Số: 1725 / QĐ-tlđ Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2006



tải về 40.11 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích40.11 Kb.
#10732



TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: 1725 / QĐ-TLĐ Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2006



QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế hoạt động

của các trường dạy nghề của Công đoàn




ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 02/4/2002.

- Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005.

- Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 09/01/2001của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Bộ Lao động - TBXH;

- Căn cứ Quyết định số 05/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/7/2006 của Bộ Lao động-TBXH ban hành quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề.

- Theo đề nghị của Ban Chính sách Kinh tế - Xã hội Tổng Liên đoàn,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1- Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của các trường dạy nghề của Công đoàn.


Điều 2- Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3- Văn phòng và các Ban có liên quan thuộc Tổng Liên đoàn LĐVN, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Hiệu trưởng các trường dạy nghề của Công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH

- Đ/C Chủ tịch và các Phó Chủ tịch PHÓ CHỦ TỊCH

- Các LĐLĐ tỉnh, TP trực thuộc TW

- Các Ban của TLĐ

- Các Trường dạy nghề Công đoàn

- Lưu VP, Ban Chính sách KT-XH (đã ký)




Đặng Ngọc Chiến
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc





QUY CHẾ
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TRƯỜNG DẠY NGHỀ CỦACÔNG ĐOÀN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1725 / QĐ-TLĐ ngày 2 /11/2006
của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn LĐVN)



Điều 1- Quy chế này quy định về hoạt động của các trư­ờng dạy nghề của Công đoàn (d­ưới đây viết tắt là các Tr­ường dạy nghề Công đoàn). Trường dạy nghề Công đoàn được thành lập theo quy định của Tổng Liên đoàn LĐVN, Quyết định số 05/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/7/2006 ban hành Quy định về thủ tục thành lập và đăng ký hoạt động dạy nghề đối với trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và Quyết định số 06/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/8/2006 của Bộ Lao động-TBXH sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 05/2006/QĐ-BLĐTBXH.

Điều 2- Trường dạy nghề Công đoàn là cơ sở đào tạo nghề nghiệp do Đoàn Chủ tịch TLĐLĐVN thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân; là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư­ cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng.

Điều 3- M?c tiờu của trường dạy nghề Công đoàn là dào t?o ngu?i lao d?ng cú ki?n th?c, k? nang ngh? nghi?p ? cỏc trỡnh d? khỏc nhau, cú d?o d?c, luong tõm ngh? nghi?p, ý th?c k? lu?t, tỏc phong cụng nghi?p nh?m t?o di?u ki?n cho ngu?i lao d?ng cú kh? nang tỡm vi?c làm, t? t?o vi?c làm ho?c ti?p t?c h?c t?p nõng cao trỡnh d? chuyờn mụn, nghi?p v?, dỏp ?ng yờu c?u phỏt tri?n kinh t? - xó h?i, c?ng c? qu?c phũng, an ninh.

Điều 4- Trường dạy nghề Công đoàn gồm có:

  1. Trường trung cấp nghề.

  2. Trường cao đẳng nghề.

Điều 5- Trường dạy nghề được đào tạo nghề trỡnh d? so c?p dưới 1 năm; đào tạo nghề trỡnh d? trung c?p nghề và trỡnh d? cao d?ng nghề t? 1 - 3 nam.

Điều 6- Các trường dạy nghề Công đoàn phải xây dựng Điều lệ cụ thể của trường mình theo quy định hiện hành của Bộ Lao động-TBXH, các văn bản có liên quan của Nhà nước và Tổng Liên đoàn LĐVN.

Điều 7- Quản lý trường dạy nghề Công đoàn:

1- Trường dạy nghề Công đoàn chịu sự quản lý trực tiếp của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố (được Tổng Liên đoàn LĐVN phân cấp); Ban Chính sách Kinh tế-Xã hội và các ban liên quan của Tổng Liên đoàn LĐVN hướng dẫn Trường dạy nghề Công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

2- Trường dạy nghề Công đoàn chịu sự quản lý Nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động-TBXH; chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân tỉnh, TP trực thuộc TW nơi trường đặt trụ sở.

Điều 8- Chức năng của trường dạy nghề Công đoàn:

Trường dạy nghề Công đoàn tổ chức các hoạt động dạy nghề cho công nhân viên chức, lao động và học sinh có nhu cầu về học nghề; đào tạo, đào tạo lại nghề không bị pháp luật cấm.



Điều 9- Nhiệm vụ và quyền hạn của trường dạy nghề Công đoàn (tạm thời theo quy định tại Điều 5 Điều lệ trường dạy nghề ban hành kèm theo Quyết định số 775/2001/QĐ-BLĐTBXH ngày 09/8/2001 của Bộ trường Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội):

1. Xây dựng các kế hoạch đào tạo nghề của trường trong từng năm, từng thời kỳ trình Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quản lý trực tiếp phê duyệt và báo cáo Tổng Liên đoàn LĐVN;

2. Thực hiện đào tạo nghề có trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề (dài hạn), sơ cấp nghề (ngắn hạn), bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề;

2.1- Xây dựng chương trình đào tạo nghề dài hạn, ngắn hạn theo quy định của Bộ Lao động-TBXH; tổ chức thực hiện khi được cơ quan quản lý có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận;

2.2- Xây dựng và thực hiện chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề cho công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề của Nhà nước ban hành;

2.3- Tổ chức biên soạn tài liệu, giáo trình dạy nghề;

3. Tổ chức quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề; công nhận tốt nghiệp và cấp bằng nghề, chứng chỉ nghề, chứng nhận bồi dưỡng nghề theo quy định của Bộ Lao động-TBXH;

4. Thực hiện việc tuyển sinh, đào tạo và quản lý học sinh;

5. Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào quá trình đào tạo nghề;

6. Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên;

7. Quản lý, sử dụng đất đai, trang thiết bị, các tài sản khác và tài chính theo quy định của pháp luật;

8. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho dạy nghề; thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo theo quy định của pháp luật;

9. Liên kết với các tổ chức kinh tế, giáo dục, khoa học trong việc đào tạo, bồi dưỡng nghề;

10. Tư vấn về học nghề và việc làm cho học sinh;

11. Tham gia phổ cập nghề cho người lao động; phối hợp làm công tác giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông;

12. Được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, miễn, giảm thuế, vay tín dụng cho phát triển công tác dạy nghề theo quy định của pháp luật;

13. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của các cơ quan quản lý cấp trên;

14. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.



Điều 10- Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng trường dạy nghề Công đoàn:

1. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động của nhà trường; chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quản lý trực tiếp.

2. Phó Hiệu trưởng là người giúp Hiệu trưởng quản lý điều hành một số mặt công tác do Hiệu trưởng phân công; chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hiệu trưởng về các mặt công tác đó.

3. Hiệu trưởng do Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quản lý trực tiếp quyết định bổ nhiệm, theo đề nghị của Ban Tổ chức Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố.

4. Phó Hiệu trưởng do Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quản lý trực tiếp quyết định bổ nhiệm, theo đề nghị bằng văn bản của Hiệu trưởng.

5. Thủ tục bổ nhiệm, công nhận, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường dạy nghề thực hiện theo quy định tại Quyết định số 370/2003/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/4/2003 của Bộ Lao động-TBXH.



Điều 11- Trường dạy nghề Công đoàn thực hiện chế độ tài chính theo quy định hiện hành của Tổng Liên đoàn LĐVN và Nhà nước.

Điều 12- Trách nhiệm của các Ban của Tổng Liên đoàn LĐVN và Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trong việc giúp Đoàn Chủ tịch TLĐ quản lý hoạt động của các trường dạy nghề Công đoàn:

1- Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quản trực tiếp:

1. Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp trường theo phân cấp của Tổng Liên đoàn.

2. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của trường.

3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm các chức danh khác của trường, theo đề nghị của Hiệu trưởng hoặc phân cấp cho Hiệu trưởng quyết định bổ nhiệm.

4. Theo dõi, chỉ đạo, đánh giá các mặt hoạt động của trường theo quy định của Tổng Liên đoàn.

5. Tranh thủ mọi nguồn lực của địa phương, tạo điều kiện cơ sở vật chất, nhân lực cho trường.



2- Ban Chính sách Kinh tế-Xã hội TLĐ:

1. Tham mưu giúp Đoàn Chủ tịch TLĐ xây dựng chủ trương, phương hướng phát triển hệ thống mạng lưới trường dạy nghề của Công đoàn phù hợp với chủ trương, chính sách, quy hoạch của Nhà nước và Tổng Liên đoàn LĐVN.

2. Chủ trì và phối hợp với Ban Tổ chức, Ban Tài chính giúp Thường trực Đoàn Chủ tịch có ý kiến cho Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố phê duyệt Điều lệ của trường.

3. Giúp Thường trực Đoàn Chủ tịch TLĐ theo dõi, chỉ đạo, đánh giá hoạt động dạy nghề của các trường dạy nghề.

4. Giúp Thường trực Đoàn Chủ tịch TLĐ làm việc với Bộ Lao động-TBXH về kế hoạch và phân bổ chỉ tiêu đào tạo dài hạn và kinh phí mua sắm trang thiết bị của các trường.

5. Phối hợp với Ban Tài chính thẩm định Dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phù hợp với quy mô hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của Trường.



3- Ban Tổ chức TLĐ:

Chủ trì, phối hợp với Ban Chính sách KT-XH giúp Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố quản lý trực tiếp về công tác tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, giáo viên của các trường.



4- Ban Tài chính TLĐ:

1. Tham mưu giúp Thường trực Đoàn Chủ tịch lập kế hoạch đề nghị Nhà nước cấp kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, phân bổ và quản lý kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản đối với các trường theo phương án đã được Đoàn Chủ tịch duyệt.

2. Chủ trì, phối hợp với Ban Chính sách KT-XH thẩm định Dự án đầu tư xây dựng của các trường phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo của trường; báo cáo kết quả thẩm định và trình Đoàn Chủ tịch.

5- Ban Đối ngoại TLĐ:

1. Giúp Đoàn Chủ tịch trong việc khai thác các nguồn viện trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cho các trường dạy nghề Công đoàn.

2. Phối hợp với Ban Chính sách KT-XH và Ban Tài chính TLĐ trong việc xác định đối tượng nhận viện trợ và sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài, trình Đoàn Chủ tịch quyết định.

Điều 13- Những nội dung khác liên quan đến quản lý và hoạt động của trường dạy nghề Công đoàn chưa được quy định cụ thể tại quy chế này sẽ được thực hiện hướng dẫn tại các văn bản liên quan của Nhà nước và Tổng Liên đoàn LĐVN.

Điều 14- Văn phòng và các ban liên quan thuộc Tổng Liên đoàn LĐVN, các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Hiệu trưởng các trường dạy nghề Công đoàn có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, các trường phản ánh về Tổng Liên đoàn LĐVN nghiên cứu giải quyết.



Nơi nhận: TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH

- Đ/C Chủ tịch và các Phó Chủ tịch PHÓ CHỦ TỊCH

- Các LĐLĐ tỉnh, TP trực thuộc TW

- Các Ban của TLĐ

- Các Trường dạy nghề Công đoàn

- Lưu VP, Ban Chính sách KT-XH (đã ký)




Đặng Ngọc Chiến



tải về 40.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương