QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôN



tải về 1.26 Mb.
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.26 Mb.
#31376
  1   2   3   4   5
Cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật

lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn

-------------------------------------------------



QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số 10/2004/QĐ-BNN, ngày 01 tháng 4 năm 2004

Về việc ban hành tiêu chuẩn ngành lĩnh vực công nghiệp rừng

--------------------

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


- Căn cứ Nghị định 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Căn cứ Quy chế lập, xét duyệt và ban hành tiêu chuẩn ngành ban hành kèm theo Quyết định số 135/1999-QĐ-BNN-KHCN ngày 01 tháng 10 năm 1999;

- Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này 3 tiêu chuẩn ngành lĩnh vực công nghiệp rừng:

- 04TCN 64-2004-Sản xuất ván dăm. Yêu cầu an toàn trong vận hành;

- 04TCN 65-2004-Sản xuất ván sợi. Yêu cầu an toàn trong vận hành;

- 04TCN 66-2004-Gỗ Việt Nam. Tên gọi và đặc tính cơ bản

Điều 2: Ba tiêu chuẩn trên có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo.
Điều 3: Các ông: Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng: Đã ký

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

--------- * --------


TIÊU CHUẨN NGÀNH

04TCN 64 - 2004



SẢN XUẤT VÁN DĂM - YÊU CẦU AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH

particalboard production - Safety requirements in operation

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2004/QĐ/BNN ngày 01 tháng 04 năm 2004)


1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn trong vận hành đối với các dây chuyền công nghệ sản xuất ván dăm.


2 Tiêu chuẩn viện dẫn
- 04 TCN 2 - 1999 Ván Dăm. Thuật ngữ và định nghĩa.

- TCVN 4723 - 89 . Thiết bị gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy.

- TCVN 4717 - 89 . Thiết bị sản xuất che chắn an toàn. Yêu cầu chung về an toàn.

- TCVN 2293 - 78 . Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.

- TCVN 4756 - 89 . Qui phạm nối đất và nối không thiết bị điện.

- TCVN 8164 - 79 . Các hoá chất độc hại. Phân loại và những yêu cầu chung về an toàn.

- TCVN 5507 - 91. Hoá chất nguy hiểm. Qui phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

- TCVN 6155 - 96. Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

- TCVN 6006 - 95. Nồi hơi. Yêu cầu an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

- TCVN 3254 - 89. An toàn cháy. Yêu cầu chung.

- TCVN 3890 - 84. Phương tiện và thiết bị chữa cháy. Bố trí, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng.

- TCVN 3288 - 79. Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung về an toàn.

- TCVN 3153 - 79. Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Các khái niệm cơ bản, thuật ngữ và định nghĩa.

- TCVN 2291 - 78. Phương tiện bảo vệ người lao động. Phân loại



3 Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ dùng trong Tiêu chuẩn này theo 04 TCN 2 - 1999


4 Các yêu cầu về an toàn
4.1 Yêu cầu chung

4.1.1 Dây chuyền sản xuất ván dăm chỉ được phép đưa vào vận hành khi đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn và vệ sinh lao động.

4.1.2 Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên có đủ sức khoẻ, đã được huấn luyện và kiểm tra sát hạch chuyên môn và kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu mới được vận hành máy.

4.1.3 Người vận hành khi sử dụng máy phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang cấp.


4.2 An toàn chung về máy, thiết bị

4.2.1 Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy theo TCVN 4723 - 89.

4.2.2 Yêu cầu chung về an toàn đối với các bộ phận che chắn của thiết bị TCVN 4717 - 89.

4.2.3 Yêu cầu chung về bố trí mặt bằng dây chuyền thiết bị theo quy định của nhà thiết kế và TCVN 2293-78.


4.3 Yêu cầu về an toàn trong vận hành các máy công nghệ chính

Không được sử dụng máy trái với quy định của nhà sản xuất. Trong quá trình vận hành nếu thấy có hiện tượng khác lạ, phải dừng máy kiểm tra và báo ngay cho người có trách nhiệm.

Thực hiện vệ sinh công nghiệp theo định kỳ đối với tất cả các máy trong toàn bộ dây chuyền.
4.3.1 Yêu cầu về an toàn trong vận hành máy băm dăm.

Trước khi vận hành máy phải:

- Kiểm tra các bộ phận của máy, kiểm tra điện áp, kiểm tra hệ thống thuỷ lực.

- Kiểm tra bơm dầu bôi trơn các bộ phận.

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn.

- Kiểm tra điện áp, nếu điện áp nhỏ hơn điện áp qui định thì không được vận hành máy.

- Kiểm tra cường độ dòng điện, khi có tải cường độ dòng điện nhỏ hơn 100A mới được vận hành thiết bị.

- Kiểm tra nhiệt độ gối đỡ trục quạt hút. Nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ qui định phải dừng máy, kiểm tra xác định nguyên nhân.

4.3.2 Yêu cầu an toàn trong vận hành máy nghiền dăm.

Trước khi vận hành máy phải:

- Kiểm tra mức dầu của hộp giảm tốc trục xoắn, mức dầu của bơm dầu.

- Kiểm tra bơm nước.

- Kiểm tra cơ cấu dịch chuyển bàn nghiền, "phớt dầu".

- Kiểm tra van hơi, van phóng bột, van chặn nút gỗ.

- Kiểm tra điện áp, nếu điện áp nhỏ hơn điện áp qui định không được vận hành máy.
4.3.3 Yêu cầu an toàn trong vận hành hệ thống đường ống vận chuyển, phun trộn keo và sấy dăm.

Trong quá trình vận hành cần thường xuyên:

- Kiểm tra áp kế, nhiệt kế tại vị trí cung cấp hơi cho máy sấy.

- Kiểm tra thiết bị an toàn báo cháy, thiết bị phun dập nước, hoá chất chữa cháy bên trong thiết bị sấy.

- Kiểm tra độ ẩm của dăm . Nếu độ ẩm của dăm lớn hơn mức cho phép (dăm sẽ dính vào thành ống, gây ùn tắc, dẫn đến cháy nổ) phải báo ngay cho bộ phận sấy để điều chỉnh độ ẩm dăm .


  • Kiểm tra kích thước của dăm. Nếu kích thước dăm không đạt kích thước qui định phải báo ngay cho bộ phận nghiền điều chỉnh lại kích thước của dăm .

4.3.4 Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị lên khuôn, trải thảm, vận chuyển ván.

Trước khi vận hành máy phải kiểm tra dầu bôi trơn các cơ cấu chuyển động.
4.3.5 Yêu cầu an toàn trong vận hành máy ép nhiệt.

Trước khi vận hành máy phải:

- Kiểm tra độ vững chắc của các bộ phận trên máy ép: Động cơ, bu lông bắt bơm dầu, cáp căng dàn nâng hạ, con lăn, xích vận chuyển.

- Kiểm tra mức dầu trong thùng, độ nhớt của dầu.

- Kiểm tra các bơm dầu, áp lực bơm bánh răng, bơm pittông.

- Kiểm tra "phớt dầu" của các xilanh, đường ống dẫn dầu.

- Kiểm tra áp kế.
4.3.6 Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị xén cạnh.

Trước khi vận hành phải:

- Kiểm tra dầu mỡ các cơ cấu chuyển động.

- Kiểm tra độ cứng của lưỡi cưa cắt ngang, cắt dọc; độ sắc của răng cưa.



  • Kiểm tra khoảng cách của các cặp rulô đối với kích thước của từng loại ván.

  • Kiểm tra các cơ cấu an toàn

4.3.7 Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị đánh nhẵn.

Trước khi vận hành thiết bị phải:

- Kiểm tra mức dầu tại các cốc dầu, tại 4 ổ trục. Nếu thiếu phải thực hiện bơm dầu bằng tay.

- Kiểm tra độ căng của giấy ráp.

- Kiểm tra chiều quay của trục đánh nhẵn.

- Kiểm tra an toàn hệ thống điện.

- Kiểm tra độ cứng các bộ phận của thiết bị.


4.3.8 Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị tổng hợp keo

Trước khi vận hành thiết bị phải:



- Kiểm tra độ an toàn của các khớp nối và đường ống dẫn hơi nước cung cấp nhiệt.

- Kiểm tra độ an toàn của các van, đường ống dẫn hoá chất và xả keo thành phẩm.

- Kiểm tra hệ thống định lượng các thành phần hoá chất ban đầu.

- Kiểm tra áp kế, nhiệt kế.


4.3.8.1 Những người trực tiếp vận hành thiết bị tổng hợp keo nhất thiết phải được trang bị quần áo, giầy, mũ, găng tay bảo hộ lao động chuyên dùng và mặt nạ phòng độc.
4.3.8.2 Phải vệ sinh sạch sẽ hệ thống ống, van cấp hoá chất, ống và van xả keo, thùng tổng hợp keo ngay sau khi cho thiết bị ngừng hoạt động.
4.3.9 Yêu cầu an toàn trong vận hành hệ thống phun trộn keo.

Trước khi vận hành thiết bị phải:

- Kiểm tra vòi phun keo, dẫn keo.

- Kiểm tra hệ thống định lượng keo.

- Kiểm tra các van của bình khí nén.
4.4 Yêu cầu chung an toàn về điện.

4.4.1 Thực hiện việc nối đất, nối không các thiết bị điện theo TCVN 4756 - 89.

4.4.2 Hệ thống điều khiển bằng điện phải đảm bảo khả năng đóng cắt điện nguồn cấp cho các động cơ một cách độc lập.

4.4.3 Vỏ tủ điện tổng cấp điện cho các máy phải được nối đất. Trị số điện trở nối đất phải đảm bảo theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89.

4.4.4 Các động cơ điện dẫn động cho trục chính, động cơ quạt gió, động cơ bơm dầu phải được nối đất và nối không bảo vệ theo đúng quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị điện hàng năm phải thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4756-89.

4.4.5 Các bộ phận mang điện của thiết bị phải được che chắn, cách ly cẩn thận. Các bộ phận kim loại không mang điện phải được nối đất bảo vệ theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89.

4.4.6 Các động cơ điện dẫn động cho các máy phải là động cơ kiểu phòng nổ. Trường hợp ngược lại phải có biện pháp đảm bảo an toàn cháy nổ cho thiết bị trong quá trình hoạt động. Đối với các máy sử dụng động cơ đốt trong thì ống xả phải được cách nhiệt và miệng ống xả của động cơ phải bố trí phía trước chiều gió so với miệng cấp liệu và miệng phun dăm.
4.5 Yêu cầu chung an toàn về hoá chất

4.5.1 Các hoá chất sử dụng trong dây chuyền sản xuất ván dăm thuộc nhóm các hoá chất dễ cháy nổ cho nên phải thực hiện theo TCVN 5507 - 1991.

4.5.2 An toàn trong việc sử dụng, bảo quản vận chuyển hoá chất trong dây chuyền sản xuất ván dăm thực hiện theo điều 2.1.1 đến 2.1.29 của TCVN 5507-1991).
4.6 Yêu cầu chung về an toàn trong sử dụng các thiết bị áp lực.

4.6.1 Van an toàn dùng cho hệ thống thuỷ lực, thiết bị gia nhiệt bằng hơi nước phải thoả mãn các yêu cầu trong TCVN 6004-95. Miệng thoát của van an toàn phải được bố trí ở bên ngoài nhà xưởng, hoặc đưa vào thùng, khoang riêng biệt (đối với van an toàn của hệ thống thuỷ lực bằng dầu).

4.6.2 Van một chiều, van phân phối dầu áp lực cho các xi lanh phải đảm bảo độ tin cậy trong hoạt động.
4.6.3 Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng máy nén khí theo điều 4.1 đến 4.12 của TCVN 6155 - 96.
4.6.4 Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt sử dụng, bảo dưỡng nồi hơi theo điều 7.1 đến 7.15 của TCVN 6006 - 95.
4.7 An toàn chống cháy.
4.7.1 Trong sản xuất ván dăm, ngoài chất keo dính còn có các hoá chất dễ cháy - nổ, tại đoạn đường ống dẫn vận chuyển dăm , phun trộn keo, sấy dăm (ở nhiệt độ cao (150 - 250) 0C) là nơi dễ xảy ra cháy nổ cần phải kiểm tra thường xuyên.
4.7.2 Những yêu cầu chung về an toàn chống cháy, đối với hệ thống phòng cháy, những biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn chống cháy theo TCVN 3254 - 1989.
4.7.3 Việc bố trí lắp đặt, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị chữa cháy theo TCVN 3890 - 84.
5 Yêu cầu chung về an toàn đối với người lao động
5.1 Môi trường trong dây chuyền sản xuất luôn chứa các hoá chất độc hại, bụi và nhiệt độ cao, nên nhất thiết phải đặt hệ thống lưu thông đẩy gió.

Yêu cầu chung về an toàn trong hệ thống lưu thông gió theo TCVN 3288 - 79.


5.2 Các dạng phương tiện bảo hộ lao động tập thể theo điều 1.1 đến 1.17 của TCVN 2291 - 78
5.3. Các dạng phương tiện bảo hộ lao động cá nhân theo điều 2.1 đến 2.9 của TCVN 2291 - 78.

6. Yêu cầu chung đối với nhà xưởng

6.1 Nhà xưởng nơi đặt máy phải thoáng mát, chống được mưa nắng và phải được chiếu sáng đầy đủ.

6.2 Nền nhà xưởng phải bằng phẳng, không trơn trượt, các thiết bị phải được được bố trí gọn gàng.

6.3 Đối với các máy đặt chìm dưới đất phải có biện pháp thoát nước tại khoang chìm. Nơi đặt các máy và đặt hệ thống chứa dầu thuỷ lực phải bố trí rãnh thu gom dầu chảy và nước. Các rãnh phải có nắp đậy chắc chắn.

6.4 Trong xưởng phải bố trí bình chữa cháy tại chỗ đúng về chủng loại, đủ về số lượng theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành.

6.5 Nhà xưởng phải được thông gió tốt đặc biệt ở những nơi có khả năng tích tụ các yếu tố nguy hiểm có hại.

6.6 Các miệng hố đặt máy phải được đậy kín bằng nắp đậy hoặc có rào chắn xung quanh. Rào chắn , nắp đậy phải được chế tạo chắc chắn và được sơn màu phù hợp theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4979-89. Phía chân rào chắn phải được bịt bằng tấm tôn liền có độ cao từ 100 mm trở lên.

6.7 Kích thước đường đi lại trong nhà xưởng, khoảng cách giữa máy và các kết cấu nhà xưởng, giữa máy với máy phải phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2293-78.

6.8 Nhà xưởng có độ cao từ 7m trở lên hoặc thấp hơn 7m nhưng đặt ở nơi trống trải phải có hệ thống chống sét. Việc kiểm tra hệ thống chống sét phải thực hiện theo các quy định trong tiêu chuẩn 20TCN 46-84.

7. Yêu cầu bảo vệ môi trường

Cơ sở sản xuất ván dăm phải có hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu khả năng gây ra ô nhiễm môi trường.


KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng: Đã ký

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.

--------- * --------


TIÊU CHUẨN NGÀNH

04TCN 65 - 2004



SẢN XUẤT VÁN SỢI - YÊU CẦU AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH

Fiberlboard production - Safety requirements in operation

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/2004/QĐ/BNN ngày 1 tháng 4 năm 2004)


Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn trong vận hành đối với các dây chuyền công nghệ sản xuất ván sợi.


2 Tiêu chuẩn viện dẫn

- TCVN 4812 - 89 Ván sợi - Thuật ngữ và định nghĩa.

- TCVN 4723 - 89 Thiết bị gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy.

- TCVN 4717 - 89 . Thiết bị sản xuất. Che chắn an toàn. Yêu cầu chung về an toàn.

- TCVN 2293 - 78 . Gia công gỗ. Yêu cầu chung về an toàn.

- TCVN 4756 - 89 . Qui phạm nối đất và nối không thiết bị điện.

- TCVN 8164 - 79 . Các hoá chất độc hại. Phân loại và những yêu cầu chung về an toàn.

- TCVN 5507 - 91. Hoá chất nguy hiểm. Qui phạm an toàn trong sản xuất, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

- TCVN 6155 - 96. Bình chịu áp lực. Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

- TCVN 6006 - 95. Nồi hơi. Yêu cầu an toàn về lắp đặt, sử dụng, sửa chữa.

- TCVN 3254 - 89. An toàn cháy - Yêu cầu chung.

- TCVN 3890 - 84. Phương tiện và thiết bị chữa cháy. Bố trí, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng.

- TCVN 3288 - 79. Hệ thống thông gió. Yêu cầu chung về an toàn.

- TCVN 3153 - 79. Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động. Các khái niệm cơ bản, thuật ngữ và định nghĩa.

- TCVN 2291 - 78. Phương tiện bảo vệ người lao động - Phân loại.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ dùng trong Tiêu chuẩn này theo TCVN 4812 - 89


4 Các yêu cầu về an toàn

4.1 Yêu cầu chung

4.1.1 Dây chuyền sản xuất ván sợi chỉ được phép đưa vào vận hành khi đảm bảo các chỉ tiêu về an toàn và vệ sinh lao động.


4.1.2 Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên có đủ sức khoẻ, đã được huấn luyện và kiểm tra sát hạch chuyên môn và kỹ thuật an toàn đạt yêu cầu mới được vận hành máy.
4.1.3 Người vận hành khi sử dụng máy phải sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang cấp.
4.2 An toàn chung về máy, thiết bị
4.2.1 Yêu cầu chung về an toàn đối với kết cấu máy theo TCVN 4723 - 89.
4.2.2 Yêu cầu chung về an toàn đối với các bộ phận che chắn của thiết bị theo TCVN 4717 - 89.
4.2.3 Yêu cầu chung về bố trí mặt bằng dây chuyền thiết bị theo quy định của nhà thiết kế và TCVN 2293-78.
4.3 Yêu cầu an toàn trong vận hành các máy công nghệ chính

Không được sử dụng máy trái với quy định của nhà sản xuất. Trong quá trình vận hành nếu thấy có hiện tượng khác lạ, phải dừng máy kiểm tra và báo ngay cho người có trách nhiệm.

Thực hiện vệ sinh công nghiệp theo định kỳ đối với tất cả các máy trong toàn bộ dây chuyền.
4.3.1 Yêu cầu về an toàn trong vận hành máy băm dăm.

Trước khi vận hành phải:

- Kiểm tra các bộ phận của máy, kiểm tra điện áp, kiểm tra hệ thống thuỷ lực.

- Kiểm tra bơm dầu bôi trơn các bộ phận.

- Kiểm tra mức dầu bôi trơn giới.

- Kiểm tra điện áp, nếu điện áp nhỏ hơn điện áp qui định thì không được vận hành máy.

- Kiểm tra cường độ dòng điện, khi có tải cường độ dòng điện nhỏ hơn 100A mới được vận hành thiết bị.

- Kiểm tra nhiệt độ gối đỡ trục quạt hút. Nếu nhiệt độ lớn hơn nhiệt độ qui định thì phải dừng máy, kiểm tra xác định nguyên nhân.


4.3.2 Yêu cầu an toàn trong vận hành máy nghiền thô và nghiền tinh.

Trước khi vận hành máy phải:

- Kiểm tra mức dầu của hộp giảm tốc trục xoắn, mức dầu của bơm dầu.

- Kiểm tra bơm nước.

- Kiểm tra cơ cấu dịch chuyển bàn nghiền, "phớt dầu".

- Kiểm tra van hơi, van phóng bột, van chặn nút gỗ.

- Kiểm tra điện áp, nếu điện áp nhỏ hơn điện áp qui định thì không được vận hành máy.
4.3.3 Yêu cầu an toàn trong vận hành hệ thống đường ống vận chuyển, phun trộn keo và sấy sợi (trong sản xuất ván MDF).

Trong quá trình vận hành cần thường xuyên:



  • Kiểm tra áp kế, nhiệt kế tại vị trí cung cấp hơi cho máy sấy.

  • Kiểm tra thiết bị an toàn báo cháy, thiết bị phun dập nước, hoá chất chữa cháy bên trong thiết bị sấy.

- Kiểm tra độ ẩm của sợi. Nếu độ ẩm của dăm lớn hơn mức cho phép, (sợi sẽ dính vào thành ống, gây ùn tắc, dẫn đến cháy nổ) phải báo ngay cho bộ phận sấy để điều chỉnh độ ẩm dăm .

- Kiểm tra kích thước của sợi. Nếu kích thước sợi không đạt kích thước qui định phải báo ngay cho bộ phận nghiền điều chỉnh lại kích thước của sợi.


4.3.4 Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị lên khuôn,trải thảm, vận chuyển thảm.

Trước khi vận hành máy phải kiểm tra:

- Dầu bôi trơn các cơ cấu chuyển động.

- Khe hở các cặp rulô ép sơ bộ.

- Kiểm tra lưới lên khuôn và bộ phận tách các tấm ván ướt.

- Không dùng tay kiểm tra phía trước hoặc bên cạnh rulô ép.

4.3.5 Yêu cầu an toàn trong vận hành máy ép nhiệt.

Trước khi vận hành máy phải:

- Kiểm tra độ vững chắc của các bộ phận trên máy ép: Động cơ, bu lông bắt bơm dầu, cáp căng dàn nâng hạ, con lăn, xích vận chuyển.

- Kiểm tra mức dầu trong thùng, độ nhớt của dầu.

- Kiểm tra các bơm dầu, áp lực bơm bánh răng, bơm pittông.

- Kiểm tra "phớt dầu" của các xilanh, đường ống dẫn dầu.

- Kiểm tra áp kế.
4.3.6 Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị xén cạnh.

Trước khi vận hành phải:

- Kiểm tra dầu mỡ các cơ cấu chuyển động.

- Kiểm tra độ cứng của lưỡi cưa cắt ngang, cắt dọc; độ sắc của răng cưa.

- Kiểm tra khoảng cách của các cặp rulô đối với kích thước của từng loại ván.

- Kiểm tra các cơ cấu an toàn.


4.3.7 Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị đánh nhẵn.

Trước khi vận hành thiết bị phải:

- Kiểm tra mức dầu tại các cốc dầu, tại 4 ổ trục. Nếu thiếu phải thực hiện bơm dầu bằng tay.

- Kiểm tra độ căng của giấy ráp.

- Kiểm tra chiều quay của trục đánh nhẵn.

- Kiểm tra an toàn hệ thống điện.



  • Kiểm tra độ cứng các bộ phận của thiết bị.

4.3.8 Yêu cầu an toàn trong vận hành thiết bị tổng hợp keo

Trước khi vận hành thiết bị phải:

- Kiểm tra độ an toàn của các khớp nối và đường ống dẫn hơi nước cung cấp nhiệt.

- Kiểm tra độ an toàn của các van, đường ống dẫn hoá chất và xả keo thành phẩm.

- Kiểm tra hệ thống định lượng các thành phần hoá chất ban đầu.

- Kiểm tra áp kế, nhiệt kế.


4.3.8.1 Những người trực tiếp vận hành thiết bị tổng hợp keo nhất thiết phải được trang bị quần áo, giầy, mũ, găng tay bảo hộ lao động chuyên dùng và mặt nạ phòng độc.
4.3.8.2 Phải vệ sinh sạch sẽ hệ thống ống, van cấp hoá chất, ống và van xả keo, thùng tổng hợp keo ngay sau khi cho thiết bị ngừng hoạt động.
4.3.9 Yêu cầu an toàn trong vận hành hệ thống phun trộn keo.

Trước khi vận hành thiết bị phải:

- Kiểm tra vòi phun keo, dẫn keo.

- Kiểm tra hệ thống định lượng keo.

- Kiểm tra các van của bình khí nén.
4.4 Yêu cầu chung an toàn về điện

4.4.1 Thực hiện việc nối đất, nối không các thiết bị điện theo TCVN 4756 - 89.

4.4.2 Hệ thống điều khiển bằng điện phải đảm bảo khả năng đóng cắt điện nguồn cấp cho các động cơ một cách độc lập.

4.4.3 Vỏ tủ điện tổng cấp điện cho các máy phải được nối đất. Trị số điện trở nối đất phải đảm bảo theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89.

4.4.4 Các động cơ điện dẫn động cho trục chính, động cơ quạt gió, động cơ bơm dầu phải được nối đất và nối không bảo vệ theo đúng quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89. Việc kiểm tra đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị điện hàng năm phải thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 4756-89.

4.4.5 Các bộ phận mang điện của thiết bị phải được che chắn, cách ly cẩn thận. Các bộ phận kim loại không mang điện phải được nối đất bảo vệ theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4756-89.

4.4.6 Các động cơ điện dẫn động cho các máy phải là động cơ kiểu phòng nổ. Trường hợp ngược lại phải có biện pháp đảm bảo an toàn chống cháy nổ cho thiết bị trong quá trình hoạt động. Đối với các máy sử dụng động cơ đốt trong thì ống xả phải được cách nhiệt và miệng ống xả của động cơ phải bố trí phía trước chiều gió so với miệng cấp liệu và miệng phun dăm.
4.5 Yêu cầu chung an toàn về hoá chất.

4.5.1 Các hoá chất sử dụng trong dây chuyền sản xuất ván sợi thuộc nhóm thứ ba - các chất nguy hiểm (theo bảng phân loại các chất độc hại của TCVN 8164-79) và dễ cháy nổ cho nên phải thực hiện theo TCVN 5507 - 1991.


4.5.2 An toàn trong việc sử dụng, bảo quản vận chuyển hoá chất trong dây chuyền sản xuất ván sợi thực hiện theo điều 2.1.1 đến 2.1.29 của TCVN 5507-1991).
4.6 Yêu cầu chung về an toàn trong sử dụng các thiết bị áp lực.

4.6.1 Van an toàn dùng cho hệ thống thuỷ lực, thiết bị gia nhiệt bằng hơi nước phải thoả mãn các yêu cầu trong TCVN 6004-95. Miệng thoát của van an toàn phải được bố trí ở bên ngoài nhà xưởng, hoặc đưa vào thùng, khoang riêng biệt (đối với van an toàn của hệ thống thuỷ lực bằng dầu).

4.6.2 Van một chiều, van phân phối dầu áp lực cho các xi lanh phải đảm bảo độ tin cậy trong hoạt động.
4.6.3 Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt, sử dụng, bảo dưỡng máy nén khí theo điều 4.1 đến 4.12 của TCVN 6155 - 96.
4.6.4 Yêu cầu kỹ thuật an toàn về lắp đặt sử dụng, bảo dưỡng nồi hơi theo điều 7.1 đến 7.15 của TCVN 6006 - 95.
4.7 An toàn chống cháy.

4.7.1 Trong sản xuất ván sợi, ngoài chất keo dính là các hoá chất dễ cháy - nổ, tại đoạn đường ống dẫn vận chuyển sợi , phun trộn keo, sấy sợi (ở nhiệt độ cao (150 - 250) 0C) là nơi dễ xảy ra cháy nổ cần phải kiểm tra thường xuyên.


4.7.2 Những yêu cầu chung về an toàn chống cháy, đối với hệ thống phòng cháy, những biện pháp tổ chức để đảm bảo an toàn chống cháy thực hiện theo TCVN 3254 - 1989.
4.7.3 Việc bố trí lắp đặt, bảo quản, kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện và thiết bị chữa cháy thực hiện theo TCVN 3890 - 84.
5. Yêu cầu chung về an toàn đối với người lao động.

5.1 Môi trường trong dây chuyền sản xuất luôn chứa các hoá chất độc hại, bụi và nhiệt độ cao, nên nhất thiết phải đặt hệ thống lưu thông đẩy gió.

Yêu cầu chung về an toàn trong hệ thống lưu thông gió theo TCVN 3288 - 79.
5.2 Các dạng phương tiện bảo hộ lao động tập thể theo điều 1.1 đến 1.17 của TCVN 2291 - 78

5.3. Các dạng phương tiện bảo hộ lao động cá nhân theo điều 2.1 đến 2.9 của TCVN 2291 - 78.


6. Yêu cầu chung đối với nhà xưởng

6.1 Nhà xưởng nơi đặt máy phải thoáng mát, chống được mưa nắng và phải được chiếu sáng đầy đủ.

6.2 Nền nhà xưởng phải bằng phẳng, không trơn trượt, các thiết bị phải được được bố trí gọn gàng.

6.3 Đối với các máy đặt chìm dưới đất phải có biện pháp thoát nước tại khoang chìm. 6.3 Nơi đặt các máy và đặt hệ thống chứa dầu thuỷ lực phải bố trí rãnh thu gom dầu chảy và nước. Các rãnh phải có nắp đậy chắc chắn.

6.4 Trong xưởng phải bố trí bình chữa cháy tại chỗ đúng về chủng loại, đủ về số lượng theo quy định của các tiêu chuẩn hiện hành.

6.5 Nhà xưởng phải được thông gió tốt đặc biệt ở những nơi có khả năng tích tụ các yếu tố nguy hiểm có hại.

6.6 Các miệng hố đặt máy phải được đậy kín bằng nắp đậy hoặc có rào chắn xung quanh. Rào chắn , nắp đậy phải được chế tạo chắc chắn và được sơn màu phù hợp theo quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4979-89. Phía chân rào chắn phải được bịt bằng tấm tôn liền có độ cao từ 100 mm trở lên.

6.7 Kích thước đường đi lại trong nhà xưởng, khoảng cách giữa máy và các kết cấu nhà xưởng, giữa máy với máy phải phù hợp với các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 2293-78.

6.8 Nhà xưởng có độ cao từ 7m trở lên hoặc thấp hơn 7m nhưng đặt ở nơi trống trải phải có hệ thống chống sét. Việc kiểm tra hệ thống chống sét phải thực hiện theo các quy định trong tiêu chuẩn 20TCN 46-84.

7. Yêu cầu bảo vệ môi trường

Cơ sở sản xuất ván sợi phải có hệ thống xử lý chất thải để giảm thiểu khả năng gây ra ô nhiễm môi trường.


KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng: Đã ký

BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------ * -------


TIÊU CHUẨN NGÀNH

04 TCN 66 - 2004



gç viÖt nam - tªn gäi vµ ®Æc tÝnh c¬ b¶n

PHẦN I


Vietnamese woods - Names and characteristics

Part I

(Ban hành kèm theo Quyết định số 10 /2004/QĐ/BNN ngày 01 tháng 04 năm 2004)



1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho một số loại gỗ rừng Việt Nam .


2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 361-70: Gỗ. Phương pháp xác định độ co rút.

TCVN 362-70: Gỗ. Phương pháp xác định khối lượng thể tích.

TCVN 363-70: Gỗ. Phương pháp xác định giới hạn bền khi nén.

TCVN 365-70: Gỗ. Phương pháp xác định giới hạn bền khi uốn tĩnh.
3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng những thuật ngữ sau:


3.1.Tên Việt Nam (Vietnamese name): Tên tiếng Việt của các loài cây gỗ.

3.2.Tên khoa học (Scientific name): Tên tiếng La tinh của loài cây gỗ được quốc tế công nhận.

3.3.Tên thương mại (Trade name): Tên gỗ dùng trong giao dịch buôn bán.

3.4.Mầu sắc gỗ (Wood colour): Mầu sắc của gỗ trên mặt xuyên tâm.

3.5.Hệ số co rút thể tích (Volume shrinkage coefficient): Chỉ tiêu về sự thay đổi thể tích gỗ khi độ ẩm của gỗ thay đổi 1% trong phạm vi từ điểm bão hoà thớ gỗ xuống tới 0%.

3.6.Khối lượng riêng (còn gọi là khối lượng thể tích) (Specific gravity): Tỷ số giữa khối lượng gỗ trên một đơn vị thể tích của gỗ ở một độ ẩm xác định.

3.7.Giới hạn bền khi uốn tĩnh (Maximum resistance to static bending): ứng lực chịu uốn tối đa của gỗ ở trạng thái tĩnh.

3.8.Giới hạn bền khi nén dọc thớ (Maximum parallel crushing strength): ứng lực chịu nén dọc thớ tối đa của gỗ.

3.9.Mặt xuyên tâm (Radial section): Mặt phẳng của lát cắt theo hướng xuyên tâm và song song với thớ gỗ.

3


.10.Hướng xuyên tâm (Radial direction): Hướng từ tâm ra ngoài hoặc từ ngoài vào tâm, vuông góc với thớ gỗ

3.11.Hướng tiếp tuyến (Tangentical direction): Hướng tiếp tuyến với vòng năm và vuông góc với thớ gỗ.



3.12. Gỗ giác (Sapwood): Phần gỗ mới được hình thành thường có mầu nhạt.

3.13. Gỗ lõi (Heart wood): Phần gỗ được hình thành từ phần gỗ giác qua quá trình biến đổi sinh học, vật lý và hoá học rất phức tạp, thường có mầu sẫm

3.14. Đơn vị lực MPa: 1MPa = 1 N/mm2 = 10,197465 kgf/cm2­­­­

3.15. Các chữ viết tắt dùng trong tiêu chuẩn:

AMER: Mỹ indo: Indonexia mala: Malaixia unki: Vương quốc Anh

FRAN: Pháp Laos: Lào thai: Thái Lan vina: Việtnam

QGTD: Quốc gia thường dùng
4. Phương pháp xác định tên gỗ và số liệu:

- Tên gỗ: Được tra cứu theo các tài liệu về phân loại thực vật, sử dụng gỗ và sách "Tên cây rừng Việt Nam" của nhà xuất bản nông nghiệp năm 2000.

- Mầu sắc gỗ: Quan sát và mô tả trên mặt xuyên tâm của gỗ mới, khô và khi gỗ mới được xẻ.

- Hệ số co rút thể tích được xác định theo TCVN 361-70.

- Khối lượng riêng được xác định theo TCVN 362 - 70 và qui đổi về độ ẩm 12%.

- Giới hạn bền khi uốn tĩnh được tính bình quân của giới hạn bền khi uốn tĩnh theo hướng xuyên tâm và giới hạn bền khi uốn tĩnh theo hướng tiếp tuyến; Hai giới hạn bền này được xác định theo TCVN 365 - 70 và qui đổi về độ ẩm 12%.

- Giới hạn bền khi nén dọc thớ được xác định theo TCVN 363 - 70 và qui đổi về độ ẩm 12%.
5. Bảng tra

Bảng 1: Tên và đặc tính cơ bản của gỗ Việt nam.

(Thứ tự sắp xếp theo vần A,B,C tên Việt Nam).

Phụ lục A: Tên Việt nam các loài cây gỗ sắp xếp theo vần A,B,C.


Phụ lục B: Tên khoa học các loài cây gỗ sắp xếp theo vần A,B,C.

Phụ lục C: Tên thương mại các loài gỗ sắp xếp theo vần A,B,C.


KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng: Đã ký

B¶ng 1: Tªn vµ ®Æc tÝnh c¬ b¶n cña gç ViÖt nam

(Thø tù s¾p xÕp theo vÇn A,B,C tªn ViÖt Nam;

Tªn ViÖt Nam vµ tªn khoa häc kh¸c ®Ó trng ngoÆc ®¬n).








 

 
















kg/m3




MPa

MPa




M· sè


Tªn ViÖt Nam



Tªn khoa häc


Tªn th­¬ng m¹i



MÇu s¾c gç

Khèi l­îng riªng


HÖ sè co rót thÓ tÝch



Giíi h¹n bÒn khi uèn tÜnh

Giíi h¹n bÒn khi nÐn däc thí



Gç gi¸c

Gç lâi




Tªn


QG

TD






001

B¶n xe

(Cä thÐ, §Üa roi, ThÐ)



Albizia lucidior (Steud.) I.

Nielsen


(Albizia lucida Benth)

-

-

Tr¾ng n©u

N©u

740

0,41

147

60




002

B»ng l¨ng n­íc

(T vi tàu)

Lagerstroemia speciosa (L.)

Pers.


(Lagerstroemia flos-reginae Retz. Lagerstroemia reginae Roxb.)

Bungor

Jarul


Pride

Mala Fran Unki

Tr¾ng

Vµng x¸m hay Vµng n©u

680

0,48

128

64




003

Bå hßn

Sapindus saponaria L.

(Sapindus abruptus Lour.



Sapindus mukorossi Gaertn.)

-

-

Tr¾ng vµng

X¸m vµng

780

0,54

123

49




004

Bå kÕt nhá

(Tao gi¸c)



Gleditsia fera (Lour.) Merr.

(Gleditschia thorelii Gagnep.



Gleditsia rolfei Vidal)

-

-

Tr¾ng ngµ

Tr¾ng ngµ

580

0,38

78

49




005

Bêi lêi giÊy

(Bêi lêi bao hoa ®¬n, Bêi lêi l¸ trÌn, Bêi lêi nhiÒu hoa)



Litsea monopetala (Roxb.) Pers.

(Litsea polyantha Juss.)



-

-

Tr¾ng vµng

Tr¾ng vµng

620

0,34

126

47




0
3
06

Cµ æi b¾c bé

(DÎ ®en)



Castanopsis tonkinensis Seemen

(Castanopsis tribuloides auct.)



-

-

-

-

680

0,52

107

59




0
4

TiÕp theo b¶ng 1
07

Cµ æi trung hoa

(Cµ æi l¸ nh½n, DÎ gai, Kha thô tµu)



Castanopsis chinensis

(Spreng.) Hance

(Castanea chinensis Spreng. Castanopsis chinensis A.Chev.)


-

-

-

-

730

0,58

121

64




008

C¸ng lß

(B¹ch d­¬ng, Co lim, DÇu nãng)



Betula alnoides Buch.-Ham.


-

-

Tr¾ng vµng

Tr¾ng vµng

650

0,49

91

46




009

C¨m xe


Xylia xylocarpa (Roxb.) Taub.

(Xylia dolabriformis Benth.)



Dang

Thai

Tr¾ng ngµ

§á thÉm

1140

0,58

183

85




010

CÈm lai

(CÈm lai bµ rÞa, CÈm lai b«ng, CÈm lai ®ång nai, CÈm lai mËt, CÈm lai vó)



Dalbergia oliveri Gamble ex

Prain


(Dalbergia bariensis Pierre

Dalbergia dongnaiensis Pierre Dalbergia mammosa Pierre)



Camlai Ostind

Rose wood



vina Unki unki

Tr¾ng vµng

N©u ®á, v©n ®en

1070

0,52

231

102




011

ChÆc khÕ b¾c bé

(ChÆc khÕ b¾c, Huúnh ®µn b¾c)



Dysoxylum tonkinense A.Chev.

ex Pell.



-

-

-

-

680

0,50

117

56




012

ChÌ bÐo

(Luèng x­¬ng, L­¬ng x­¬ng)



Anneslea fragrans Wall.

-

-

N©u s¸ng

N©u sÉm

800

0,66

123

71




0
TiÕp theo b¶ng 1
13

Cho¹i

(Bµng h«i, Bµng mèc, B«ng dªu, Mung tr»ng, Nhøt)



Terminalia bellirica

(Gaertn.)Roxb.



Ketapang Samaw-pipek

mala thai

vµng s¸ng

N©u x¸m

700

0,52

125

57




014

Chß ®en

(Chß chai)



Parashorea stellata Kurz

(Parashorea poilanei Tardieu)



Khoai kheo Gerutu

Thai mala

Tr¾ng x¸m

§á hång hay X¸m hång

810

0,54

162

64




015

Chß nhai

(Cµ di g©n ®á, Ram , X«i)



Anogeisus acuminata (Roxb. ex

DC.) Guill. & Perr.

(Andersonia acuminata Roxb. ex

Wight &Arn. Anogeissus harmandii Pierre Anogeissus pierrei Gagnep.



Anogeissus tonkinensis Gagnep.)

Takien-nu Mayran

Thai indo

X¸m

X¸m ®á

870

0,67

132

65




0
5
16

Ch«m ch«m

(Tr­êng chua, Tr­êng qu¸nh, V¶i guèc, V¶i thiÒu rõng)



Nephelium lappaceum L.

(Nephelium chryseum Blume Nephelium glabrum Cambess.)



Litchi

chevelu Rambutan



Fran
Mala

X¸m hång

X¸m hång

840

0,66

119

67




0
6

TiÕp theo b¶ng 1
17

Cãc ®¸

(Xuyªn chi, Xuyªn méc dung)



Dacryodes breviracemosa

Kalkm.


(Dacryodes dungii Dai & Yakovl.)

Kedondong

mala

Tr¾ng x¸m hay Tr¾ng vµng

Tr¾ng x¸m hay Tr¾ng vµng

680

0,60

120

74




018

C«m tÇng

(C«m griffith, C«m sái, L«m c«m, Phao lai, X­¬ng c¸)



Elaeocarpus griffithii (Wight) A.

Gray


(Elaeocarpus argyrodes Hance

Elaeocarpus bachmaensis Gagnep.

Elaeocarpus dubius DC.

Elaeocarpus griffithii Mast.

Elaeocarpus yengtangensis Hu)

-

-

-

-

650

0,51

120

60




019

DÎ ®Êu côt

(DÎ ãc, GiÎ cau, GiÎ ®en, GiÎ ph¶ng, Såi cau, Såi ph¶ng)



Lithocarpus cerebrinus (Mickel

& A.Camus) A.Camus




-

-

N©u x¸m

§á n©u

520

0,38

78

46




020

DÎ ®á


Lithocarpus ducampii (Hickel&

A.Camus) A.Camus



-

-

Hång nhat

Hång nh¹t

840

0,58

126

60




021

DÎ gai

(Cµ æi Ên ®é, Kha thô Ên ®é, Såi cuèng)



Castanopsis indica (Roxb.)

A.DC


(Castanea indica Roxb.)

Berangan

mala

Hång nh¹t hay N©u

Hång nh¹t hay N©u

720

0,40

131

76




0
TiÕp theo b¶ng 1
22

DÎ gai nhÝm

(Cµ æi gai qu¶, Kha thô gai qu¶)



Castanopsis echidnocarpa A.DC

(Castanopsis tribuloides var. echidnocarpa King ex Hook.f.)



-

-

-

-

710

0,56

118

60




023

DÎ quang

(Såi ®Êu vµng, Såi quang)



Quercus chrysocalyx Hickel &

A.Camus


Chene

Oak


fran unki

-

-

780

0,48

152

78




024

DÎ the

(GiÎ the, Såi ®¸ magne, The)



Lithocarpus magneinii (Hickel &

A.Camus) A. Camus



-

-

-

-

600

0,42

142

54




025

Du sam

(Hinh, Sam dÇu)



Keteleria evelyniana Mats.

(Keteleeria roulletii (A.Chev.) Flous)



Ngo tung

vina

Vµng hoÆc Vµng nh¹t

Vµng hoÆc Vµng nh¹t

520

0,17

96

51




026

Dung l¸ trµ

(B«m, Dung ®¾ng, Dung hamand)



Symplocos laurina (Retz) Wall.

(Symplocos cochinchinensis ssp.



laurina (Retz) Noot.

Symplocos dung Eberh. & Dubard Symplocos harmandii Guillanm. Symplocos theifolia auct.)

-

-

Hång x¸m nh¹t

Hång x¸m nh¹t

560

0,36

90

51




0
7
27

Dung nam bé

(Ba th­a, Dung bép)



Symplocos cochinchinensis

(Lour.) S.Moore




Agosip- palawan

phil

Tr¾ng ngµ

Tr¾ng ngµ

520

0,48

87

47




0
8

TiÕp theo b¶ng 1
28

§inh thèi


Fernandoa brilletlii (Dop) Steen.

-

-

Tr¾ng s¸ng

Vµng nh¹t, h¬i hång

546

0,46

104

47




029

G¸o ®á

(Vµng kiªng ®á)



Neonauclea purpurea (Roxb.)

Merr.


(Neonauclea purpurea (Roxb.)

Phamh.


Neonauclea purpurea Roxb.)

-

-

Vµng n©u ®Õn N©u vµng

Vµng n©u ®Õn N©u vµng

550

0,41

114

58




Каталог: VANBAN
VANBAN -> CHỦ TỊch nưỚC
VANBAN -> Ubnd tỉnh phú thọ Số: 1220/QĐ-ub cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
VANBAN -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
VANBAN -> Sè: 90/2003/Q§-ub
VANBAN -> Bch đOÀn tỉnh thanh hóa số: 381 bc/TĐtn-btg đOÀn tncs hồ chí minh
VANBAN -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 35/2008/NĐ-cp ngàY 25 tháng 03 NĂM 2008
VANBAN -> BỘ NÔng nghiệP & phát triển nông thôn cục trồng trọt giới Thiệu
VANBAN -> 10tcn tiêu chuẩn ngành 10tcn 1011 : 2006 giống cà RỐt-quy phạm khảo nghiệm tính khác biệT, TÍnh đỒng nhấT
VANBAN -> TIÊu chuẩn ngành 10tcn 683 : 2006 giống dưa chuột-quy phạm khảo nghiệM
VANBAN -> QuyếT ĐỊnh của bộ trưỞng bộ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn số 41/2004/QĐ-bnn ngàY 30 tháng 8 NĂM 2004

tải về 1.26 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương