Quy chế ĐÀo tạo sau đẠi họC Ở ĐẠi học quốc gia hà NỘI


Điều 25.Tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ



tải về 0.56 Mb.
trang9/21
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8987
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21

Điều 25.Tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ


1. Việc tổ chức thi tuyển sinh đào tạo thạc sĩ được tổ chức thống nhất đối với các chương trình đào tạo do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng hoặc cùng cấp bằng.

a) Hàng năm, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định thành lập Ban chỉ đạo tuyển sinh sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội (gọi tắt là Ban chỉ đạo tuyển sinh). Ban Đào tạo là đơn vị thường trực của Ban chỉ đạo tuyển sinh, là đầu mối để thực thi việc chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra của Đại học Quốc gia Hà Nội về công tác tuyển sinh và giải quyết các vấn đề nảy sinh.

b) Hội đồng tuyển sinh sau đại học

Thủ trưởng các đơn vị đào tạo quyết định thành lập hội đồng tuyển sinh sau đại học của đơn vị mình và báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội (qua Ban Đào tạo). Hội đồng tuyển sinh sau đại học của các đơn vị có nhiệm vụ điều hành những công việc liên quan đến công tác tuyển sinh thuộc trách nhiệm của đơn vị mình gồm:

- Tổ chức thông báo tuyển sinh, trong đó cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho thí sinh, đặc biệt là điều kiện dự thi, điều kiện về đối tượng ưu tiên và điều kiện về đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ đào tạo từ ngân sách nhà nước;

- Thu nhận, thẩm định và quản lí hồ sơ thí sinh đăng kí dự thi theo đúng đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện dự thi. Thu nhận bản gốc các chứng chỉ ngoại ngữ cần thẩm định và chuyển cho Trường Đại học Ngoại ngữ thẩm định trước khi thi;

- Cung cấp cho thí sinh đăng kí dự thi đề cương các môn thi tuyển;

- Tổ chức cho thí sinh dự thi theo đúng trách nhiệm được phân công;

- Xét tuyển, quyết định công nhận hoặc đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định công nhận học viên, nghiên cứu sinh (theo phân cấp nhiệm vụ của Đại học Quốc gia Hà Nội).

Trường Đại học Ngoại ngữ tiếp nhận hồ sơ của các thí sinh đăng kí chỉ dự thi môn ngoại ngữ để lấy Chứng chỉ ngoại ngữ xác nhận trình độ dự tuyển đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội và tổ chức cho các thí sinh dự thi theo đúng trách nhiệm được phân công; thẩm định giá trị và tính hợp lệ các chứng chỉ ngoại ngữ do các đơn vị yêu cầu và chuyển kết quả thẩm định cho các đơn vị.

c) Hội đồng thi

- Hàng năm, căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm tổ chức thi tuyển sinh và số lượng thí sinh đăng kí dự thi tại các hội đồng tuyển sinh sau đại học của các đơn vị, Đại học Quốc gia Hà Nội giao nhiệm vụ tổ chức thi cho các hội đồng tuyển sinh sau đại học phù hợp được gọi là các hội đồng thi;

- Công tác tổ chức thực hiện thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ tại các hội đồng thi được thực hiện theo Quy định hiện hành về công tác tổ chức thi tuyển sinh của Bộ Giáo và Đào tạo và Hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh sau đại học hàng năm của Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Việc tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ cho các chương trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng được thực hiện theo thỏa thuận giữa đơn vị đào tạo và đối tác, được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.


Điều 26. Tổ chức tuyển sinh đào tạo tiến sĩ


1. Việc tuyển sinh đào tạo tiến sĩ cho các loại chương trình đào tạo do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng hoặc cùng cấp bằng được tổ chức theo hình thức xét tuyển thông qua việc đánh giá hồ sơ chuyên môn tại các tiểu ban chuyên môn và việc đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ.

a) Hồ sơ chuyên môn và tiểu ban chuyên môn

- Hồ sơ chuyên môn được trích từ hồ sơ đăng kí dự tuyển của thí sinh bao gồm: bảng điểm học tập trình độ thạc sĩ hoặc đại học; các văn bản xác nhận giải thưởng khoa học đạt được và bản chụp các bài báo khoa học đã công bố (nếu có); bản gốc chứng chỉ ngoại ngữ TOEFL hoặc IELTS (nếu có) để thẩm định như quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 25., Quy chế này; hai thư giới thiệu; đề cương nghiên cứu sinh;

- Tiểu ban chuyên môn được thành lập cho một chuyên ngành, có ít nhất 5 thành viên bao gồm: 1 trưởng tiểu ban, 1 thư kí và các ủy viên. Thành viên của tiểu ban chuyên môn là cán bộ khoa học, giảng viên trong hoặc ngoài đơn vị đào tạo, đặc biệt là các nhà khoa học dự kiến làm cán bộ hướng dẫn luận án nếu thí sinh trúng tuyển;

Tiểu ban chuyên môn có trách nhiệm xem xét đánh giá hồ sơ chuyên môn của thí sinh và tổng hợp các kết quả gửi về hội đồng tuyển sinh sau đại học của đơn vị.

b) Các tiêu chí đánh giá hồ sơ chuyên môn

Hồ sơ chuyên môn được đánh giá theo thang điểm 100 với các tiêu chí sau đây:

- Kết quả học tập ở trình độ thạc sĩ hoặc đại học dựa trên điểm trung bình chung các môn học ở bậc đào tạo thạc sĩ hoặc cử nhân có tính đến uy tín chất lượng của đơn vị đã đào tạo;

- Thành tích nghiên cứu khoa học dựa trên các giải thưởng nghiên cứu khoa học hoặc các bài báo khoa học;

- Năng lực ngoại ngữ dựa trên kết quả các chứng chỉ ngoại ngữ;

- Ý kiến đánh giá và ủng hộ trong hai thư giới thiệu dựa trên mức độ ủng hộ trong thư giới thiệu có cân nhắc tới tính khách quan và xác thực;

- Chất lượng đề cương nghiên cứu sinh dựa trên giá trị khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu thông qua sự phù hợp với chuyên ngành đăng kí đào tạo của đề tài, tính thời sự và sáng tạo, sự rõ ràng của mục tiêu và nội dung nghiên cứu, triển vọng ứng dụng kết quả nghiên cứu; mức độ khả thi của đề tài thông qua năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của thí sinh liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu phù hợp, dự kiến kế hoạch thực hiện đề tài nghiên cứu hợp lí.

c) Quy trình tổ chức thực hiện đánh giá hồ sơ chuyên môn

- Hội đồng tuyển sinh sau đại học các đơn vị thu nhận hồ sơ chuyên môn và chuyển danh sách thí sinh đủ điều kiện dự tuyển cho các đơn vị chuyên môn;

- Chủ tịch hội đồng tuyển sinh sau đại học của đơn vị đào tạo quyết định thành lập tiểu ban chuyên môn cho từng chuyên ngành dựa trên số lượng thí sinh dự tuyển;

- Tiểu ban chuyên môn họp dưới sự giám sát của hội đồng tuyển sinh sau đại học để đánh giá hồ sơ chuyên môn và cách trình bày của thí sinh. Kết quả điểm đánh giá hồ sơ chuyên môn của thí sinh là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên tiểu ban chuyên môn. Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển là thí sinh đạt tối thiểu 50 điểm, trong đó điểm chấm cho đề cương nghiên cứu sinh phải đạt tối thiểu 50% số điểm tối đa của phần này;

- Tiểu ban chuyên môn nộp về hội đồng tuyển sinh sau đại học của đơn vị tài liệu buổi họp đánh giá gồm: biên bản buổi họp; phiếu đánh giá hồ sơ chuyên môn của các thành viên tiểu ban chuyên môn cho từng thí sinh; bảng tổng hợp kết quả điểm đánh giá của các thí sinh.

d) Đối với thí sinh dự tuyển đào tạo tiến sĩ theo chế độ của người chưa có bằng thạc sĩ, ngoài các yêu cầu về hồ sơ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ như trên phải tham dự và đạt yêu cầu các môn thi cơ bản và môn thi cơ sở của trình độ thạc sĩ tương ứng.

2. Việc tổ chức tuyển sinh đào tạo tiến sĩ cho các chương trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng thực hiện theo thỏa thuận giữa đơn vị đào tạo và đối tác, được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.


Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương