River of fire, river of water



tải về 0.82 Mb.
trang28/30
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2016
Kích0.82 Mb.
#32052
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30

38 CĂN NHÀ VÀ MÁI NHÀ


Một căn nhà, theo tự điển, là một kết cấu có nhiệm vụ đặc biệt, trước hết là dùng để ở cho một hay nhiều gia đình. Một mái nhà, ngược lại, không chỉ là một kiến trúc mà là một nơi cư ngụ cho những liên hệ gia đình. Nó là một nơi chốn nghỉ ngơi, thường đầy ắp tình thương, ấm cúng và tiếng cười. Sự khác biệt giữa một căn nhà và một mái nhà không là chuyện đơn giản, vì một số căn nhà có người sống trong đó có thể trống rỗng và lạnh lẽo, trong khi những căn nhà khác chỉ với một người ở lại đầy ấm cúng...

Sự khác biệt đầy ý nghĩa giữa một căn nhà và mái nhà có thể được tìm thấy trong ngôn ngữ hàng ngày. Chẳng hạn, chúng ta nói, “Tôi cảm thấy đang ở nhà” để gợi ra một cảm giác dễ chịu và thoải mái dù đang ở một chỗ lạ. “Như ở nhà” để chỉ sự quen thuộc với một ngoại ngữ, một dụng cụ mới, hay sự khéo léo tinh xảo.

Tôi thấy nơi con người có một cái gì tương tự với căn nhà và mái nhà. Khi chúng ta nghĩ về chính mình chủ yếu về mặt vật lý hay những đặc tính bên ngoài, đấy cũng giống như nói về một căn nhà. Nhưng khi chúng ta thấy mình như hiện thân của một đời sống giàu có hơn ở bên trong, đặc biệt về tâm linh, nó cho một cảm giác một mái nhà. Trong sự tương tự này, thân thể như một cái để chứa (căn nhà) trong đó đời sống chân thật và đích thực (mái nhà) trôi chảy. Đời sống cốt lõi này được gọi theo tôn giáo là Ánh Sáng và Đời Sống Vô Lượng.

Mục đích của người Phật giáo là thức tỉnh với đời sống chân thật và thực sự đang chảy trong chúng ta. Nhưng đời sống này không tách lìa với cái chứa đựng thuộc vật chất. Như thế, khi cả hai hoàn toàn hòa nhập với nhau nhờ sự trau dồi và thực hành tôn giáo, cả tâm và thân trở nên mềm dẻo và rộng mở. Điều này trái với suy nghĩ thông thường phân chia tâm và thân, tạo ra một sự mất căn bằng giữa hai cái, thành ra một tâm cứng cỏi và một thân căng thẳng. Cách tập Yoga đang thịnh hành có thể góp phần cho một thân thể khỏe mạnh, nhưng ý nghĩa chân thực của nó chỉ được nhận biết khi nó được theo đuổi như là phần của một thực hành tâm linh hòa nhập của Ấn Độ.

Bởi vì phần đông chúng ta lơ là hay không biết đời sống chân thật và thực sự đang trôi chảy qua chúng ta, nó kêu gọi sự chú ý đến nó qua Danh Hiệu, “Nam mô A Di Đà Phật.” Trong khi niệm nam mô A Di Đà Phật, chính là đời sống kêu gọi chính đời sống, dù người ta có ý thức điều đó hay không. Khi chúng ta đáp ứng trọn vẹn sự kêu gọi này, chúng ta xé rách vỏ bọc bản ngã và trở về sự tự do của đời sống chân thật và thực sự. Vị thầy Chân tông Daiei Kaneko diễn tả điều này một cách sinh động, “Niệm Phật là âm thanh của sự tan rã bản ngã và người làm việc đó đau đớn vì một cái ngã mới được sanh ra.”

Nam mô A Di Đà Phật xác nhận bản tánh nền tảng của người ta chính là đời sống chân thật và thực sự. Cái nam mô lẻ loi, lang thang và bấp bênh cuối cùng đã về đến nhà A Di Đà Phật. Sự về đến này tôn vinh cả sự yên nghỉ lẫn sự làm mới lại. Saichi viết :

Nam mô A Di Đà Phật
Nó như mặt trăng, như mặt trời ;
Nó như mặt trời đang lên.
Tâm thức tôi ấm dần, thân thể cũng thế.
Hãy để tôi nghỉ một lát ở đây.
Nam mô A Di Đà Phật. Nam mô A Di Đà Phật.

Bởi vì người ta đã đến nhà, không có gì được đòi hỏi nữa. Người ta chỉ để ý tới thân thể được ban cho, bởi vì không có nó thì sự thức tỉnh với đời sống sinh động sẽ bị ngăn chặn, và người ta hành động một cách bi mẫn trong thế giới như là cách thức tự nhiên nhất của đời sống. Con người niệm Phật thì luôn luôn ở nhà, bất kể ở đâu và làm gì. Không vướng bận với điều kiện hoàn cảnh nào, thậm chí cả với niệm Phật.

Tôi không nói lời niệm Phật nào
Nó không cần thiết.
Được cứu độ bởi lòng bi Phật đà,
Tôi biết ơn biết bao nhiêu.
Nam mô A Di Đà Phật bao giờ cũng ở với tôi,
Và tôi bao giờ cũng ở với nó.
Khi ngủ, nam mô A Di Đà Phật.
Khi dậy, nam mô A Di Đà Phật.
Khi đi, đứng, ngồi hay nằm, nam mô A Di Đà Phật.
Khi làm việc, nam mô A Di Đà Phật.


---o0o---


39 ĐỜI SỐNG CHÂN THẬT VÀ THẬT SỰ


Năm 1975 tôi dạy ở Đại Học Hawaii như một giáo sư mời giảng về triết học và tôn giáo, đồng thời tôi được bổ nhiệm làm Học giả thường trực của Trung Tâm Nghiên Cứu Phật giáo (BSC) ở gần trường. BSC là một phần của tổ chức Phật giáo Chân tông Giáo đoàn Honpa Hongwaiji ở Hawaii. Ở trung tâm này mỗi tuần tôi có những buổi thuyết giảng về Phật giáo Chân tông cho thính giả nhiều chủng tộc. Trong số những người tham dự đều đặn có một phụ nữ miền Caucase đến từ Wahia-wa, một tỉnh thành nhỏ trong tỉnh Oahu, khoảng bốn mươi lăm phút chạy xe tính từ Trung Tâm.

Một hôm bà yêu cầu tôi thăm mẹ bà ở Bệnh viện Wahiawa. Bà mẹ tám mươi sáu tuổi, hoàn toàn điếc, và không ăn gì cả. Điều này gây ra khổ đau và lo âu lớn lao cho gia đình, và họ nghĩ tôi có thể nói với mẹ họ ăn trở lại. Vào ngày tôi nhận đến thăm bà, tôi có một chương trình làm việc đầy ắp nên tôi không có thời gian để sửa soạn điều sắp nói. Tôi sẽ gặp một người hoàn toàn lạ, tai điếc và chưa bao giờ biết Phật giáo.

Dù gầy guộc, xanh xao, ốm yếu, bà gây cho tôi ấn tượng một sự bướng bỉnh của tuổi già. Tuy nhiên, khi cầm tay bà, một nụ cười yếu ớt hiện trên mặt bà, tiếng thì thầm nghe không rõ, nhưng tôi hiểu bà đã chờ đợi tôi.
Tôi đem cuộn giấy đến cạnh giường và viết những chữ lớn cho người đàn bà điếc dễ dàng đọc :

Thân thể bà là một bình chứa của đời sống. Nó chứa đựng đời sống chân thật và thực sự. Thân thể bà và đời sống chân thực và thật sự của bà không phải là hai cái khác biệt, khác nhau nhưng liên hệ với nhau.

Tôi xé mảnh giấy và đưa cho bà. Rồi tôi lập tức bắt đầu viết tờ giấy thứ hai :

Thân thể bà đã già và mệt mỏi và không muốn tiếp tục sống nữa, nhưng đời sống chân thật và thực sự bên trong bà thì không như vậy. Thật vậy, nó muốn sống mãi mãi.

Xé tờ giấy và đưa cho bà, tôi tiếp tục viết mười một trang liên tiếp :

Bà đã chăm sóc cho thân thể bà đến lúc này, nhưng bây giờ bà phải chăm lo đời sống chân thật và thực sự tuôn chảy trong bà. Có cái gì sâu thẳm bên trong bà muốn bà thức tỉnh với đời sống quý giá đang chuyển động trong bà.

Khi bà thức tỉnh với đời sống chân thật và thực sự bên trong bà, bà sẽ cảm thấy tốt đẹp, ấm áp và sống động. Rồi mọi người, gồm những người yêu mến bà, cũng sẽ thức tỉnh với cùng đời sống chân thật và thực sự ấy.

Dù tôi không biết bà, trong một nghĩa nào đó tôi đã luôn luôn biết bà – qua đời sống chân thật và thực sự đang chảy trong bà và trong tôi và trong mọi người quanh chúng ta. Bởi vì đời sống được chia xẻ này, tôi yêu thương bà sâu sắc như tôi thương tôi sâu sắc.

Khi chúng ta cảm kích và biết ơn đời sống chân thật và thật sự đang trôi chảy trong những phần sâu thẳm nhất của chúng ta, bấy giờ chúng ta cũng chăm sóc tốt cho cái chứa đựng đời sống đó, tức là thân thể này, vì không có nó chúng ta không bao giờ đến chỗ nhận biết đời sống chân thật và thực sự.

Chết hay không chết – chúng ta thực sự không có quyền chọn lựa. Nếu chúng ta có thể chọn lựa, thì sự việc quá đơn giản. Tất cả điều chúng ta có thể làm là chăm sóc cho thân thể và đời sống của chúng ta, cho đến khi hoàn tất thời gian và khép lại sự hiện hữu của chúng ta trên trái đất này.

Khi bà đọc từng trang chầm chậm được đưa cho bà, bà càng lúc càng trở nên tỉnh táo, đôi mắt chăm chú vào từng chữ.

Trong đời tôi, tôi thường quên đời sống chân thật và thực sự ở sâu trong tôi. Nhưng bất cứ lúc nào tôi đơn độc, bất hạnh, chán nản hay giận dữ, một cái gì sâu thẳm trong tôi kêu gọi tôi thức tỉnh với đời sống chân thật và thực sự.

Sự kêu gọi là một kêu gọi cho tôi để trở về với mái nhà thực sự của tôi, nhà của tất cả các nhà, nơi tất cả hiện hữu thực sự sống. Tôi nghe sự kêu gọi qua lời nói, nam mô A Di Đà Phật. Đây là Danh Hiệu kêu gọi.

Nam mô là tôi – lạc lõng, rối bời, và muốn tìm về nhà thực của tôi. A Di Đà là Ánh Sáng Vô Lượng và Đời Sống Vô Lượng – đời sống chân thật và thực sự, nó là nhà tôi trong tất cả mọi nhà. Phật là Bậc Giác Ngộ – sự thức tỉnh với đời sống chân thật và thực sự này. Ba cái ấy không tách lìa nhau mà là một, thế nên chúng ta nói nam mô A Di Đà Phật.

Để trả lời Danh Hiệu kêu gọi, tôi nói nam mô A Di Đà Phật. Đây là sự chấp nhận và xác định của tôi về đời sống chân thật và thực sự. Không cần hiểu, không cần giải thích điều gì, không cần thuyết phục một ai. Chỉ nam mô A Di Đà Phật.

Dù bản thân tôi không thể thực sự thương yêu người khác, nhiều người yêu thương tôi – nhiều khi trong những cách mà tôi không biết. Dù tôi không cảm kích sự quan tâm của những người khác dành cho tôi, họ thực sự duy trì nâng đỡ đời tôi. Nhưng khi tôi sống nam mô A Di Đà Phật, tôi được khiến cho cảm kích và biết ơn những người khác và muốn cám ơn họ – tất cả đều nhờ đời sống chân thật và thực sự.

Bấy giờ tôi tràn đầy ấm áp, tình yêu thương và lòng bi. Nguyện bà thức tỉnh với đời sống chân thật và thực sự đang trôi chảy trong bà, trong tôi, trong những người yêu mến của bà và trong tất cả chúng sanh. Cám ơn bà đã nghe – không phải nghe tôi mà sự kêu gọi của đời sống chân thường đến từ nơi sâu thẳm nhất trong bà và trong tôi.

Dù tôi có một chương trình dày đặc hôm ấy – ngồi thiền sáng sớm, gặp gỡ sinh viên trong ngày, thu truyền hình vào buổi chiều và chuẩn bị cho buổi giảng thuyết Tannisho vào buổi tối – những chi tiết phai mờ khỏi trí nhớ tôi trong quá khứ mờ sương. Sau này tôi được biết bà bắt đầu ăn trở lại, tuy nhiên cái còn lại với tôi là khuôn mặt hốc hác nhưng hy vọng của người đàn bà già nua, tham dự vào từng trang giấy viết.


---o0o---



tải về 0.82 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   22   23   24   25   26   27   28   29   30




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương