SỞ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN ĐỀ ÁN phát triển giống cây lâm nghiệP



tải về 284.82 Kb.
trang2/4
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích284.82 Kb.
#31424
1   2   3   4

Phần thứ tư







TỔ CHỨC THỰC HIỆN


34

1

Sở Nông nghiệp và PTNT

34

2

UBND các huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh

34

3

Các cơ quan, đơn vị liên quan

34



Phần thứ năm

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

36


1

Kết luận


36

2

Kiến nghị

36




Phần phụ lục




1

Biểu 1a: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2010 - 2014

37

2

Biểu 2a: Diện tích rừng trồng giai đoạn 2010 - 2014

38

3

Biểu 3a: Kết quả thực hiện kiểm soát chất lượng Giống cây lâm nghiệp năm 2014

41

4

Biểu 3b: Kết quả Cấp và huỷ bỏ chứng chỉ công nhận nguồn Giống cây lâm nghiệp của tỉnh năm 2014

42

5

Biểu 3c: Kết quả thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh Giống cây lâm nghiệp năm 2014

43

6

Biểu 3d: Mạng lưới sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2015

44

7

Biểu 3e: Năng lực sản xuất, kinh doanh Giống cây lâm nghiệp năm 2015

49

8

Biểu 3f: Nguồn Giống cây lâm nghiệp được công nhận đang sử dụng trên địa bàn tỉnh năm 2015

52

9

Biểu 4a: Kế hoạch xây dựng nguồn giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2016-2020

53

10

Biểu 4b: Kế hoạch xây mới và nâng cấp cơ sở hạ tầng

56

11

Biểu 4c: Kế hoạch thông tin truyền thông và nghiên cứu khoa học

57

12

Biểu 4d: Khái toán kinh phí đầu tư

58

UBND TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT Ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /ĐA-NN&PTNT Quảng Ninh, ngày tháng 8 năm 2015


ĐỀ ÁN

Phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh

giai đoạn 2016- 2020.

Phần mở đầu


SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN

ĐỀ ÁN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP TỈNH QUẢNG NINH

GIAI ĐOẠN 2016- 2020 (Đề án)
1. Sự cần thiết xây dựng Đề án:

Cũng như các ngành nông nghiệp khác, giống cây trồng lâm nghiệp là nhân tố đầu tiên quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng. Đặc biệt, ngành Lâm nghiệp với đặc thù là ngành sản xuất có chu kỳ kinh doanh dài, sự ảnh hưởng của chất lượng giống cây trồng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Quảng Ninh là một trong những tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 70% diện tích tự nhiên, với 426.977,1 ha, trong đó diện tích rừng trồng năm 2014 là 224.634,6 ha. Trong giai đoạn từ năm 2010-2014, bình quân mỗi năm diện tích rừng mới trồng đạt từ 12.000 ha đến 13.000 ha/năm, tương đương số lượng cây giống cần có từ 25 đến 30 triệu cây giống.

Trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, ngành lâm nghiệp nói chung và rừng trồng nói riêng chiếm một tỷ trọng không lớn, chỉ khoảng 0,4% GDP. Tuy vậy đây lại là một ngành có vai trò rất quan trọng về mặt xã hội và môi trường, vì đây là ngành giữ vai trò chính đảm bảo việc làm và thu nhập cho hầu hết đồng bào dân tộc thiểu số của Tỉnh, với hơn 143 ngàn người, sinh sống trên các địa bàn miền núi, biên giới xa xôi, khó khăn, gồm những địa bàn có vị trí rất quan trọng về chính trị và an ninh quốc phòng; mặt khác hiện nay, rừng trồng đã được khẳng định có vai trò đặc biệt lớn trong việc cải thiện môi trường nước, không khí, lưu giữ Cacbon ứng phó, hạn chế tác động bất lợi của biến đổi khí hậu toàn cầu

Với tầm quan trọng đặc biệt nêu trên, công tác trồng rừng và giống cây trồng lâm nghiệp đã được UBND tỉnh Quảng Ninh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chú trọng. Tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều cơ chế, chính sách quản lý, nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả của rừng trồng. Trong giai đoạn 2008 – 2015, đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2008-2015. Qua đó đã đưa công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đi dần vào nề nếp, hình thành hệ thống tổ chức quản lý từ cấp tỉnh đến cấp huyện, bổ sung cơ sở vật chất cho một số cơ sở sản xuất giống, nâng cao sản lượng và chất lượng giống cây trồng Lâm nghiệp. Những kết quả này, mặc dù mới là bước đầu nhưng đã góp phần không nhỏ nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng. Về cơ bản, những hoạt động nêu trên đã đạt được mục tiêu ngăn chặn tình trạng sản xuất lưu thông và sử dụng giống kém chất lượng trên địa bàn,

Tuy vậy, trước yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, trong đó đối với ngành lâm nghiệp, việc nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học là điều kiện tiên quyết. Để đạt được mục tiêu này, công tác quản lý giống cây trồng Lâm nghiệp phải tạo ra một thị trường giống, trong đó nguồn giống được nâng cao chất lượng theo hướng cải thiện chất lượng di truyền, đồng thời nguồn cung luôn được cải thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và chủng loại.

Do vậy, cần xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển giống cây lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 (Đề án 15 -20), nhằm phát huy thành tựu của Đề án giai đoạn 2008 -2015, đồng thời bổ sung những nội dung, giải pháp thiết thực, khả thi nhằm góp phần hiện thực hóa các mục tiêu của đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiêp.

2. Căn cứ pháp lý để xây dựng Đề án:

- Pháp lệnh giống cây trồng số 15/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004;

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP, ngày 19 tháng 12 năm 2013, của Chính phủ, về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thuỷ sản đến năm 2020;

- Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 01/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

- Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN, ngày 29 tháng 12 năm 2005, của Bộ Nông nghiệp và PTNT, về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp;

- Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 08/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững theo Quyết định số 899/QĐ-TTg;

- Quyết định số 62/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giống cây lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020;

- Chỉ thị số: 936/CT-BNN-TCLN ngày 18/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tăng cường công tác quản lý nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp;

Quyết định số: 4961/QĐ-BNN-TCLN, ngày 17 tháng 11 năm 2014, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ban hành danh mục các loài cây chủ lực trồng rừng sản xuất và Danh mục các loài cây chủ yếu trồng rừng theo các vùng sinh thái lâm nghiệp;

- Thông tư liên tịch số 11/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT, ngày 01 tháng 03 năm 2012, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước chi cho Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020;

- Thông tư số 45/TT-BNNPTNT, ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Quyết định số: 1547/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh, về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch Bảo vệ và phát triển rừng (BCĐ) của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020;

Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt kết quả rà soát, điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Quảng Ninh;

- Quyết định số: 2669/QĐ-UBND ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt quy hoạch Bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020;

- Quyết định số 2901/QĐ-UBND ngày 5/12/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2014-2016;

- Quyết định số: 1066/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 4 năm 2015, của UBND tỉnh, Quy định chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2017;

- Quyết định số 1396/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1851/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2015, của UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành danh mục các dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.


3. Tài liệu sử dụng.

- Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-202 và định hướng đến năm 2030;

- Kết quả theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong các năm từ 2008 – 2014 đã được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt;

- Báo cáo năm 2014, 2015 về công tác giống cây trồng Lâm nghiệp của Chi cục Lâm nghiệp Quảng Ninh;





tải về 284.82 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương