Quy chế ĐÀo tạo sau đẠi họC Ở ĐẠi học quốc gia hà NỘI


Điều 16. Điều kiện mở chương trình đào tạo tiến sĩ



tải về 0.56 Mb.
trang6/21
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8987
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21

Điều 16. Điều kiện mở chương trình đào tạo tiến sĩ


1. Đối với chương trình đào tạo tiến sĩ chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội

a) Có đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành tương ứng với chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ và có ít nhất 2 khóa học viên đã tốt nghiệp;

b) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu của Đại học Quốc gia Hà Nội đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành đào tạo, cụ thể:

- Có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, có khả năng phát hiện vấn đề nghiên cứu, hướng dẫn, chỉ đạo nghiên cứu sinh xây dựng đề cương nghiên cứu đề tài luận án, hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án, viết luận án và tham gia Hội đồng chấm luận án;

- Có ít nhất 1 phó giáo sư hoặc giáo sư và 5 tiến sĩ, trong đó có ít nhất 1 phó giáo sư hoặc giáo sư và 2 tiến sĩ là cán bộ cơ hữu của đơn vị đào tạo đáp ứng các yêu cầu: có chuyên môn phù hợp với chuyên ngành đào tạo; có ít nhất 3 công trình nghiên cứu khoa học phù hợp với chuyên ngành đào tạo đã công bố trên các tạp chí khoa học có phản biện độc lập, có uy tín ở trong nước hoặc nước ngoài trong vòng 5 năm tính đến khi lập hồ sơ mở chuyên ngành;

c) Có đủ khả năng và điều kiện để thành lập hội đồng đánh giá luận án và tổ chức đánh giá luận án;

d) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ, cụ thể:

- Đơn vị đào tạo có đủ phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu với trang thiết bị cần thiết bảo đảm để nghiên cứu sinh có thể triển khai thực hiện đề tài luận án;

- Thư viện của Đại học Quốc gia Hà Nội và của đơn vị đào tạo có đủ nguồn thông tin tư liệu và phương tiện để nghiên cứu sinh tìm hiểu, tra cứu khi thực hiện đề tài luận án, viết luận án như sách, giáo trình, tạp chí khoa học trong và ngoài nước, thư viện điện tử có thể liên kết với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực, cùng chuyên ngành đào tạo trong và ngoài nước;

- Đơn vị đào tạo có trang web được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, công khai thu chi tài chính;

e) Đơn vị đào tạo đã thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học thuộc đề tài khoa học cấp nhà nước, bộ, ngành, tỉnh, thành phố hoặc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có chất lượng cao hoặc tương đương; có kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác nghiên cứu khoa học; thường xuyên tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học chuyên ngành;

g) Đã hợp tác với các trường đại học trên thế giới trong hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ;

h) Có đơn vị quản lí chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lí hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ;

i) Đã xây dựng chương trình đào tạo và đề cương môn học;

k) Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức, quản lí đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở các ngành hoặc chuyên ngành đang đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến ngày đơn vị đào tạo đề nghị được đào tạo chuyên ngành trình độ tiến sĩ (trừ trường hợp đơn vị lần đầu tiên được đào tạo trình độ tiến sĩ);

l) Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định đơn vị đầu mối tổ chức đào tạo đối với các chương trình đào tạo tiến sĩ mang tính liên ngành, liên lĩnh vực.

2. Đối với chương trình đào tạo tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế

Điều kiện cho phép tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ đạt chuẩn quốc tế gồm các điều kiện quy định tại Điểm b, c, d, Khoản 2, Điều 15. và Khoản 1, Điều này.

3. Đối với chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế

a) Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng: điều kiện mở chương trình đào tạo được thực hiện như đối với chương trình đào tạo chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội được quy định tại Khoản 1, Điều này. Riêng điều kiện về đội ngũ cán bộ có thể sử dụng cán bộ cơ hữu của đơn vị đối tác để bổ sung vào điều kiện về cán bộ (kiêm nhiệm) cơ hữu của Đại học Quốc gia Hà Nội; có thể sử dụng cơ sở vật chất của đơn vị đối tác để bổ sung vào điều kiện về cơ sở vật chất của đơn vị đào tạo;

b) Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội và đối tác nước ngoài cùng cấp bằng: điều kiện cho phép tổ chức đào tạo được thực hiện như đối với chương trình đào tạo liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng được quy định tại Điểm a, Khoản này;

c) Chương trình đào tạo tiến sĩ liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng

- Có đối tác nước ngoài đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 15., Quy chế này;

- Có đủ phòng thí nghiệm, phòng nghiên cứu với trang thiết bị cần thiết bảo đảm để nghiên cứu sinh có thể triển khai thực hiện đề tài luận án; thuyết minh về kinh phí để triển khai chương trình đào tạo một cách hiệu quả;

4. Điều kiện cho phép tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ các chuyên ngành đặc biệt do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quy định riêng.

Điều 17.Quy trình xây dựng, ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo


1. Quy trình xây dựng, ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo được thực hiện thống nhất đối với các chương trình đào tạo do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng hoặc cùng cấp bằng theo quy định tại Khoản 3, Điều 7., Quy chế này. Quy trình được chia thành 3 bước như sau:

a) Đơn vị đào tạo xây dựng chương trình đào tạo

- Thành lập nhóm chuyên gia biên soạn đề án, xây dựng chương trình đào tạo và đề cương các môn học (gọi chung là đề án) theo chuẩn đầu ra về kiến thức, năng lực, kĩ năng, phẩm chất đạo đức;

- Tổ chức hội thảo về đề án để lấy ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cơ sở sử dụng người học sau tốt nghiệp;

- Hội đồng Khoa học và Đào tạo của đơn vị họp thẩm định đề án;

- Trình Đại học Quốc gia Hà Nội hồ sơ để thẩm định và phê duyệt;

b) Đại học Quốc gia Hà Nội thẩm định và ban hành chương trình đào tạo

- Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thẩm định chương trình đào tạo. Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo do Đại học Quốc gia Hà Nội thành lập có 9 thành viên gồm các nhà khoa học có chuyên môn sâu thuộc lĩnh vực của chương trình đào tạo và đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan;

- Hội đồng thẩm định chuyên môn có trách nhiệm thẩm định mức độ cần thiết, tính khả thi của đề án và khối lượng, mục tiêu, nội dung của chương trình đào tạo;

- Đại học Quốc gia Hà Nội ban hành chương trình nếu đề án được hội đồng thẩm định chuyên môn cấp Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua;

- Đại học Quốc gia Hà Nội chấm dứt việc xử lí hồ sơ đăng kí mở chuyên ngành đào tạo và không ban hành chương trình đào tạo trong trường hợp đề án không được hội đồng thẩm định chuyên môn thông qua hoặc đơn vị đào tạo không hoàn thiện đề án trong thời hạn 1 năm kể từ ngày hội đồng thẩm định cấp Đại học Quốc gia Hà Nội họp;

c) Thẩm định điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo và giao nhiệm vụ đào tạo

- Đại học Quốc gia Hà Nội thẩm định điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo các quy định tại Điều 15. của Quy chế này. Hội đồng thẩm định điều kiện do Ban Đào tạo làm đầu mối phối hợp với các ban chức năng và các đơn vị liên quan, có nhiệm vụ tổ chức khảo sát, kiểm tra tình hình thực tế, báo cáo để Giám đốc xem xét quyết định giao nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị;

- Đại học Quốc gia Hà Nội chấm dứt việc xử lí hồ sơ đăng kí mở chuyên ngành đào tạo và không giao nhiệm vụ đào tạo trong trường hợp đề án không được hội đồng thẩm định điều kiện thông qua hoặc đơn vị đào tạo không hoàn thiện các điều kiện mở chương trình đào tạo trong thời hạn 1 năm kể từ ngày hội đồng thẩm định điều kiện họp hoặc đơn vị không có đủ điều kiện thực hiện các nội dung đã nêu trong đề án.

2. Đối với chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng, quy trình thực hiện như sau:

a) Đơn vị đào tạo lựa chọn đối tác, xây dựng đề án đào tạo liên kết quốc tế trình Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt;

b) Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thẩm định, phê duyệt đề án và giao nhiệm vụ đào tạo:

- Ban Đào tạo làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ; thẩm định nội dung chương trình đào tạo liên kết quốc tế;

- Ban Quan hệ Quốc tế thẩm định tư cách pháp nhân của đối tác nước ngoài;

- Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục thẩm định văn bản kiểm định chất lượng và thứ hạng của đối tác nước ngoài;

- Ban Kế hoạch Tài chính thẩm định các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính cho công tác đào tạo;

- Họp Hội đồng thẩm định đề án và giao nhiệm vụ đào tạo;

- Ban Đào tạo tổng hợp kết luận của cuộc họp Hội đồng thẩm định và kết quả thẩm định, trình Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội quyết định phê duyệt đề án và giao nhiệm vụ đào tạo.


Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương