chất vôi: Cây dưa hấu rất cần chất này, vì thiếu canxi dễ đưa đến tình trạng trái bị thúi đít, bộ rể của cây kém phát triển hoặc bị hư hại.

Chất magie: Là chất rất cần thiết trong sinh trưởng và phát triển của cây dưa hấu vì thiếu magie cây đậu trái kém. Lưu ý khi bón nhiều kali thì sự hấp thụ magie của cây dưa hấu bị giảm súc.

Sử dụng phân bón qua lá và chất điều hòa sinh trưởng: các loại phân bón qua lá bổ sung vi lượng cho cây dưa hấu như như Supermes, HVP, Bayfolan, Yogen, Komix đều có thể sử dụng được. Nên ngưng phun phân khi cây ra hoa để dễ lấy trái. Sau khi chọn trái xong có thể phun phân trở lại.

Các chất kích thích ra rễ như Vipac 88, Agrispon, Sincocin pha nước tưới quanh gốc để kích thích bộ rễ phát triển nhanh hoặc cần phục hồi rễ khi rễ bị tổn thương do đất bị ngập úng, luu ý không nên phun thuốc lên lá.

Các chất kích thích sinh trưởng như Dekamon, Atonic, 2,4 D sử dụng sau khi chọn trái xong có tác dụng làm cây hút nước mạnh hơn nên trái mau lớn và tích nhiều nước thường dẩn đến thịt trái bị úng nước, thúi rữa khi trái chín do đó không nên sử dụng.

CHƯƠNG III

CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY DƯA HẤU

I/ Giai đoạn nẩy mầm:



Được tính từ khi hạt dưa hút nước đến khi hạt mọc mầm, thời gian này mất 72 giờ. Tức là sau khi ngâm hạt giống trong nước từ 3 – 4 giờ sau đó ủ hạt giống ở nhiệt độ 28 - 30oC cho đến khi hạt nứt nanh nẩy mầm. Ở giai đoạn này gặp nhiệt độ dưới 18oC hạt không mọc mầm.



Hạt dưa.


Каталог: uploads -> co-so-du-lieu
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1
co-so-du-lieu -> SỞ NÔng nghiệp và ptnt tỉnh quảng trị o0o TÀi liệU ĐÀo tạo nghề KỸ thuật trồng và chăm sóc cây cảNH
co-so-du-lieu -> SỞ NÔng nghiệp và ptnt tỉnh quảng trị o0o TÀi liệU ĐÀo tạo nghề KỸ thuật trồng néM

tải về 12.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương