Quản trị marketing Biên tập bởi: Đại Học Đà Nẵng Các tác giả


là quản trị sức cầu ( demand )



tải về 3.74 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/252
Chuyển đổi dữ liệu09.11.2023
Kích3.74 Mb.
#55608
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   252
Quản trị marketing

là quản trị sức cầu ( demand ).
Các nhu cầu có thể tồn tại dưới nhiều trạng thái khác nhau (nhu cầu phủ định, nhu cầu
suy thoái...), quản trị marketing phải tìm cách tác động làm biến đổi các trạng thái đó
theo cách có lợi nhất cho việc thành đạt các mục tiêu của doanh nghiệp.
Với chức năng chủ yếu đó, quản trị marketing có vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối
với các hoạt động quản trị nghiệp vụ khác trong doanh nghiệp : quản trị sản xuất, quản
trị tài chính và quản trị nhân sự. Trên một ý nghĩa nào đó, quản trị marketing có tác dụng
định hướng cho các hoạt động quản trị khác qua việc chỉ rõ nhu cầu của các khách hàng
mục tiêu, áp lực của cạnh tranh và sự đề nghị cung ứng một hệ thống sản phẩm và dịch
vụ thích hợp. Trong bối cảnh nhu cầu thị trường ngày càng phong phú và đa dạng, cạnh
tranh ngày càng gia tăng, các nguồn lực kinh doanh ngày càng khan hiếm thì vai trò của
quản trị marketing ngày càng trở nên quan trọng trong nỗ lực duy trì và phát triển của
doanh nghiệp. Không những thế, tầm quan trọng của quản marketing cũng được khẳng
định ở các cơ sở phi lợi nhuận như trường học, bệnh viện, hội từ thiện, đoàn thể vv...
Các triết lí quản trị marketing(Marketing management philosophies)
Chúng ta đã mô tả quản trị marketing như là nỗ lực có ý thức để đạt được kết quả trao
đổi mong muốn với thị truờng mục tiêu. Vậy những triết lý nào chỉ đạo cho những nỗ
lực đó ?
Có năm triết lý cơ bản, theo đó các tổ chức kinh doanh thực hành công việc marketing
của họ.
11/353


Triết lý sản xuất (Production Concept)
Triết lý sản xuất chủ trương rằng người tiêu thụ sẽ ưa chuộng những sản phẩm có sẵn để
dùng và được phân phối rộng rãi với giá thấp. Vì vậy, việc quản trị marketing nên tập
trung vào việc đẩy mạnh sản xuất cũng như phân phối sản phẩm.
Quan niệm về việc người tiêu dùng chú trọng trước hết đến tính sẳn có và mức giá thấp
của sản phẩm thường được giải thích chủ yếu bởi hai lý do. Thứ nhất, khi nhu cầu về
một sản phẩm vượt quá khả năng cung ứng, như thường thấy ở các nước đang phát triển,
người mua sẽ quan tâm nhiều đến việc có được sản phẩm để tiêu dùng hơn là chú trọng
đến những thuộc tính tinh tế của chất lượng sản phẩm. Do đó, các nhà sản xuất sẽ tập
trung vào việc gia tăng qui mô sản xuất với mong muốn tăng đưọc khối lưọng bán và
lợi nhuận. Thứ hai là khi giá thành sản phẩm cao và cần phải giảm xuống, các doanh
nghiệp tìm cách tăng sản lượng để đạt được hiệu quả kinh tế theo qui mô và nhờ đó mà
mở rộng thị trường.
Henry Ford là một trong những người đi tiên phong trong quan niệm marketing sản xuất.
Từ những năm 1900, ông đã tập trung mọi cố gắng để hoàn thiện việc sản xuất ôtô hàng
loạt nhằm hạ thấp chi phí, sao cho nhiều người Mỹ có thể mua được chúng. Sự định
hướng này cũng đã là một chiến lược then chốt của rất nhiều công ty Nhật Bản.
Tuy nhiên, triết lý này sẽ rất khó thực hiện nếu gặp phải các tình huống mà nhu cầu
không lớn hơn khả năng cung cấp; và giá cả thấp cũng như sự dễ dàng trong mua sắm
(do phân phối rộng rãi) không còn là những yếu tố chủ yếu mà người tiêu dùng cần phải
cân nhắc khi quyết định mua hàng.

tải về 3.74 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   252




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương