SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN



tải về 0.8 Mb.
trang4/13
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích0.8 Mb.
#19934
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13

Đại hội đồng cổ đông


Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyền lực có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp mỗi năm ít nhất 01 lần. ĐHĐCĐ quyết định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt, ĐHĐCĐ sẽ quyết định phương hướng, nhiệm vụ phát triển Công ty và kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, dài hạn của Công ty; thông

qua phương án sử dụng tài sản và phương án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và hoàn thiện công nghệ. ĐHĐCĐ cũng là cơ quan bầu, bãi miễn thành viên HĐQT và Ban kiểm soát.


    1. Hội đồng quản trị


Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến quản lý và hoạt động của Công ty phù hợp với Pháp luật Việt Nam, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có thẩm quyền quyết định chiến lược phát triển của Công ty. HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lý khác. Hội đồng quản trị họp ít nhất một quý một lần. Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và Điều lệ Công ty, các Quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết của ĐHĐCĐ quy định.
    1. Ban kiểm soát


Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát Công ty hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc.
    1. Ban Giám đốc


Ban Giám đốc của Công ty gồm có:

- Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, là người điều hành và có quyết định cao nhất về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Các Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc đã được Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước và Điều lệ của Công ty.

    1. Các Phòng, Ban chức năng Công ty gồm


3.5.1. Phòng Kinh tế - Tổng hợp

Công tác Kinh tế - Kế hoạch có các nhiệm vụ sau :

Là đầu mối giải quyết các lĩnh vực kế hoạch, kinh doanh, dự toán, đấu thầu các công trình, công tác thị trường và tiêu thụ sản phẩm và có nhiệm vụ chủ yếu: Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, ngắn hạn của Công ty, phương án giao khoán và đối chiếu thanh quyết toán vật tư máy thi công, nhân công cho đơn vị; Tổng hợp báo cáo về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, lập hồ sơ dự thầu các gói thầu thi công xây lắp điện, xây dựng và cung cấp các sản phẩm công nghiệp; thực hiện việc thanh quyết toán công trình với chủ đầu tư và các công tác khác có liên quan.

Công tác Tổ chức lao động có nhiệm vụ chủ yếu:

Chủ trì xây dựng phương án cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty, quy định chức năng, nhiệm vụ, biên chế của các phòng ban, chi nhánh, đơn vị trực thuộc; phương án thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất; công tác nhân sự và tuyển dụng lao động, quản lý lao động; công tác thanh toán tiền lương, chế độ chính sách về lao động và các chế độ chính sách đối với người lao động; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên; chủ trì xây dựng một số Quy chế quản trị điều hành của Công ty

Giải quyết các công việc về lĩnh vực hành chính, quản trị của Công ty và có nhiệm vụ chủ yếu sau: Xây dựng, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Giám đốc; Tổ chức quản lý thực hiện và hướng dẫn thực hiện công tác văn thư, lưu trữ tại Công ty theo quy định của pháp luật; quản lý hoạt động thông tin, liên lạc, tổng hợp thi đua, khen thưởng, kỷ luật, quản lý hệ thống mạng máy tính của Công ty và lập chương trình khai thác ứng dụng máy tính phục vụ hoạt động SXKD; quản lý sử dụng con dấu; Tổ chức và phục vụ các hội nghị, cuộc họp, làm việc, tiếp khách của lãnh đạo Công ty; Quản lý tài sản của Công ty, bao gồm: cơ sở vật chất, nhà cửa, trang thiết bị văn phòng và các lĩnh vực công tác khác có liên quan.

Theo dõi và quản lý chăm sóc sức khỏe của người lao động trong Công ty, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, sức khoẻ cho lao động làm việc trên cao, đề xuất nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ tại chỗ cho người lao động. Theo dõi, lập kế hoạch mua sắm và cấp phát các phương tiện bảo hộ lao động.

Thực hiện công tác thanh tra bảo vệ, quân sự, tự vệ của Công ty theo quy định của pháp luật và các lĩnh vực công tác khác có liên quan.



3.5.2. Phòng kỹ thuật vật tư

Phòng Kỹ thuật Vật tư là đầu mối giải quyết các lĩnh vực công tác kỹ thuật thi công các công trình điện, công trình công nghiệp và dân dụng, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, chất lượng sản phẩm, sở hữu công nghiệp; kỹ thuật an toàn và vật tư thiết bị, xe máy thi công và có nhiệm vụ chủ yếu sau: Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tổ chức thi công các công trình nguồn điện, lưới điện, các công trình công nghiệp và dân dụng; biên soạn, tổ chức thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, kỹ thuật an toàn trong Công ty; tổ chức thực hiện các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học, phát triển công nghệ sáng kiến cải tiến kỹ thuật; chủ trì xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm; xây dựng biện pháp về việc bảo đảm an toàn sản xuất, an toàn lao động; chủ trì tổ chức thực hiện công tác nghiệm thu, lập đầy đủ hồ sơ nghiệm thu và lập hồ sơ nghiệm thu công trình, hồ sơ hoàn công công trình; bàn giao công trình cho chủ đầu tư.

Mua sắm quản lý vật tư, thiết bị xe máy phục vụ sản xuất, thanh quyết toán tiêu hao vật tư nhiên liệu với các chủ đầu tư, phê duyệt quyết toán thanh toán tiêu hao vật tư cho các đơn vị thi công.

Thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng phục vụ thi công.

Thực hiện công tác bồi dưỡng nghề thi nâng bậc, bồi huấn nghiệp vụ quản lý kỹ thuật cho CBCNV trong Công ty.

3.5.3. Phòng Tài chính Kế toán

Phòng Tài chính Kế toán là đầu mối giải quyết các lĩnh vực công tác tài chính, kế toán, tổ chức hệ thống kế toán và có nhiệm vụ chủ yếu: Quản lý, theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chế độ về tài chính, kế toán và quản lý tài sản; lập kế hoạch tài chính hàng năm, kế hoạch vốn phục vụ hoạt động SXKD và cơ cấu nguồn vốn cho các dự án đầu tư, vốn cho hoạt động thi công xây dựng các công trình; đề xuất phương án huy động vốn; tổng hợp chi phí sản xuất, phân tích hoạt động tài chính, xác định kết quả sản xuất kinh doanh, phương án trích lập các quỹ; đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn, chấn chỉnh công tác quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty và các công tác khác có liên quan.



Каталог: data -> HNX -> 2010 -> BAN%20CAO%20BACH
BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊNH
2010 -> BÁo cáo thưỜng niên năM 2010
BAN%20CAO%20BACH -> SỞ giao dịch chứng khoán hà NỘi cấP ĐĂng ký niêm yết chứng khoán chỉ CÓ nghĩa là việC niêm yết chứng khoáN ĐÃ thực hiện theo các quy đỊnh của pháp luật liên quan mà không hàM Ý ĐẢm bảo giá trị CỦa chứng khoáN
2010 -> BÁo cáo thưỜng niêN
2010 -> B¸o c¸o th­êng niªn
2010 -> Ctcp sông đÀ 11 – thăng long
2010 -> B¸o c¸o th­êng niªn Tªn : c ng ty cæ phÇn S¸ch gi¸o dôc t¹i thµnh phè Hµ Néi
2010 -> Tªn tổ chức niêm yết: c ng ty Cæ phÇn bia Thanh Hãa Năm báo cáo 2010

tải về 0.8 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương