Quy chế ĐÀo tạo sau đẠi họC Ở ĐẠi học quốc gia hà NỘI


Điều 64.Chế độ tài chính cho chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ



tải về 0.56 Mb.
trang21/21
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích0.56 Mb.
#8987
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21

Điều 64.Chế độ tài chính cho chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ


1. Chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ đều phải đóng học phí theo quy định chung.

2. Căn cứ chỉ tiêu đào tạo sau đại học có ngân sách Nhà nước được Đại học Quốc gia Hà Nội cấp, thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định việc thực hiện chế độ cấp hay không cấp kinh phí cho chuyển tiếp sinh từ nguồn ngân sách đào tạo sau đại học của đơn vị.

3. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quyết định tiêu chí để xác định các đối tượng và mức kinh phí được hưởng đối với chuyển tiếp sinh và báo cáo Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. Chế độ tài chính cho chuyển tiếp sinh (cấp sinh hoạt phí) chỉ thực hiện trong thời gian đào tạo của khoá đào tạo. Riêng chế độ cấp sinh hoạt phí cần phải xem xét lại sau mỗi năm học theo kết quả học tập nghiên cứu.

5. Trường hợp đặc biệt do Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét quyết định.

Điều 65. Chế độ tài chính đối với lưu học sinh người nước ngoài


1. Đối với học viên và nghiên cứu sinh người nước ngoài học tập theo Hiệp định do Chính phủ Việt Nam kí với Chính phủ nước ngoài, chế độ học bổng áp dụng theo quy định chung của Nhà nước.

2. Học viên và nghiên cứu sinh người nước ngoài học tập theo chương trình hợp tác, trao đổi giữa Đại học Quốc gia Hà Nội và đại học đối tác nước ngoài thực hiện theo thỏa thuận kí kết giữa hai bên.

3. Đối với học viên và nghiên cứu sinh người nước ngoài học tập theo chế độ tự túc, tuỳ theo ngành đào tạo, mức đóng góp kinh phí đào tạo cụ thể do đơn vị đào tạo đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt.


Chương XI

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG VÀ

CÔNG KHAI ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

Điều 66. Kiểm định chất lượng giáo dục


1. Mục tiêu cơ bản của kiểm định chất lượng giáo dục là phát hiện, đánh giá những điểm mạnh, điểm tồn tại của các chương trình đào tạo hoặc của các đơn vị đào tạo để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát huy những điểm mạnh, khắc phục những tồn tại, nâng cao chất lượng và hiệu quả các lĩnh vực hoạt động.

2. Phạm vi, đối tượng và phân cấp trách nhiệm kiểm định chất lượng chương trình đào tạo được áp dụng như sau:

a) Các chương trình đào tạo chuẩn Đại học Quốc gia Hà Nội do đơn vị đào tạo tổ chức đánh giá theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội, sau đó được đoàn đánh giá ngoài đánh giá. Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục tổ chức thẩm định báo cáo tự đánh giá, báo cáo đánh giá ngoài và thông qua kết luận về kết quả kiểm định chất lượng. Căn cứ kết luận của Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét, quyết định công nhận và cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng;

b) Các chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế, các chương trình đào tạo liên kết quốc tế do Đại học Quốc gia Hà Nội cấp bằng hoặc cùng cấp bằng do hội đồng kiểm định chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội kiểm định. Căn cứ kết luận của hội đồng kiểm định chất lượng, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội ra quyết định công nhận và cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng cho chương trình đào tạo đạt kết quả kiểm định chất lượng;

c) Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế do đối tác nước ngoài cấp bằng được tổ chức kiểm định chất lượng theo quy định tại Khoản 2, Điều 17. của Quy chế này;

d) Thủ trưởng đơn vị đào tạo đề nghị và Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục đề xuất lựa chọn các chương trình đào tạo đăng kí kiểm định chất lượng quốc tế. Việc tham gia kiểm định chất lượng quốc tế phải được thường trực hội đồng kiểm định chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội thông qua.

3. Chương trình đào tạo được đăng kí kiểm định chất lượng phải có ít nhất một khóa tốt nghiệp và còn đang được tiếp tục tổ chức đào tạo ở đơn vị.

4. Các chương trình được cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng được ưu tiên trong phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, phân bổ kinh phí khuyến khích nâng cao chất lượng và thực hiện lộ trình tăng học phí phù hợp.

5. Các đơn vị có chương trình đào tạo được cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng có trách nhiệm đảm bảo chất lượng trong thời hạn có giá trị của chứng chỉ kiểm định chất lượng; đồng thời thực hiện các kiến nghị của hội đồng kiểm định chất lượng Đại học Quốc gia Hà Nội và Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục khắc phục những tồn tại (nếu có), tiếp tục nâng cao chất lượng. Nếu không đảm bảo chất lượng so với kết quả được công nhận thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị khiển trách, cảnh cáo hoặc thu hồi Chứng chỉ kiểm định chất lượng.

Điều 67. Công khai chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục


1. Thủ trưởng đơn vị đào tạo có trách nhiệm thực hiện công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục và thu chi tài chính để người học, các thành viên của đơn vị và xã hội tham gia giám sát, đánh giá đơn vị đào tạo theo quy định của pháp luật.

2. Nội dung công khai

a) Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế

- Cam kết chất lượng giáo dục: điều kiện về đối tượng tuyển sinh, chương trình đào tạo, các hoạt động hỗ trợ học tập, sinh hoạt của người học, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí và phương pháp quản lí của đơn vị đào tạo; mục tiêu đào tạo, kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ học tập của người học, trình độ ngoại ngữ và vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ và theo các ngành học;

- Chất lượng giáo dục thực tế:

+ Số lượng học viên, nghiên cứu sinh ở các hình thức đào tạo và các chuyên ngành học; số lượng học viên, nghiên cứu sinh theo kết quả tốt nghiệp, theo đơn đặt hàng của nhà nước, địa phương, doanh nghiệp;

+ Các môn học của một chương trình đào tạo: công khai về giảng viên giảng dạy và giảng viên hướng dẫn (nếu có), mục đích môn học, nội dung và lịch trình giảng dạy, tài liệu tham khảo, phương pháp đánh giá;

+ Giáo trình, tài liệu tham khảo do đơn vị đào tạo tổ chức biên soạn: công khai tên các giáo trình (kể cả giáo trình điện tử), tài liệu tham khảo, năm xuất bản, kế hoạch soạn thảo giáo trình, tài liệu tham khảo của các chuyên ngành;

+ Luận văn, luận án của học viên, nghiên cứu sinh: công khai tên đề tài, họ và tên người thực hiện và người hướng dẫn, nội dung tóm tắt;

+ Hoạt động đào tạo theo đơn đặt hàng của nhà nước, địa phương và doanh nghiệp: các đơn vị đặt hàng đào tạo, số lượng, thời gian, ngành nghề, trình độ và kết quả đào tạo;

+ Các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử và tư vấn: tên các dự án hoặc tên nhiệm vụ khoa học công nghệ, người chủ trì và các thành viên tham gia, đối tác trong nước và quốc tế, thời gian và kinh phí thực hiện, tóm tắt sản phẩm của dự án hoặc nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn;

+ Hội nghị, hội thảo khoa học do đơn vị đào tạo tổ chức: tên chủ đề hội nghị, hội thảo khoa học, thời gian và địa điểm tổ chức, số lượng đại biểu tham dự;

+ Kiểm định đơn vị đào tạo và chương trình đào tạo: kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục, báo cáo tự đánh giá, báo cáo đánh giá ngoài và công nhận đạt hay không đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

b) Công khai điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục

- Cơ sở vật chất: số lượng và diện tích giảng đường, phòng học, phòng chuyên môn, xưởng thực tập, kí túc xá và khu thể thao, các loại thiết bị đào tạo và thí nghiệm được sử dụng;

- Đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lí và nhân viên:

+ Số lượng, chức danh theo hình thức tuyển dụng và trình độ đào tạo;

+ Sơ lược lí lịch của giảng viên: họ và tên (kèm theo ảnh), tuổi đời, thâm niên giảng dạy, chức danh, trình độ chuyên môn, công trình khoa học, kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu, hoạt động nghiên cứu trong nước và quốc tế, các bài báo đăng tải trong nước và quốc tế; thông tin về họ và tên học viên, nghiên cứu sinh mà giảng viên đã hướng dẫn bảo vệ thành công trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, tóm tắt đề tài nghiên cứu, thời gian thực hiện;

+ Số lượng giảng viên, cán bộ quản lí và nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng; hình thức, nội dung, trình độ và thời gian đào tạo và bồi dưỡng trong năm học và 2 năm tiếp theo.

c) Công khai thu chi tài chính

- Mức thu học phí và các khoản thu khác cho một tín chỉ hoặc cho từng năm học và dự kiến cho toàn bộ khóa học;

- Các nguồn thu từ các hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, sản xuất, tư vấn và các nguồn thu hợp pháp khác;

- Kế hoạch phân bổ sử dụng nguồn thu học phí, trong đó có phần trích để tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng;

- Chính sách học bổng và kết quả thực hiện trong mỗi năm học (số lượng học bổng và tổng số tiền tương ứng, tổng số tiền học bổng ngoài ngân sách nhà nước).

3. Việc thực hiện công khai của các đơn vị đào tạo phải đảm bảo đầy đủ về cả nội dung, hình thức và thời điểm công khai.

Thông tin được công khai tại các đơn vị đào tạo và trên các trang web phải chính xác, kịp thời và dễ dàng tiếp cận, đảm bảo đầy đủ và cập nhật thông tin mới. Ngoài ra, các đơn vị đào tạo phải có đầy đủ các tài liệu in về các nội dung liên quan đến chức năng hoạt động, nhiệm vụ của đơn vị phục vụ nhu cầu nghiên cứu của học viên, nghiên cứu sinh, giảng viên và những người quan tâm.

Đối với học viên, nghiên cứu sinh tuyển mới, thông tin về nội dung công khai được phổ biến vào thời điểm đơn vị đào tạo triển khai công tác tuyển sinh.

Đối với học viên, nghiên cứu sinh đang học tại đơn vị đào tạo, thông tin về nội dung công khai được in và phát cho học viên, nghiên cứu sinh vào thời điểm đầu năm học mới.


Điều 68. Tổ chức lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy


1. Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục chủ trì phối hợp với các đơn vị đào tạo thiết kế nội dung, công cụ đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên một cách đầy đủ, khách quan để lấy ý kiến phản hồi từ người học. Phương pháp và quy trình lấy ý kiến người học phải đảm bảo truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của dân tộc; kết quả xử lí thông tin phản hồi từ người học phải chính xác, tin cậy.

2. Hàng năm, đơn vị đào tạo tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ học viên, nghiên cứu sinh về hoạt động giảng dạy của giảng viên để tạo thêm kênh thông tin giúp giảng viên điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy; nâng cao tinh thần trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo; tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học.

3. Đơn vị đào tạo phải công khai các yêu cầu đối với hoạt động giảng dạy của giảng viên để học viên, nghiên cứu sinh có cơ sở cung cấp thông tin phản hồi.

4. Học viên, nghiên cứu sinh phải khách quan, công bằng, trung thực và có thái độ đúng mực khi cung cấp thông tin phản hồi.

5. Giảng viên phải tôn trọng, có tinh thần cầu thị trước kết quả xử lí thông tin phản hồi từ học viên, nghiên cứu sinh.

6. Thủ trưởng đơn vị đào tạo quản lí và quyết định đối tượng (giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học, chủ nhiệm bộ môn, chủ nhiệm khoa, ...) được cung cấp ý kiến phản hồi từ học viên, nghiên cứu sinh.



Chương XII

THANH TRA, KIỂM TRA, GIẢI QUYẾT VÀ XỬ LÍ VI PHẠM

Điều 69. Thanh tra, kiểm tra


1. Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác tuyển sinh, đào tạo sau đại học của các đơn vị đào tạo theo các quy định hiện hành.

2. Nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm: các hoạt động trong tuyển sinh; quá trình đào tạo, cấp bằng. Kết luận thanh tra, kiểm tra và các kiến nghị (nếu có) sẽ được Đại học Quốc gia Hà Nội thông báo cho đơn vị đào tạo bằng văn bản.


Điều 70. Khiếu nại, tố cáo


1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về hoạt động vi phạm quy chế của đơn vị đào tạo, về gian lận của học viên, nghiên cứu sinh, về sai phạm trong thực hiện chương trình đào tạo, về quá trình tổ chức và quản lí đào tạo.

2. Việc giải quyết khiếu nại tố cáo được thực hiện theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo.


Điều 71. Xử lí vi phạm


1. Xử lí vi phạm trong công tác tuyển sinh

a) Xử lí cán bộ vi phạm quy chế trong tuyển sinh: người tham gia công tác tuyển sinh có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong khi làm nhiệm vụ hoặc sau khi thi tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lí kỉ luật theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

b) Xử lí thí sinh vi phạm quy chế trong tuyển sinh: thí sinh có hành vi vi phạm quy chế (bị phát hiện trong hoặc sau kì tuyển sinh), nếu có đủ chứng cứ, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lí kỉ luật theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

c) Xử lí vi phạm trong chấm thi tuyển sinh

- Ban thư kí, ban chấm thi có trách nhiệm phát hiện và báo cáo trưởng ban chấm thi những bài thi có biểu hiện vi phạm quy chế cần xử lí, kể cả các trường hợp không có biên bản của ban coi thi;

- Sau khi trưởng ban chấm thi xem xét và kết luận về các trường hợp vi phạm thì xử lí theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Xử lí vi phạm các quy định về thi, kiểm tra học phần, làm luận văn, luận án

a) Người học sau đại học vi phạm các quy về thi, kiểm tra học phần, làm luận văn, luận án sẽ bị kiểm điểm và thi hành kỉ luật theo các hình thức sau:

- Khiển trách đối với người học phạm lỗi 1 lần nhìn bài của người khác, trao đổi bài, thảo luận bài trong giờ thi. Người học bị khiển trách trong khi thi môn học nào bị trừ 25% số điểm đạt được của bài thi môn học đó;

- Cảnh cáo đối với người học vi phạm một trong các lỗi: đã bị khiển trách 1 lần nhưng trong giờ thi môn học đó vẫn tiếp tục vi phạm quy định; trao đổi bài làm, giấy nháp với người khác; chép bài của người khác. Những bài thi đã có kết luận là giống nhau thì xử lí như nhau trừ trường hợp nếu người bị xử lí có đủ bằng chứng chứng tỏ mình thực sự bị quay cóp thì thủ trưởng đơn vị đào tạo có thể xem xét giảm từ mức kỉ luật cảnh cáo xuống mức khiển trách. Người học bị cảnh cáo trong khi thi môn học nào sẽ bị trừ 50% số điểm đạt được của bài thi môn học đó;

- Đình chỉ thi đối với người học vi phạm một trong các lỗi: đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn học đó vẫn tiếp tục vi phạm quy định; Sau khi đã bóc đề thi bị phát hiện mang theo những vật dụng không được phép như tài liệu, phương tiện kĩ thuật thu phát truyền tin ...; đưa đề thi ra ngoài hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi. Người học bị kỉ luật đình chỉ thi sẽ bị điểm không (0) bài thi môn học đó và phải ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định đình chỉ thi;

- Đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học đối với người học vi phạm một trong các lỗi: thi hộ; nhờ người thi hộ; không trung thực và có hành vi gian lận trong nghiên cứu khoa học, làm tiểu luận, luận văn, luận án trong đó có việc sao chép tài liệu, số liệu của người khác mà không trích dẫn nguồn.

b) Giảng viên vi phạm quy định trong công tác tổ chức thi, kiểm tra học phần, đánh giá luận văn, luận án sẽ bị kiểm điểm và thi hành kỉ luật theo các hình thức sau:

- Khiển trách đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau: đến chậm giờ quy định, không kí vào giấy thi, giấy nháp của người thi, không tập trung khi coi thi; để người học sao chép tài liệu của người khác mà không trích dẫn trong tiểu luận thạc sĩ, luận văn, luận án nhưng vẫn trình hội đồng chấm tiểu luận thạc sĩ, luận văn, luận án;

- Cảnh cáo đối với những người vi phạm một trong các lỗi: bỏ 1 buổi coi thi trở lên không có lí do chính đáng trong một năm học; trong giờ coi thi bỏ đi làm việc khác; để người thi quay cóp, mang và sử dụng tài liệu trái phép trong khi thi; không lập biên bản những người thi đã bị phát hiện có vi phạm quy chế; làm mất bài thi trong khi thu bài, di chuyển bài hoặc chấm bài; chấm thi hay cộng điểm bài thi có sai sót nhiều; lặp lại việc để người học sao chép tài liệu của người khác mà không trích dẫn trong tiểu luận thạc sĩ, luận văn, luận án nhưng vẫn trình hội đồng chấm tiểu luận thạc sĩ, luận văn, luận án;

- Hạ tầng công tác hoặc buộc thôi việc đối với những người vi phạm một trong các lỗi sau: làm lộ đề thi; đưa đề thi ra ngoài, đưa bài giải từ ngoài vào phòng thi hoặc giúp thí sinh làm bài thi trong lúc đang thi; làm lộ phách; gian lận trong khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, chủ định tăng hoặc hạ điểm của bài thi so với đáp án; sửa chữa, thêm bớt vào bài làm của người thi để tăng hay hạ điểm; sửa chữa làm sai lệch điểm trên bài thi, biên bản chấm thi hoặc sổ điểm; đánh tráo bài thi hoặc điểm thi của người thi; để người học sao chép tài liệu của người khác mà không trích dẫn trong tiểu luận, luận văn, luận án nhưng vẫn trình hội đồng chấm tiểu luận thạc sĩ, luận văn, luận án.

3. Xử lí vi phạm trong công tác tổ chức, quản lí đào tạo

Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm Quy chế này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu hành vi vi phạm gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.



Chương XIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 72.Tổ chức thực hiện


1. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày kí và áp dụng cho các khóa học tuyển sinh từ năm 2011 trở đi. Bãi bỏ những nội dung trái với Quy chế này trong các văn bản trước đây, gồm:

a) Quy chế đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 3810/KHCN, ngày 10/10/2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội);

b) Quy định về văn bằng chứng chỉ của Đại học Quốc gia Hà Nội (số 1011/ĐT, ngày 12/03/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội);

c) Quy định tạm thời về mở chuyên ngành và sửa đổi chương trình đào tạo sau đại học (số 665/SĐH, ngày 04/02/2008 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội);

d) Hướng dẫn đánh giá hồ sơ chuyên môn cho thí sinh dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ ở Đại học Quốc gia Hà Nội (số 89/SĐH, ngày 09/01/2009 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội);

e) Hướng dẫn tổ chức đánh giá chương trình đào tạo sau đại học các chuyên ngành đào tạo thí điểm (số 2036/SĐH, ngày 07/06/2007 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội);

g) Một số điều chỉnh, bổ sung về điều kiện xét chuyển tiếp sinh đào tạo sau đại học ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 237/KHCN, ngày 03/07/2006 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội);

h) Hướng dẫn về việc xét tuyển người nước ngoài vào học tại Đại học Quốc gia Hà Nội (số 278/ĐT, ngày 20/10/2003 của Đại học Quốc gia Hà Nội);

i) Hướng dẫn tổ chức đánh giá luận án tiến sĩ ở Đại học Quốc gia Hà Nội, (số 45/ĐT, ngày 27/02/2003 của Đại học Quốc gia Hà Nội).

2. Các đơn vị đào tạo thực hiện Quy chế này một cách hệ thống, toàn diện, không vận dụng riêng lẻ các quy định của Quy chế. Căn cứ Quy chế này, các đơn vị đào tạo có thể ban hành các quy định chi tiết cho phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị, nhưng không được trái với Quy chế này.

3. Các đơn vị đào tạo có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế đào tạo ở đơn vị. Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế đào tạo của các đơn vị đào tạo.

4. Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội có thể quyết định tạm thời điều chỉnh một số quy định mang tính cụ thể, định lượng cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng phải báo cáo Hội đồng Đại học Quốc gia Hà Nội tại phiên họp gần nhất để xem xét sửa đổi chính thức./.



GIÁM ĐỐC

(đã ký)

GS.TS. Mai Trọng Nhuận

MỤC LỤC

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1

Điều 2. Đơn vị đào tạo sau đại học 1

Điều 3. Cơ chế quản lí và tổ chức đào tạo 2

Điều 4. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục 4

Điều 5. Hình thức dạy - học, giờ tín chỉ, tín chỉ và tiết học 4

Điều 6. Môn học và chuyên đề tiến sĩ 5

Điều 7. Ngành, chuyên ngành và chương trình đào tạo 6

Điều 8. Ngành/chuyên ngành đúng, phù hợp, gần và khác 8

Điều 9. Hình thức đào tạo 8

Điều 10. Yêu cầu của chương trình đào tạo 9

Điều 11. Cấu trúc của chương trình đào tạo thạc sĩ 10

Điều 12. Cấu trúc của chương trình đào tạo tiến sĩ 12

Điều 13. Nguyên tắc xây dựng chương trình đào tạo mới 13

Điều 14. Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo 14

Điều 15. Điều kiện mở chương trình đào tạo thạc sĩ 16

Điều 16. Điều kiện mở chương trình đào tạo tiến sĩ 19

Điều 17. Quy trình xây dựng, ban hành chương trình và giao nhiệm vụ đào tạo 21

Điều 18. Quy trình cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo 23

Điều 19. Đình chỉ tuyển sinh chương trình đào tạo 24

Điều 20. Thu hồi quyết định giao nhiệm vụ đào tạo 24

Điều 21. Chỉ tiêu tuyển sinh 25

Điều 22. Điều kiện dự tuyển đào tạo thạc sĩ 25

Điều 23. Điều kiện dự tuyển đào tạo tiến sĩ 27

Điều 24. Môn thi tuyển sinh 29

Điều 25. Tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ 30

Điều 26. Tổ chức tuyển sinh đào tạo tiến sĩ 32

Điều 27. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh 34

Điều 28. Tổ chức xét chuyển tiếp sinh 35

Điều 29. Xét tuyển học viên và nghiên cứu sinh người nước ngoài 37

Điều 30. Công nhận trúng tuyển và triệu tập nhập học 39

Điều 31. Khóa đào tạo, năm học, học kì và thời gian đào tạo 39

Điều 32. Tổ chức lớp học 40

Điều 33. Đăng kí học tập 41

Điều 34. Đánh giá kết quả môn học 43

Điều 35. Đánh giá chuyên đề tiến sĩ 44

Điều 36. Tính điểm trung bình chung 45

Điều 37. Xử lí học vụ 46

Điều 38. Những thay đổi trong quá trình đào tạo 47

Điều 39. Chuyển đơn vị/cơ sở đào tạo 49

Điều 40. Yêu cầu đối với tiểu luận thạc sĩ 50

Điều 41. Đánh giá tiểu luận thạc sĩ 51

Điều 42. Yêu cầu đối với luận văn 52

Điều 43. Tổ chức đánh giá luận văn 53

Điều 44. Yêu cầu đối với luận án 55

Điều 45. Đánh giá và chấm luận án 57

Điều 46. Đánh giá luận án cấp cơ sở 58

Điều 47. Phản biện độc lập luận án 60

Điều 48. Chấm luận án 61

Điều 49. Thẩm định luận án 63

Điều 50. Đánh giá và chấm luận án theo chế độ mật 66

Điều 51. Xử lí những trường hợp nộp hồ sơ sau thời hạn quy định 67

Điều 52. Quản lí phôi bằng 68

Điều 53. Điều kiện tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ 68

Điều 54. Công nhận học vị và cấp bằng thạc sĩ 68

Điều 55. Điều kiện tốt nghiệp chương trình đào tạo tiến sĩ 69

Điều 56. Công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ 70

Điều 57. Liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo trong nước 71

Điều 58. Liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài 72

Điều 59. Yêu cầu, trách nhiệm và quyền lợi của giảng viên 73

Điều 60. Tiêu chuẩn hướng dẫn luận văn, luận án 75

Điều 61. Nghĩa vụ của người học 76

Điều 62. Quyền lợi của người học 77

Điều 63. Nguồn tài chính cho đào tạo sau đại học 78

Điều 64. Chế độ tài chính cho chuyển tiếp sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ 79

Điều 65. Chế độ tài chính đối với lưu học sinh người nước ngoài 80

Điều 66. Kiểm định chất lượng giáo dục 80

Điều 67. Công khai chất lượng và điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục 81

Điều 68. Tổ chức lấy ý kiến người học về hoạt động giảng dạy 84

Điều 69. Thanh tra, kiểm tra 85

Điều 70. Khiếu nại, tố cáo 85

Điều 71. Xử lí vi phạm 85

Điều 72. Tổ chức thực hiện 88

MỤC LỤC 89






Каталог: document dhnn
document dhnn -> Ban chấp hành trung ưƠng số 01-hd/tw đẢng cộng sản việt nam
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo số: 10/2011/tt-bgdđT
document dhnn -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 845/tb-đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> QuyếT ĐỊnh về việc ban hành Quy định đánh giá kết quả rèn luyện
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2013 – 2014. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ I năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> THỜi khóa biểu môn học giáo dục thể chất học kỳ II năm họC 2014 – 2015. ĐẠi học ngoại ngữ
document dhnn -> TRƯỜng đẠi học ngoại ngữ Số: 126./Tb- đhnn cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
document dhnn -> THÔng báo về việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho sinh viên

tải về 0.56 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   13   14   15   16   17   18   19   20   21




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương