SỞ NÔng nghiệp và ptnt tỉnh lâM ĐỒng chi cục kiểm lâm tài liệu thi tuyển công chức năM 2012 chuyên ngành kiểm lâM



tải về 1.35 Mb.
trang7/14
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.35 Mb.
#31108
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14

Chương III


CHỮA CHÁY RỪNG

Điều 19. Các biện pháp chữa cháy rừng

Trong công tác chữa cháy rừng trước hết phải được thực hiện và giải quyết theo phương châm 4 tại chỗ: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ và chỉ huy tại chỗ. Các biện pháp chữa cháy rừng gồm có:

1. Huy động tối đa lực lượng, phương tiện và thiết bị, dụng cụ để chữa cháy.

a) Đối với rừng có thể đưa phương tiện cơ giới vào chữa cháy thì phải huy động tối đa phương tiện cơ giới để chữa cháy;

b) Đối với rừng mà phương tiện cơ giới chữa cháy không thể tiếp cận được thì phải huy động tối đa lực lượng và các phương tiện khác để chữa cháy.

2. Tạo đường băng cản lửa, khoanh vùng cô lập đám cháy.

3. Áp dụng "biện pháp đốt trước có kiểm soát" để chữa cháy khi có đủ điều kiện cho phép.

4. Đào kênh, mương, rãnh để chống cháy ngầm và chữa cháy.

5. Các biện pháp chữa cháy khác.

Điều 20. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng

1. Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải đảm bảo các yêu cầu và nội dung cơ bản sau:

a) Đề ra chương trình kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp, điều kiện phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định này;

b) Đề ra các tình huống cháy cụ thể có thể xảy ra, khả năng cháy lan, phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau và tình huống cháy lớn phức tạp nhất;

c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

2. Chủ rừng chịu trách nhiệm xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

Trường hợp phương án phòng cháy và chữa cháy cần huy động lực lượng phương tiện chữa cháy của lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng, của các chủ rừng và lực lượng, phương tiện khác do cơ quan Kiểm lâm quản lý thì chủ rừng đề nghị cơ quan Kiểm lâm hướng dẫn xây dựng phương án.

Trường hợp phương án phòng cháy và chữa cháy cần huy động nhiều lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc địa phương tham gia thì chủ rừng đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn xây dựng phương án.

Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng phải được bổ sung chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.

3. Thẩm quyền phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình;

b) Thủ trưởng Kiểm lâm cấp tỉnh và thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện, phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng có sử dụng lực lượng, phương tiện của lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý của mình;

c) Cục trưởng Cục Kiểm lâm phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy đối với các loại rừng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý; trường hợp cần thiết thì trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt;

d) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức ở địa phương; trường hợp cần thiết thì do Giám đốc Công an tỉnh phê duyệt;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của Quân đội đóng ở địa phương;

e) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy có sử dụng lực lượng, phương tiện của nhiều cơ quan, tổ chức, của nhiều địa phương, bộ, ngành; trường hợp cần thiết trình Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt thì Bộ trưởng Bộ Công an trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4. Trách nhiệm thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

a) Chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng. Phương án phòng cháy và chữa cháy phải được thực tập định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần vào trước mùa hanh khô và thực tập đột xuất khi có yêu cầu;

b) Lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ;

c) Cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy hướng dẫn, kiểm tra việc thực tập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Công an quy định mẫu "Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng" và thời hạn phê duyệt phương án phòng cháy và chữa cháy rừng.

Điều 21. Trách nhiệm báo cháy, chữa cháy và tham gia chữa cháy rừng

1. Người phát hiện thấy cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh và cho một hoặc các đơn vị sau đây biết:

a) Chủ rừng;

b) Đội phòng cháy và chữa cháy rừng nơi gần nhất;

c) Chính quyền địa phương sở tại;

d) Cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất;

đ) Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.

2. Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này khi nhận được tin báo về vụ cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý thì phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của mình.

3. Người có mặt tại nơi xảy ra cháy phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải tuân theo lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

4. Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 Điều 33 Luật Phòng cháy và chữa cháy và quy định tại Nghị định này.



Điều 22. Huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng

1. Thẩm quyền huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

2. Việc huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

Điều 23. Người chỉ huy chữa cháy rừng

Người chỉ huy chữa cháy rừng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và điểm d, đ khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy.



Điều 24. Hoàn trả và bồi thường thiệt hại phương tiện, tài sản được huy động để chữa cháy rừng

1. Phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động để phục vụ chữa cháy rừng được hoàn trả sau khi chữa cháy; trường hợp phương tiện, tài sản bị mất mát, hư hỏng, nhà, công trình bị phá dỡ, diện tích rừng bị chặt hạ thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí bồi thường thiệt hại được cấp từ ngân sách nhà nước.

Tài sản huy động chữa cháy rừng của chủ rừng nào thì chủ rừng đó có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Quốc phòng hướng dẫn chi tiết việc bồi thường thiệt hại do chữa cháy rừng gây ra.


CHUYÊN ĐỀ 5.

QUY ĐỊNH

VỀ CẤP DỰ BÁO, BÁO ĐỘNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP TỔ

CHỨC THỰC HIỆN PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG 
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 127/BNN/KHCN-QĐ ngày 11 tháng 12 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1. Quy định này quy định về phương pháp xác định cấp cháy rừng, phương pháp dự báo và các quy định báo động phòng cháy, chữa cháy rừng cho các vùng sinh thái ở nước ta.

2. Việc phòng cháy, chữa cháy rừng là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người dân.

3. Các đơn vị trực tiếp quản lý bảo vệ rừng, các chủ rừng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có rừng tổ chức thực hiện việc dự báo và phòng cháy, chữa cháy rừng.



Điều 2.

1. Các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, các lực lượng vũ trang đóng ở nơi có rừng và ven rừng có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh theo các cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng khi có lệnh báo động.

2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giáo dục, đôn đốc cán bộ, nhân viên, chiến sỹ thực hiện những quy định hiện hành về bảo vệ rừng, phòng cháy và tích cực tham gia chữa cháy rừng.

Điều 3.

1. Cơ quan Kiểm lâm các cấp có trách nhiệm tổ chức dự báo cháy rừng và thông tin kịp thời các cấp dự báo cháy rừng từ Trung ương đến địa phương nơi có rừng trong suốt mùa cháy rừng.



Chương 2:

CẤP BÁO ĐỘNG VÀ BAN BỐ LỆNH BÁO ĐỘNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RÙNG

Điều 4.

Cấp dự báo, báo động phòng cháy, chữa cháy rừng gồm 5 cấp từ cấp I đến cấp V; ký hiệu biển báo cấp báo động phòng cháy, chữa cháy rừng là 1/2 hình tròn có đường kính vành ngoài 2,5m; vành trong l,8m nền trắng, xung quanh viền màu đỏ và có mũi tên (quay được) chỉ cấp dự báo từ cấp I đến cấp V. Phương pháp tính cấp dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng và các bảng tra cấp dự báo cháy rừng đã được Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có rừng ban hành.

- Báo đông cấp I: Khả năng cháy rừng thấp, trên biển báo mũi tên chỉ số I.

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng và các chủ rừng phối hợp với Kiểm lâm triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.

+ Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn quy vùng sản xuất nương rẫy, tuyên truyền giáo dục về phòng cháy, chữa cháy rừng và phát đốt nương làm rẫy đúng kỹ thuật.

- Báo đông cấp II: Khả năng cháy rừng ở mức trung bình, trên biển báo mũi tên chỉ số II.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng, các chủ rừng tăng cường kiểm tra, đôn đốc bố trí người canh phòng, lực lượng sẵn sàng kịp thời dập tắt khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn kỹ thuật làm nương rẫy.

- Báo động cấp III: Khả năng cháy lan trên diện rộng, trên biển báo mũi tên chỉ số III.



+ Thời tiết khô hanh kéo dài, dễ xảy ra cháy rừng, chú trọng phòng cháy các loại rừng: thông, bạch đàn, khộp, tre nứa, tràm ...

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị chỉ đạo Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng, Hạt Kiểm lâm đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng của các chủ rừng cấm đốt nương rẫy.

+ Các chủ rừng phải thường xuyên kiểm tra lực lượng canh phòng và lực lượng khoán quản bảo vệ rừng, nhất là trồng rừng.

+ Lực lượng canh phòng trực l0/24h trong ngày (từ 10h đến 20h).

Đặc biệt chú trọng các giờ cao điểm.



+ Khi xảy ra cháy rừng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã được quyền huy động mọi lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy.

- Báo đông cấp IV: Nguy cơ cháy rừng lớn, trên biển báo mũi tên chỉ số lv.



+ Thời tiết khô hanh, kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, tốc độ lửa lan tràn nhanh.

+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị và Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng trực tiếp chỉ đạo việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.

+ Các chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm thường xuyên kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm dễ cháy.

+ Lực lượng canh phòng phải thường xuyên trên chòi canh và ngoài hiện trường rừng, đảm bảo trực 12/24h (từ 9h đến 21 h trong ngày) nhất là các giờ cao điểm. phát hiện kịp thời điểm cháy, báo động và huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay.

+ Huyện đề nghị tỉnh tăng cường lực lượng, phương tiện chữa cháy khi cần thiết.

+ Dự báo viên nắm chắc tình hình khí tượng, thuỷ văn để dự báo và thông báo kịp thời trên mạng vi tính và trên các phương tiện thông tin đại chúng về cấp cháy và tình hình cháy rừng hàng ngày ở địa phương.

- Báo động cấp V: Rất nguy hiểm, thời tiết khô, hạn, kiệt kéo dài có khả năng cháy lớn ớ tất cả các loại rừng, tốc độ lửa lan tràn rất nhanh, trên biển báo mũi tên chỉ số V.



+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh trực tiếp chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh, huyện, xã, các chủ rừng.

+ Lực lượng Công an phòng cháy, chữa cháy phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tăng cường kiểm tra nghiêm ngặt trên các vùng trọng điểm cháy, đảm bảo 24/24h trong ngày, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng.

+ Thông báo thường xuyên nội quy dùng lứa trong rừng và ven rừng.

+ Khi xảy ra cháy phải huy động lực lượng, phương tiện dập tắt ngay, tiến hành điều tra xác minh vụ cháy và truy tìm thủ phạm xử lý nghiêm minh.

+ Khi cần thiết đề nghị Trung ương chi viện lực lượng và phương tiện chữa cháy.

+ Trong mùa cháy rừng dự báo viên phải nắm chắc tình hình thời tiết, khí tượng thuỷ văn để dự báo và thông tin thường xuyên, liên tục hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đặc biệt khi dự báo đến cấp lV và cấp V dự báo viên phải dự báo và đảm bảo thông tin thông suốt trong thời kỳ cao điểm dễ cháy rừng và báo cáo kịp thời việc phòng cháy, chữa cháy rừng lên cấp trên.

Điều 5.

Biển báo cấp báo động được làm bằng kim loại, được đặt ở trục đường ven rừng, cửa rừng, nơi có nhiều người qua lại, đặt ở các Hạt, Trạm Kiểm lâm, Nông Lâm trường, cơ quan, đơn vị đóng trong rừng và ven rừng... theo mẫu thống nhất cả nước do Cục Kiểm lâm hướng dẫn.



Điều 6.

Sau khi tổng hợp lình hình dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia và của các Trạm dự báo cháy rừng ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng của Bộ trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để ra quyết định báo động; khi có lệnh báo động, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp tổ chức triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo đúng quy định ở biểu: Biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng ở vùng sinh thái nước ta.



Chương 3:

TỔ CHỨC VÀ LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

Điều 7.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thường xuyên củng cố và kiện toàn các Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp tỉnh, huyện, xã, thị trấn theo Nghị định số 22/CP của Chính phủ ngày 9/3/1995. Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các chủ rừng và các đơn vị có liên quan thực hiện các cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng nhằm bảo vệ nghiêm ngặt tài nguyên rừng ở địa phương trong suốt mùa cháy rừng theo sơ đồ xây dựng mạng lưới dự báo cháy rừng ở phần phụ lục.



Điều 8.

1. Tổ chức Kiểm lâm các cấp, tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy rừng; thường xuyên tuyên truyền phổ biến những quy định phòng cháy, chữa cháy rừng, kỹ thuật sản xuất nương rẫy theo bảng quy định về quy vùng sản xuất nương rẫy định kèm theo phần phụ lục; thông báo tình hình lửa rừng và cấp báo động phòng cháy, chữa cháy rừng kịp thời tới từng nơi trọng điểm cháy rừng; chỉ đạo các Trạm dự báo để thu thập tính toán các cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng rõ ràng chính xác cho từng vùng.

2. Tổ chức Kiểm lâm phối hợp với Công an phòng cháy, chữa cháy thường xuyên kiểm tra việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng mới gây trồng, có định kỳ tổ chức sơ kết đánh giá việc phòng cháy, chữa cháy rừng trong từng tỉnh.

3. Tổ chức Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan pháp luật điều tra, xác minh, xử lý nghiêm ngặt, kịp thời các vụ vi phạm quy định phòng cháy, chữa cháy rừng.



Điều 9.

1. Các cơ quan, đơn vị, các chủ rừng, các xí nghiệp, Nông, Lâm trường phối hợp với các đơn vị vũ trang đóng trong rừng và ven rừng để thành lập các Đội tình nguyện phòng cháy, chữa cháy rừng và phải có trách nhiệm phối hợp với Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng của địa phương và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn phòng cháy, chữa cháy rừng của Ban chỉ huy.

2. Tổ chức Kiểm lâm phối hợp với Công an phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyên môn phòng cháy, chữa cháy rừng cho các Đội phòng cháy, chữa cháy rừng.

Chương 4:

VỀ TÀI CHÍNH CHO CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG

Điều 10.


1. Hàng năm đơn vị căn cứ vào Thông tư liên Bộ số 06 TT/LB ngày 22/01/1996 của Bộ Tài chính - Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn lập kế hoạch, cấp phát, quản lý quyết toán kinh phí cho công tác dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng làm dự trù kinh phí cho công tác dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng ở địa phương.

- Ở Trung ương: Vụ Kế hoạch - Quy hoạch, Cục Kiểm lâm, Vụ Tài chính - Kế toán lập kế hoạch kinh phí về dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng cho Bộ trình Bộ xét duyệt.

- Ở địa phương: Hàng năm Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chi cục Kiểm lâm căn cứ vào nhu cầu của công tác dự báo cháy rừng và thông tin các cấp dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng lập kế hoạch kinh phí cho toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt.

2. Đối với rừng trồng bằng vốn tự có của các Lâm trường, Nông trường, đơn vị, cá nhân thì hàng năm các chủ rừng này phải trích một phần kinh phí trong các dự án trồng rừng để chi cho hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.



Điều 11.

Nguồn kinh phí dành cho công tác dự báo và báo động theo các cấp phòng cháy, chữa cháy rừng bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng yêu cầu về nghiệp vụ kỹ thuật, Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng các cấp có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan thường xuyên hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện việc dự báo và thông tin cấp dự báo phòng cháy, chữa cháy rừng.



Chương 5:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12:

1. Cục Kiểm lâm, Văn phòng thường trực phòng cháy, chữa cháy rừng là cơ quan chỉ đạo chuyên ngành có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tổng cục Khí tượng thuỷ văn tổ chứ xây dựng Trung tâm Quốc gia dự báo cháy rừng để dụ báo và thông tin các cấp dự báo, báo động phòng cháy, chữa cháy rừng trên hệ thống mạng vi tính và các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các địa phương tổ chức công tác phòng cháy, chữa cháy rừng theo các cấp báo động trên phạm vi toàn quốc.

2. Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng ở lỉnh, thành phố trực thuộc rung ương Chi cục Kiềm lâm, các Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các Đài khí tượng thuỷ văn địa phương có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai xây dựng mạng lưới dự báo cháy rừng lừ tỉnh đến cơ sở; tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác dự báo và thông tin cấp báo động phòng cháy, chữa cháy rừng từ tỉnh đến tận các bản, làng, thôn, ấp trong suốt mùa cháy rừng, nhất là các tháng khô, hạn, kiệt dễ xảy ra cháy rừng ở địa phương.

Điều 13.

Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng Bộ Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Bản quy định này đối với các cấp, các ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng và ban hành các quy trình, quy phạm kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy rừng và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công lác dự báo cháy rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.



Điều 14.

Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc dự báo và thực hiện theo các cấp

dự báo và báo động phòng cháy, chữa cháy rừng thì được khen thưởng theo chế độ của Nhà nước.

Điều 15.

Người nào vi phạm những quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm, phải bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.



Điều 16.

Trong quá trình thực hiện nội dung qui định này có gì vướng mắc, phát sinh mới, các địa phương cần kịp thời báo cáo về Bộ để sửa đổi, bổ sung cho phù hơp.

 

CHUYÊN ĐỀ 6.

ĐA DẠNG SINH HỌC

I. Khái quát.

Theo Công ước Đa dạng sinh học 1992: Đa dạng sinh học (ĐDSH) là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng các hệ sinh thái).

Theo Luật ĐDSH năm 2008: ĐDSH là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.

ĐDSH được xem xét theo 3 mức độ: 

+ Đa dạng di truyền là sự phong phú những biến dị trong cấu trúc di truyền của các cá thể bên trong loài hoặc giữa các loài; những biến dị di truyền bên trong hoặc giữa các quần thể.

+ Đa dạng loài là sự phong phú về các loài được tìm thấy trong các hệ sinh thái tại một vùng lãnh thổ xác định thông qua việc điều tra, kiểm kê.

+ Đa dạng hệ sinh thái là sự phong phú về các kiểu hệ sinh thái khác nhau ở cạn cũng như ở nước tại một vùng nào đó. Hệ sinh thái là hệ thống bao gồm sinh vật và môi trường tác động lẫn nhau mà ở đó thực hiện vòng tuần hoàn vật chất, năng lượng và trao đổi thông tin.

Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau.



II. Hiện trạng ĐDSH Việt Nam và ĐDSH tại Lâm Đồng:

1. ĐDSH ở Việt Nam:

Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa. Do vị trí địa lý, Việt Nam rất đa dạng về địa hěnh, kiểu đất, cảnh quan, có đặc trưng khí hậu khác nhau giữa các miền. Đặc điểm đó là cơ sở rất thuận lợi để giới sinh vật phát triển đa dạng về thành phần loài, phong phú về số lượng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội, mức độ ĐDSH ở Việt Nam có nhiều thay đổi theo thời gian.



1.1. Đa dạng các hệ sinh thái của Việt Nam:

a. Hệ sinh thái trên cạn:

Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác có thành phần loài nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn. 

Xét theo tính chất cơ bản là thảm thực vật bao phủ đặc trưng cho rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, có thể thấy các kiểu rừng tiêu biểu: rừng kín vùng thấp, rừng thưa, trảng truông, rừng kín vùng cao, quần hệ lạnh vùng cao. Trong đó, các kiểu và kiểu phụ thảm thực vật sau đây có tính ĐDSH cao hơn và đáng chú ý hơn cả: kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; kiểu rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới; kiểu rừng kín cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới núi thấp; kiểu phụ rừng trên núi đá vôi.

Hệ sinh thái rừng:

Các hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, tuy nhiên các hệ sinh thái này hiện nay cũng đang đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người và những biến động của sự thay đổi khí hậu của trái đất. Diện tích rừng tự nhiên đang có chiều hướng suy giảm cả về số lượng và chất lượng. Môi trường biển cũng đang bị tác động bới các hoạt động khai thác tài nguyên như dầu khí, hải sản và cả ô nhiễm ...

Do nhiều nguyên nhân đã làm cho diện tích rừng tự nhiên bị giảm sút trong thời gian qua đã kéo theo sự suy giảm về ĐDSH đối với các hệ sinh thái rừng nói chung.

b. Hệ sinh thái đất ngập nước:

Công ước Ramsar định nghĩa "Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước bất kể là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, có nước chảy hay nước tù, là nước ngọt, nước lợ hay nước biển kể cả những vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi triều thấp". 

Đất ngập nước (ĐNN) Việt Nam rất đa dạng về loại hěnh và hệ sinh thái, thuộc 2 nhóm ĐNN: ĐNN nội địa, ĐNN ven biển. Trong đó có một số kiểu có tính ĐDSH cao:

- Rừng ngập mặn ven biển: Rừng ngập mặn có các chức năng và giá trị như cung cấp các sản phẩm gỗ, củi, thủy sản và nhiều sản phẩm khác; là bãi đẻ, bãi ăn và ương các loài cá, tôm, cua và các loài thủy sản có giá trị kinh tế khác; xâm chiếm và cố định các bãi bùn ngập triều mới bồi, bảo vệ bờ biển chống lại tác động của sóng biển và bão tố ven biển; là nơi cư trú cho rất nhiều loài động vật hoang dã bản địa và di cư (chim, thú, lưỡng cư, bò sát).

- Đầm lầy than bùn: đầm lầy than bùn là đặc trưng cho vùng Đông Nam Á. U Minh thượng và U Minh hạ thuộc các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau là hai vùng đầm lầy than bùn tiêu biểu còn sót lại ở đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.

- Đầm phá: thường thấy ở vùng ven biển Trung bộ Việt Nam. Do đặc tính pha trộn giữa khối nước ngọt và nước mặn nên khu hệ thủy sinh vật đầm phá rất phong phú bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Cấu trúc quần xã sinh vật đầm phá thay đổi theo mùa rõ rệt.

- Rạn san hô, cỏ biển: đây là các kiểu hệ sinh thái đặc trưng cho vùng biển ven bờ, đặc biệt rạn san hô đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới. Quần xă rạn san hô rất phong phú bao gồm các nhóm động vật đáy (thân mềm, giáp xác), cá rạn. Thảm cỏ biển thường là nơi cư trú của nhiều loại rùa biển và đặc biệt loài thú biển Dugon.

- Vùng biển quanh các đảo ven bờ: ven bờ biển Việt Nam có hệ thống các đảo rất phong phú. Vùng nước ven bờ của hầu hết các đảo lớn được đánh giá có mức độ ĐDSH rất cao với các hệ sinh thái đặc thù như rạn san hô, cỏ biển...

Việt Nam có 2 vùng ĐNN quan trọng là ĐNN vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng và ĐNN đồng bằng sông Cửu Long:

- ĐNN ở vùng cửa sông đồng bằng sông Hồng có diện tích 229.762 ha. Đây là nơi tập trung các hệ sinh thái với thành phần các loài thực vật, động vật vùng rừng ngập mặn phong phú, đặc biệt là nơi cư trú của nhiều loài chim nước.

- ĐNN đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập nước 4.939.684 ha. Đây là bãi đẻ quan trọng của nhiều loài thủy sản di cư từ phía thượng nguồn sông Mê Công. Những khu rừng ngập nước và đồng bằng ngập lũ cũng là những vùng có tiềm năng sản xuất cao. Có 3 hệ sinh thái tự nhiên chính ở đồng bằng sông Cửu Long, đó là hệ sinh thái ngập mặn ven biển; hệ sinh thái rừng tràm ở vùng ngập nước nội địa và hệ sinh thái cửa sông.

Mỗi kiểu hệ sinh thái ĐNN đều có khu hệ sinh vật đặc trưng của měnh. Tuy nhiên, đặc tính khu hệ sinh vật của các hệ sinh thái này còn phụ thuộc vào từng vùng cảnh quan và vùng địa lý tự nhiên.



c. Hệ sinh thái biển:

Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km2 với nguồn tài nguyên sinh vật biển khá phong phú. Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được chừng 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng ĐDSH biển khác nhau.



Đặc trưng của đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam

- Tính phong phú và đa dạng của các kiểu hệ sinh thái: Với một diện tích không rộng, nhưng trên lãnh thổ ViệtNam có rất nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau. Ở từng vùng địa lý không lớn cũng tồn tại nhiều kiểu hệ sinh thái.

- Thành phần các quần xã trong các hệ sinh thái rất giàu. Cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp, nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Điểm đặc trưng này làm cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với các nước khác trên thế giới.

- Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý và các yếu tố sinh học, giữa các nhóm sinh vật với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong cùng một loài sinh vật. Mạng lưới dinh dưỡng, các chuỗi dinh dưỡng với nhiều khâu nối tiếp nhau làm tăng tính bền vững của các hệ sinh thái. Các mối quan hệ năng lượng được thực hiện song song với các mối quan hệ vật chất rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các nhóm sinh vật: tự dưỡng (sinh vật sản xuất), dị dưỡng (sinh vật tiêu thụ), hoại sinh (sinh vật phân hủy) trong các hệ sinh thái ở Việt Nam là những chuỗi quan hệ mà ở nhiều nước khác trên thế giới không có được.

- Các hệ sinh thái ở Việt Nam có đặc trưng tính mềm dẻo sinh thái cao, thể hiện ở sức chịu tải cao; khả năng tự tái tạo lớn; khả năng trung hňa và hạn chế các tác động có hại; khả năng tự khắc phục những tổn thương; khả năng tiếp nhận, chuyển hóa, đồng hóa các tác động từ bên ngoài.

- Các hệ sinh thái ở Việt Nam phần lớn là những hệ sinh thái nhạy cảm. Tính mềm dẻo sinh thái của các hệ sinh thái ở Việt Nam làm cho các hệ đó luôn ở trong trạng thái hoạt động mạnh, vě vậy, thường rất nhạy cảm với các tác động từ bên ngoài, kể cả các tác động của thiên nhiên, cũng như những tác động của con người.




tải về 1.35 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương