Quy chế ĐÀo tạo sau đẠi họC Ở ĐẠi học quốc gia hà NỘI


Điều 15.Điều kiện mở chương trình đào tạo thạc sĩ



tải về 0.56 Mb.
trang5/21
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8987
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Điều 15.Điều kiện mở chương trình đào tạo thạc sĩ


1. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội

a) Có đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo trình độ đại học chính quy ngành tương ứng hoặc nhóm ngành tương ứng (đối với chuyên ngành mang tính liên ngành) với chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và có ít nhất 2 khóa sinh viên đã tốt nghiệp;

b) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu của Đại học Quốc gia Hà Nội đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành đào tạo, cụ thể:

- Giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên đảm nhận việc giảng dạy ít nhất 80% chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất một nửa là cán bộ cơ hữu của đơn vị đào tạo;

- Có ít nhất 6 giảng viên trong đó có ít nhất một nửa là cán bộ cơ hữu của đơn vị đào tạo đáp ứng các yêu cầu: có bằng tiến sĩ; có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đào tạo; có ít nhất 3 công trình nghiên cứu khoa học phù hợp với chuyên ngành đào tạo đã công bố trên các tạp chí khoa học có phản biện độc lập, có uy tín ở trong nước hoặc nước ngoài trong vòng 5 năm tính đến khi lập hồ sơ mở chuyên ngành;

c) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo chuyên ngành đào tạo ở trình độ thạc sĩ, cụ thể:

- Đơn vị đào tạo có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu của chuyên ngành đề nghị được đào tạo;

- Thư viện của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo có đủ nguồn thông tin tư liệu (sách, giáo trình và tạp chí trong và ngoài nước) được xuất bản trong 5 năm trở lại đây, đáp ứng yêu cầu dạy, học các học phần trong chương trình đào tạo và thực hiện đề tài luận văn;

- Đơn vị đào tạo có trang web được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, công khai thu chi tài chính;

d) Đơn vị đào tạo có năng lực, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực chuyên ngành đề nghị được đào tạo;

e) Có đơn vị quản lí chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ;

g) Đã xây dựng chương trình đào tạo và đề cương môn học;

h) Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức, quản lí đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ ở các ngành hoặc chuyên ngành đang đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến ngày đơn vị đào tạo đề nghị được đào tạo chuyên ngành trình độ thạc sĩ (trừ trường hợp đơn vị lần đầu tiên được đào tạo trình độ thạc sĩ);

i) Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định đơn vị đầu mối tổ chức đào tạo đối với các chương trình đào tạo thạc sĩ mang tính liên ngành, liên lĩnh vực và liên quan tới nhiều đơn vị.

2. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ đạt chuẩn quốc tế

a) Đạt các điều kiện như đối với chương trình đào tạo chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội quy định tại Khoản 1, Điều này;

b) Ngoài ra, đội ngũ cán bộ quản lí và cán bộ khoa học phải đáp ứng thêm các yêu cầu sau:

- Đội ngũ cán bộ quản lí có tư duy, phương pháp và kĩ năng quản trị đại học tiên tiến, sử dụng tốt công nghệ thông tin và ngoại ngữ (tối thiểu là tiếng Anh) trong công tác, có thể giao tiếp với đối tác nước ngoài; có năng lực tạo ra môi trường học thuật, làm việc thuận lợi cho học tập, nghiên cứu, sáng tạo;

- Đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn giỏi; có năng lực và phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá tiên tiến; có năng lực khai thác các phương tiện giảng dạy và nghiên cứu tiên tiến; có năng lực ngoại ngữ tốt để giảng dạy và trao đổi chuyên môn bằng ngoại ngữ (tối thiểu là tiếng Anh);

c) Có đơn vị đối tác là trường đại học nước ngoài hoặc viện nghiên cứu (gọi chung là trường đối tác) để đơn vị đào tạo có thể hợp tác, liên kết đào tạo hoặc tham khảo xây dựng chương trình đào tạo, hợp tác nghiên cứu. Trường đối tác phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

- Thuộc nhóm có thứ hạng cao (ưu tiên nhóm 200) trường đại học hàng đầu trên thế giới, có các ngành, chuyên ngành tương ứng ở thứ hạng cao;

- Có các chuyên gia có thể tư vấn xây dựng chương trình đào tạo và tham gia giảng dạy, nghiên cứu các nội dung khoa học của ngành, chuyên ngành liên quan tại đơn vị;

- Đã có quan hệ hợp tác hoặc sẵn sàng hợp tác với đơn vị;

d) Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lí, thu hút các nhà khoa học xuất sắc trong và ngoài nước về làm việc tại đơn vị.

3. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế

a) Chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng: điều kiện mở chương trình đào tạo được thực hiện như đối với chương trình đào tạo chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội được quy định tại Khoản 1, Điều này. Riêng điều kiện về đội ngũ cán bộ có thể sử dụng cán bộ cơ hữu của đơn vị đối tác để bổ sung vào điều kiện về cán bộ cơ hữu của Đại học Quốc gia Hà Nội; có thể sử dụng cơ sở vật chất của đơn vị đối tác để bổ sung vào điều kiện về cơ sở vật chất của đơn vị đào tạo;

b) Chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội và đối tác nước ngoài cùng cấp bằng: điều kiện mở chương trình đào tạo được thực hiện như đối với chương trình đào tạo liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng được quy định tại Điểm a, Khoản này;

c) Chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng

- Có đối tác nước ngoài đáp ứng các yêu cầu sau: là cơ sở đào tạo sau đại học có các ngành, chuyên ngành tương ứng đang được thực hiện có chất lượng và hiệu quả, có tư cách pháp nhân, có uy tín quốc tế, đạt yêu cầu kiểm định chất lượng của quốc gia đối tác và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia này cho phép thực hiện chương trình đào tạo tại Đại học Quốc gia Hà Nội; có các chuyên gia, giảng viên giỏi có thể tư vấn xây dựng chương trình đào tạo và tham gia giảng dạy, nghiên cứu các nội dung khoa học của ngành, chuyên ngành liên quan, theo chương trình đào tạo tư­ơng ứng tại Đại học Quốc gia Hà Nội; có quan hệ hợp tác chính thức với Đại học Quốc gia Hà Nội hoặc đơn vị liên kết trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội;

- Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất và tài chính phục vụ cho công tác tổ chức đào tạo bao gồm: phòng học với các phương tiện, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập; phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất thử nghiệm, phòng máy tính đáp ứng yêu cầu đào tạo; thuyết minh về kinh phí để triển khai chương trình đào tạo một cách hiệu quả.

4. Điều kiện cho phép tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ các chuyên ngành đặc biệt do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quy định riêng.


Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương