QUỐc hội luËt sè: 29/2004/QH11


Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng



tải về 0.9 Mb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích0.9 Mb.
#16469
1   2   3

Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước.

2. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

3. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

4. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương theo sự hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quyết định xác lập các khu rừng

1. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua;

c) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

d) Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

2. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cả nước do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;

b) Uỷ ban nhân dân các cấp lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định.

3. Thẩm quyền quyết định xác lập các khu rừng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất ở địa phương theo quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.



Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xác lập các khu rừng

1. Việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

a) Khi có sự điều chỉnh về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh hoặc có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

b) Khi có sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp trên trực tiếp mà sự điều chỉnh đó ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

c) Do yêu cầu cấp bách để thực hiện các nhiệm vụ về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng nào thì có quyền điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đó.

3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội dung của quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Nội dung điều chỉnh kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng là một phần nội dung của kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng.

4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định xác lập khu rừng nào thì có quyền điều chỉnh việc xác lập khu rừng đó.



Điều 20. Công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

Trong thời hạn không quá ba mươi ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng phải được công bố công khai theo các quy định sau đây:

1. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương;

2. Việc công bố công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân được thực hiện trong suốt thời gian của kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực.



Điều 21. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp dưới trực tiếp.

Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức chỉ đạo việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương.

2. Diện tích rừng, đất để phát triển rừng ghi trong quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương đã được công bố phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi thì chủ rừng được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã được xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng. Trường hợp chủ rừng không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước thu hồi rừng, đất để trồng rừng và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Trường hợp sau ba năm không thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phải huỷ bỏ kế hoạch, điều chỉnh quy hoạch và công bố công khai.

3. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này định kỳ ba năm một lần phải kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch; hàng năm phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở các cấp.



Mục 2

GIAO RỪNG, CHO THUÊ RỪNG, THU HỒI RỪNG, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG



Điều 22. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

1. Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đúng thẩm quyền.

2. Việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải đồng thời với việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Thời hạn, hạn mức giao rừng, cho thuê rừng phải phù hợp với thời hạn, hạn mức giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.



Điều 23. Căn cứ để giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

Việc giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng phải dựa trên các căn cứ sau đây:

1. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định;

2. Quỹ rừng, quỹ đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng;

3. Nhu cầu, khả năng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thể hiện trong dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng rừng.

Điều 24. Giao rừng

1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, quyết định.

2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng đối với các Ban quản lý rừng phòng hộ, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ theo quy hoạch, kế hoạch được phê duyệt, quyết định phù hợp với việc giao đất rừng phòng hộ theo quy định của Luật đất đai.

3. Việc giao rừng sản xuất được quy định như sau:

a) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng không thu tiền sử dụng rừng đối với hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó trực tiếp lao động lâm nghiệp phù hợp với việc giao đất để phát triển rừng sản xuất theo quy định của Luật đất đai; tổ chức kinh tế sản xuất giống cây rừng; đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng rừng sản xuất kết hợp với quốc phòng, an ninh; Ban quản lý rừng phòng hộ trong trường hợp có rừng sản xuất xen kẽ trong rừng phòng hộ đã giao cho Ban quản lý;

b) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với các tổ chức kinh tế;

c) Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng trồng có thu tiền sử dụng rừng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư;

d) Chính phủ quy định cụ thể việc giao rừng sản xuất.



Điều 25. Cho thuê rừng

1. Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng phòng hộ trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

2. Nhà nước cho tổ chức kinh tế thuê rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan trả tiền hàng năm để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

3. Nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân trong nước thuê rừng sản xuất trả tiền hàng năm để sản xuất lâm nghiệp, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

4. Nhà nước cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng sản xuất là rừng trồng trả tiền một lần cho cả thời gian thuê hoặc trả tiền hàng năm để thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật về đầu tư, kết hợp sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp, kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường.

Chính phủ quy định việc cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê rừng tự nhiên.



Điều 26. Thu hồi rừng

1. Nhà nước thu hồi rừng trong những trường hợp sau đây:

a) Nhà nước sử dụng rừng và đất để phát triển rừng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia;

b) Nhà nước có nhu cầu sử dụng rừng và đất để phát triển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt;

c) Tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước hoặc cho thuê rừng trả tiền hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác, giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng rừng;

d) Chủ rừng tự nguyện trả lại rừng;

đ) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết hạn;

e) Sau mười hai tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất để bảo vệ và phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng;

g) Sau hai mươi bốn tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê đất để phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch, phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

h) Chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

i) Rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng;

k) Chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật.

2. Khi Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần rừng thì chủ rừng được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư, tài sản bị thu hồi, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng được thực hiện bằng các hình thức giao rừng, cho thuê rừng khác có cùng mục đích sử dụng; giao đất để trồng rừng mới; bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền tại thời điểm có quyết định thu hồi rừng.

Trong trường hợp thu hồi rừng của chủ rừng trực tiếp sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này mà không có rừng để bồi thường cho việc tiếp tục sản xuất thì ngoài việc được bồi thường bằng hiện vật hoặc bằng tiền, người bị thu hồi rừng còn được Nhà nước hỗ trợ để ổn định đời sống, đào tạo chuyển đổi ngành nghề.

3. Những trường hợp sau đây không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng:

a) Trường hợp quy định tại các điểm e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;

b) Rừng được Nhà nước giao, cho thuê mà phần vốn đầu tư có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước gồm tiền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng, tiền nhận chuyển nhượng quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; tiền đầu tư ban đầu để bảo vệ và phát triển rừng.



Điều 27. Chuyển mục đích sử dụng rừng

1. Việc chuyển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất sang mục đích sử dụng khác và việc chuyển mục đích sử dụng từ loại rừng này sang loại rừng khác phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.

2. Việc chuyển rừng tự nhiên sang mục đích sử dụng khác phải dựa trên tiêu chí và điều kiện chuyển đổi do Chính phủ quy định.

Điều 28. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng

1. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng được quy định như sau:

a) Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cho thuê rừng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài;

b) Uỷ ban nhân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định giao rừng, cho thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân;

c) Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền giao, cho thuê rừng nào thì có quyền thu hồi rừng đó.

2. Thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng được quy định như sau:

a) Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Thủ tướng Chính phủ xác lập;

b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định chuyển mục đích sử dụng toàn bộ hoặc một phần khu rừng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xác lập.



Mục 3

GIAO RỪNG CHO CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN; QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN ĐƯỢC GIAO RỪNG



Điều 29. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn

1. Điều kiện giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau:

a) Cộng đồng dân cư thôn có cùng phong tục, tập quán, có truyền thống gắn bó cộng đồng với rừng về sản xuất, đời sống, văn hoá, tín ngưỡng; có khả năng quản lý rừng; có nhu cầu và đơn xin giao rừng;

b) Việc giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng quỹ rừng của địa phương.

2. Cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng sau đây:

a) Khu rừng hiện cộng đồng dân cư thôn đang quản lý, sử dụng có hiệu quả;

b) Khu rừng giữ nguồn nước phục vụ trực tiếp cho cộng đồng, phục vụ lợi ích chung khác của cộng đồng mà không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân;

c) Khu rừng giáp ranh giữa các thôn, xã, huyện không thể giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mà cần giao cho cộng đồng dân cư thôn để phục vụ lợi ích của cộng đồng.

3. Thẩm quyền giao rừng, thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư thôn được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt và quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn;

b) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền thu hồi rừng của cộng đồng dân cư thôn theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h và i khoản 1 Điều 26 của Luật này hoặc khi cộng đồng dân cư thôn di chuyển đi nơi khác.

Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng

1. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các quyền sau đây:

a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng;

b) Được khai thác, sử dụng lâm sản và các lợi ích khác của rừng vào mục đích công cộng và gia dụng cho thành viên trong cộng đồng; được sản xuất lâm nghiệp - nông nghiệp - ngư nghiệp kết hợp theo quy định của Luật này và quy chế quản lý rừng;

c) Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích rừng được giao;

d) Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại;

đ) Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.

2. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trình Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;

b) Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng, định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

c) Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật;

d) Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn giao rừng;

đ) Không được phân chia rừng cho các thành viên trong cộng đồng dân cư thôn; không được chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn kinh doanh bằng giá trị quyền sử dụng rừng được giao.

Mục 4

ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG RỪNG, QUYỀN SỞ HỮU RỪNG SẢN XUẤT LÀ RỪNG TRỒNG; THỐNG KÊ RỪNG, KIỂM KÊ RỪNG, THEO DÕI DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN RỪNG



Điều 31. Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

1. Chủ rừng được đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

2. Việc đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng rừng phải tiến hành đồng thời với đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

3. Việc đăng ký quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định về đăng ký tài sản của pháp luật dân sự.



Điều 32. Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng

1. Việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được quy định như sau:

a) Việc thống kê rừng được thực hiện hàng năm và được công bố vào quí I của năm tiếp theo;

b) Việc kiểm kê rừng được thực hiện năm năm một lần và được công bố vào quí II của năm tiếp theo;

c) Việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được thực hiện thường xuyên;

d) Đơn vị thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng là xã, phường, thị trấn.

2. Trách nhiệm thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng được quy định như sau:

a) Chủ rừng có trách nhiệm thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với chủ rừng là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam; theo hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân trong nước;

b) Chủ rừng có trách nhiệm kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng theo biểu mẫu quy định với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

c) Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm kê khai số liệu thống kê rừng, kiểm kê rừng đối với những diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do mình trực tiếp quản lý;

d) Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng;

đ) Uỷ ban nhân dân cấp dưới có trách nhiệm báo cáo kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng lên Uỷ ban nhân dân cấp trên; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo kết quả thống kê rừng, kiểm kê rừng, diễn biến tài nguyên rừng lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, tổng hợp kết quả thống kê rừng hàng năm, kiểm kê rừng năm năm;

g) Chính phủ định kỳ báo cáo Quốc hội về hiện trạng và diễn biến tài nguyên rừng.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cơ quan thống kê trung ương quy định nội dung, biểu mẫu và hướng dẫn phương pháp thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

Mục 5

GIÁ RỪNG


Điều 33. Giá rừng

1. Việc xác định giá rừng, công khai giá rừng được quy định như sau:

a) Chính phủ quy định nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;

b) Căn cứ vào nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng do Chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá rừng cụ thể tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi quyết định và công bố công khai.

2. Giá rừng được hình thành trong các trường hợp sau đây:

a) Giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;

b) Giá rừng do đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

c) Giá rừng do chủ rừng thoả thuận với những người có liên quan khi thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.

3. Giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định được sử dụng làm căn cứ để:

a) Tính tiền sử dụng rừng và tiền thuê rừng khi Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;

b) Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

c) Tính giá trị quyền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng;

d) Bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng;

đ) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.



Điều 34. Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng

1. Việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

a) Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng;

b) Xử lý tài sản là rừng khi thi hành án;

c) Xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng để thu hồi nợ;

d) Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.

2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không được thấp hơn giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

3. Việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân theo quy định của pháp luật về đấu giá.



Каталог: files -> VBPQ
VBPQ -> BỘ XÂy dựng số: 02/2010/tt-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
VBPQ -> THÔng tư CỦa bộ TÀi nguyên và MÔi trưỜng số 07/2007/tt-btnmt ngàY 03 tháng 7 NĂM 2007 HƯỚng dẫn phân loại và quyếT ĐỊnh danh mục cơ SỞ GÂY Ô nhiễm môi trưỜng cần phải xử LÝ
VBPQ -> LI£n tþch bé lao §éng th¦¥ng binh vµ X· Héi bé y tõ Tæng li£N §OµN lao §éng viöt nam
VBPQ -> Về việc điều chỉnh giá gói thầu xây lắp số 15 thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình: Bệnh viện Lao và Phổi Quảng Ninh tại Quyết định số 1060/QĐ-ubnd ngày 18/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
VBPQ -> Quảng Ninh, ngày 08 tháng 4 năm 2011
VBPQ -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> UỶ ban nhân dân tỉnh quảng ninh
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> Hạ Long, ngày 06 tháng 5 năm 2010
VBPQ -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng ninh

tải về 0.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương