Qcvn 81: 2014/bgtvt


Tàu bến nổi có chiều dài nhỏ hơn 24 m phải có hai phao tròn trên boong và lưu ý (2) trong Bảng 9/2.2.4-5 có thể được áp dụng. 7



tải về 5.17 Mb.
trang49/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   58

6 Tàu bến nổi có chiều dài nhỏ hơn 24 m phải có hai phao tròn trên boong và lưu ý (2) trong Bảng 9/2.2.4-5 có thể được áp dụng.

7 Lan can bảo vệ có đường kính tối thiểu 8 mm phải được bố trí xung quanh thân của phao nổi tại đường nước.

8 Đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B và C nếu thuyền viên phải làm việc trong điều kiện thời tiết xấu, phải trang bị áo đai an toàn có mỗi thuyền viên trên tàu.

9 Mỗi tàu phải được trang bị bộ dụng cụ sơ cứu.

2.3 Các yêu cầu đặc tính đối với thiết bị cứu sinh

2.3.1 Thiết bị cứu sinh sử dụng trên tàu phải thỏa mãn các yêu cầu trong Chương 2, Mục II, QCVN 42: 2012/BGTVT, trừ khi được quy định trong Phần này.

Phao bè cứu sinh có thể thỏa mãn các yêu cầu chỉ ra trong ISO 9650-1:2005, ISO 9650-2:2005 và ISO 9650-3:2005.



2.3.2 Yêu cầu đối với phao tiêu

1 Phao tiêu phải được đóng sao cho đảm bảo ổn định khi phần trên có gắn lá cờ màu cam (470 x 360 mm) và chiều cao đèn của phao có độ cao 2 m phía trên mặt nước.

2 Trong quá trình khai thác, phao tiêu phải ở trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nếu phao tiêu được chế tạo có dạng gấp gọn lại được thì quá trình mở ra phải tự động và khoảng thời gian mở phải không quá 20 s.

3 Phao tiêu phải được nối với phao tròn bằng dây nổi.

4 Đèn phải được cung cấp bởi nguồn năng lượng độc lập và phải kích hoạt ngay sau khi phao tròn và phao tiêu rơi xuống nước.

2.3.3 Yêu cầu đối với áo đai an toàn

1 Áo đai an toàn bao gồm các đai và áo đai an toàn phải được bố trí sao cho dây an toàn được buộc ngang ngực ở độ cao đến nách người đeo. Áo đai an toàn phải có khả năng điều chỉnh khi khi mặc áo mỏng hoặc áo dày.

2 Nếu áo đai an toàn được tích hợp với các thiết bị khác như phao áo, thì tổ hợp này phải thỏa mãn các yêu cầu tương ứng đối với phao áo kết hợp với áo đai an toàn.

3 Chiều rộng của đai chịu tải chính phải bằng 38 mm, trong khi đó chiều rộng của đai đỡ không được nhỏ hơn 19 mm.

4 Dây an toàn phải được thiết kế sao cho:

(1) Có khả năng tháo được bằng tay khỏi áo đai an toàn với việc sử dụng móc khóa nối với áo đai an toàn hoặc với dây an toàn;

(2) Đối với áo đai an toàn được sản xuất trước năm 1994, dây an toàn được nối cố định với áo đai an toàn. Dây an toàn không được dài quá 2 m, khoảng cách từ người đến điểm buộc dây an toàn không được quá 2 m, đầu tự do của dây an toàn phải có móc khóa.

5 Để dễ nhận biết và mặc áo đai an toàn được nhanh chóng, các phần tử buộc qua ngực và vai nên có màu khác nhau.

6 Các dảnh sử dụng để dệt lên các đai phải được se từ các sợi polyamide sáng, liên tục hoặc sợi polyester có sức bền tương tự nhau. Tải trọng phá hủy tối thiểu của các đai phải không được nhỏ hơn 10 kN cho mỗi 25 mm chiều rộng đai.

7 Áo đai an toàn phải là:

(1) Có dạng sợi tròn được làm bằng sợi polyamide có đường kính không nhỏ hơn 12 mm và có tải trọng phá hủy không nhỏ hơn 20,4 kN; hoặc



(2) Có dạng đai được làm bằng sợi polyamide sáng, độ kết dính cao, dày và có tải trọng phá hủy không nhỏ hơn 20,4 kN.

8 Tối thiểu 1/3 số thuyền viên phải được trang bị dây an toàn có chiều dài 1 m hoặc dây an toàn dài 2 m với móc khóa ở giữa tàu.

9 Móc khóa phải là loại tự khóa. Móc khóa phải có khả năng móc và nhả dây kim loại có đường kính 12 mm và móc khóa phải chịu được tải tọng tối thiểu là 14,7 kN mà không có bất kỳ dấu hiệu nào của việc biến dạng hoặc hư hỏng.

10 Các phần tử kim loại là một bộ phận của áo đai an toàn không được ảnh hưởng đến hoạt động của la bàn.

11 Việc sử dụng áo đai an toàn cho trẻ em phải được thực hiện.

12 Việc sản xuất áo đai an toàn và các chi tiết của chúng phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

2.4 Cất giữ thiết bị cứu sinh trên tàu

2.4.1 Thiết bị cứu sinh tập thể phải được cất giữ ở vị trí dễ dàng tiếp cận nơi mà không có cản trở đối với trạm tập trung và trạm lên phương tiện cứu sinh. Vị trí cất giữ của thiết bị cứu sinh phải an toàn khi xét về vấn đề nguy cơ cháy, nguy cơ va chạm đối với tàu khác và nguy cơ hư hỏng do sóng va đập.

2.4.2 Thiết bị cứu sinh tập thể phải được cất giữ ở xa phía đuôi tàu và hệ động lực đến mức thực tế có thể được.

2.4.3 Phao bè cứu sinh được đề cập ở 2.2.3 phải được bảo quản với đầy đủ trang thiết bị bên trong hộp của nhà sản xuất và phải được cất giữ ở vị trí sao cho việc bố trí phao bè cứu sinh không làm ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị cứu sinh khác.

2.4.4 Phao bè cứu sinh phải được bố trí sao cho mỗi mạn đủ cho 50% số người trên tàu.

2.4.5 Mỗi phao bè cứu sinh phải có dây giữ buộc cố định với phao bè cứu sinh.

2.4.6 Mỗi phao bè cứu sinh hoặc một nhóm phao bè cứu sinh phải được chằng buộc với cơ cấu nhả thủy tĩnh để đảm bảo rằng phao có thể nổi tự do và tự động bơm hơi.

2.4.7 Phao bè cứu sinh phải được cất giữ sao cho có thể nhả bằng tay từng phao khi đang chằng buộc. Điểm cất giữ phải tiếp cận được dễ dàng.

2.4.8 Phao bè cứu sinh có thể di chuyển từ mạn này sang mạn kia hoặc từ điểm cất giữ đến lan can trong phạm vi 15 giây.

2.4.9 Phao bè có thể được cất giữ trên boong làm việc, mái của lầu boong hoặc điểm cất giữ đặc biệt mà từ đó phao có thể nổi tự do và phao bè phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

1 Đảm bảo kín nước hoặc thoát nước nhanh trừ khi nó nằm hoàn toàn phía trên mặt boong.

2 Nắp của chúng có thể mở được mà không cần quan tâm đến cột áp của nước.

2.4.10 Phao bè cứu sinh phải được bảo quản trong hộp nếu trọng lượng của chúng vượt quá 40 kg có thể cất giữ phía dưới boong gần với lối thoát.

2.4.11 Đối với tàu nhiều thân thì phao bè phải được cất giữ sao cho chúng có thể tiếp cận để sử dụng trong cả hai trường hợp tàu ở tư thế thẳng và bị lật.

2.4.12 Phao tròn phải bố trí cả hai bên mạn tàu sao cho chúng có thể tiếp cận dễ dàng. Việc bố trí phao tròn cố định mà không thể đảm bảo là chúng có thể nổi tự do khi tàu chìm thì không được phép.

2.4.13 Nếu phụ tùng thân tàu bao gồm hai phao tròn có dây hoặc đèn tự sáng/phao tiêu thì phao tròn phải được cất giữ ở mạn đối diện của tàu.

2.4.14 Phao tròn với neo nổi hoặc dây an toàn, đèn tự sáng/phao tiêu phải được cất giữ ở nơi mà người lái tàu có thể sử dụng ngay lập tức.

2.4.15 Phao áo phải được cất giữ ở nơi dễ dàng tiếp cận để đảm bảo đủ cho số người được bố trí đông nhất.

2.4.16 Phải trang bị phao áo cho thuyền viên trực canh.

2.4.17 Nếu phao áo được dự định sử dụng cho một nhóm người thì đề can “Phao áo” phải được bố trí gần với nơi mà phao áo được cất giữ.

2.4.18 Phao áo cho trẻ em phải được cất giữ riêng biệt và đề can “Phao áo cho trẻ em” phải được bố trí tại nơi cất giữ phao áo cho trẻ em.

2.4.19 Bộ quần áo bơi cá nhân và dụng cụ chống mất nhiệt phải được cất giữ trong tủ riêng cho mỗi thuyền viên và hành khách hoặc tất cả được cất giữ một nơi đặc biệt trên tàu, dễ dàng tiếp cận và được dán đề can “Dụng cụ chống mất nhiệt”.

2.4.20 Áo đai an toàn phải được bảo quản tại nơi mà cần sử dụng chúng.

2.4.21 Xuồng công tác

1 Tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B và C nên trang bị xuồng công tác cứng hoặc có thể bơm hơi.

2 Xuồng công tác phải đánh dấu các thông số sau: tổng số người được phép chở và tên tàu.

3 Xuồng công tác có thể bơm hơi phải được kiểm tra định kỳ bởi chủ/người khai thác tàu đối với tính năng sử dụng của xuồng và phải giữ trong điều kiện phù hợp.

2.4.22 Trang phục cá nhân

Chủ tàu và thuyền trưởng của tàu phải thông báo trước tới tất cả mọi người trên tàu trên đường đi các yêu cầu về thay thế trang phục cá nhân:



1 Mỗi thuyền viên phải được trang bị quần áo phù hợp đối với điều kiện môi trường và mỗi hành khách phải được trang bị quần áo để đảm bảo rằng chúng cách nhiệt với không khí và nước biển tùy vào khu vực địa lý và mùa mà tàu hoạt động.

2 Đối với tàu dự định hoạt động trong vùng biển ở vĩ độ cao thì mỗi người phải được trang bị quần áo bơi với kích thước phù hợp để giảm thiểu việc mất nhiệt khi ở dưới nước.

3 Khi di chuyển trên boong thì mỗi người trên tàu phải được trang bị giầy chống trượt.

2.4.23 Bản vẽ bố trí thiết bị cứu sinh

1 Mỗi tàu đều phải có bản vẽ bố trí cứu sinh ở trên tàu trừ tàu thuộc nhóm thiết kế D với chiều dài thân tàu nhỏ hơn 6 m.

2 Bản vẽ bố trí thiết bị cứu sinh phải có trong tài liệu “Hướng dẫn cho chủ tàu”.

3 Hướng dẫn cho chủ tàu phải có các thông tin liên quan đến sơ cứu, ví dụ khi mất nhiệt, bị bỏng, bị thương v.v...

Phần 10

PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1 Các yêu cầu thuộc Phần này của Quy chuẩn áp dụng đối với tàu được đề cập ở 1.1.1, Mục I trong phạm vi các yêu cầu trong các Chương tương ứng của Phần này.

1.1.2 Trên các tàu sử dụng nhiên liệu rắn thì việc phòng cháy phải được Đăng kiểm xem xét đặc biệt.

1.2 Các định nghĩa và giải thích

1.2.1 Phần này sử dụng các định nghĩa và giải thích sau đây:

1 Hệ thống chữa cháy tự động là một hệ thống mà được tự động kích hoạt bởi một thiết bị đặc biệt khi mà nhiệt độ đạt đến một giá trị đã được thiết lập trước.

2 Xăng là nhiên liệu hydrô các bon hoặc là hỗn hợp có chứa chúng, ở trạng thái lỏng trong áp suất khí quyển và được sử dụng trong động cơ đánh lửa cưỡng bức. Theo định nghĩa này thì dầu hỏa không phải là xăng.

3 Lối thoát là bất cứ cửa ra vào nào, miệng hầm hoặc bất kỳ lỗ thoát nào khác dẫn tới không gian hở một cách trực tiếp hoặc là thông qua các mặt cắt khác của tàu.

4 Dầu đi-ê-den là nhiên liệu hydrô các bon hoặc là hỗn hợp có chứa chúng, ở trạng thái lỏng trong áp suất khí quyển và được sử dụng cho động cơ đốt trong nén cháy.

5 Có thể tiếp cận là có thể vào được để kiểm tra, bao gồm việc sử dụng các dụng cụ thích hợp mà không cần phải loại bỏ các kết cấu cố định của tàu hoặc bất kỳ hạng mục thiết bị nào.

6 Có thể tiếp cận nhanh chóng là có thể vào được nhanh chóng bằng cách mở các thiết bị đóng kín mà không cần phải sử dụng bất kỳ dụng cụ nào.

7 Đường thoát là lối tắt từ bất kỳ vị trí có người nào trong phạm vi không gian kín của tàu tới lối thoát gần nhất dẫn đến boong hở.

8 Phòng cháy bằng kết cấu là một hệ thống phức hợp các phương tiện bị động phòng cháy bằng kết cấu nhằm mục đích:

- Ngăn chặn cháy;

- Cô lập lửa và khói để không lan truyền toàn bộ tàu;

- Tạo điều kiện để con người có thể di tản an toàn từ các không gian bên trong tàu và từ tàu, cũng như là tạo điều kiện để dập tắt cháy một cách hiệu quả.



9 Vật liệu thép hoặc vật liệu khác tương đương là vật liệu không cháy mà do bản thân nó hoặc do được bọc nên có các đặc tính về kết cấu và tính nguyên vẹn chống cháy tương đương với thép vào cuối đợt thử lửa tiêu chuẩn khi được đưa vào thử (ví dụ hợp kim nhôm có bọc cách nhiệt thích hợp).

10 Khu vực máy là các khoang hoặc không gian kiểu hở hoặc làm kín bằng các vách quây, có chứa động cơ đốt trong.

11 Buồng máy là những buồng có chứa máy chính, hệ trục, nồi hơi, động cơ đốt trong, máy phát điện và động cơ điện chính khác, hệ thống thông gió và điều hòa không khí, máy lái và các thiết bị tương tự khác.

12 Lan truyền ngọn lửa chậm có nghĩa là bề mặt có đặc tính như vậy sẽ hạn chế đáng kể sự lan truyền của ngọn lửa, đặc tính này được Đăng kiểm hoặc các Tổ chức được Đăng kiểm công nhận duyệt phù hợp với Bộ luật các quy trình thử lửa.

13 Kết cấu không cháy, kết cấu chống cháy và làm chậm cháy tương ứng là kết cấu cấp “A” hoặc “B” như định nghĩa dưới đây. Kết cấu chống cháy và làm chậm cháy phải được thử lửa phù hợp với Bộ luật các quy trình thử lửa.

14 Vật liệu không cháy là vật liệu mà không bắt cháy hoặc là không sản sinh ra hơi dễ cháy với số lượng đủ để tự cháy khi bị nóng tới 750oC. Bất kỳ vật liệu nào khác đều phải được coi là vật liệu có thể cháy.

15 Kết cấu làm chậm cháy hoặc kết cấu cấp “B” là những kết cấu được hình thành bởi vách, boong, trần hoặc tấm bọc thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Được chế tạo hoàn toàn bằng vật liệu không cháy, nhưng trong trường hợp ngoại lệ có thể cho phép sử dụng lớp ốp mặt bằng vật liệu cháy được (xem 2.3.13);

- Được cấu tạo sao cho có khả năng ngăn chặn không cho lửa đi qua sau một nửa giờ thử tiêu chuẩn chịu lửa;

- Được bọc cách nhiệt sao cho nhiệt độ trung bình của bề mặt không tiếp xúc với nguồn nhiệt không vượt quá 140oC so với nhiệt độ ban đầu, và nhiệt độ ở điểm bất kỳ kể cả điểm nằm trên mối nối không vượt quá 225oC so với nhiệt độ ban đầu khi bất kỳ phía nào tiếp xúc với nguồn nhiệt, trong thời gian tương ứng với các cấp nêu dưới đây:

Cấp “B-15”: 15 phút;

Cấp “B-0”: 0 phút.



16 Kết cấu chống cháy hoặc kết cấu cấp “A” là những kết cấu mà được tạo thành từ vách hoặc boong thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Được cấu tạo bằng thép hoặc vật liệu tương đương khác;

- Được gia cường thích hợp;

- Được cấu tạo sao cho có khả năng ngăn chặn không cho khói và lửa đi qua sau một giờ thử tiêu chuẩn chịu lửa;

- Được bọc bằng vật liệu không cháy đã được duyệt để sao cho nhiệt độ trung bình ở bề mặt không tiếp xúc với nguồn nhiệt không vượt quá 140oC so với nhiệt độ ban đầu và nhiệt độ ở điểm bất kỳ kể cả điểm nằm trên mối nối không vượt quá 180oC so với nhiệt độ ban đầu, trong thời gian tương ứng với các cấp nêu dưới đây:

Cấp “A-60”: 60 phút;

Cấp “A-30”: 30 phút;

Cấp “A-15”: 15 phút;

Cấp “A-0”: 0 phút.

17 Khu vực nguy hiểm là khu vực mà thực sự có nguy cơ cháy cao do:

- Sự có mặt của ngọn lửa hở (lò nướng, dụng cụ sưởi, đèn được lắp cố định v.v…);

- Sự có mặt của nguồn nhiệt và/hoặc có khả năng xuất hiện tia lửa điện gần chất lỏng/hơi dễ cháy (ví dụ trong buồng máy);

- Có khả năng xuất hiện tia lửa điện gần chất lỏng/hơi dễ cháy (ví dụ trong không gian có nhiên liệu mà lại có các thiết bị điện đang được nối điện);

- Thiết bị điện (bảng điện chính, giàn ắc quy).

18 Khu vực bếp là khu vực hở hoặc kín có chứa các bếp dùng để nấu nướng.

19 Hệ thống chữa cháy là một hệ thống cố định được sử dụng để cung cấp công chất chữa cháy cho các khu vực được bảo vệ hoặc ngay trực tiếp tại đó và hệ thống này được cố định bằng kết cấu với thân tàu.

20 Trang bị chữa cháy là thiết bị chữa cháy xách tay. Trong số đó có vòi rồng chữa cháy với các phụ kiện, đầu phun chữa cháy, bình chữa cháy xách tay, chăn chịu lửa, thiết bị phun sương nước, xô chữa cháy.

21 Thử lửa tiêu chuẩn là cuộc thử được tiến hành phù hợp với Bộ luật các quy trình thử lửa.

22 Không gian có nhiên liệu là một không gian trên tàu được phân định một cách đặc biệt để chứa các két nhiêu liệu cố định hoặc dự định chứa các két nhiên liệu xách tay.

23 Vùng có nhiên liệu là một vùng kín hoặc hở mà có đường ống dẫn nhiên liệu, các phụ kiện, két nhiên liệu hoặc là một vùng mà dự định chứa két nhiên liệu xách tay hoặc động cơ có két nhiên liệu.

24 Công chất chữa cháy là các công chất mà được sử dụng để dập tắt ngọn lửa bằng cách chiếm chỗ trong không gian được bảo vệ bằng một công chất không duy trì sự cháy.

25 Thiết bị đốt hở là bất kỳ một thiết bị nào mà có con người có thể tiếp xúc với ngọn lửa hở của nó.

26 Thiết bị đốt kín là thiết bị có hệ thống đốt mà trong hệ thống đó thì khí đốt đưa vào và sản phẩm đốt đưa ra đều đi qua hệ ống dẫn kín thông tới buồng đốt kín và kết thúc việc đốt bên ngoài tàu.

1.3 Phạm vi giám sát kỹ thuật

1.3.1 Các quy định chung đối với quy trình phân cấp, giám sát trong quá trình đóng tàu, chế tạo vật liệu và các sản phẩm, kiểm tra phân cấp cũng như là các yêu cầu đối với các hồ sơ kỹ thuật cần phải trình Đăng kiểm để xem xét và thẩm định được nêu ra ở 2.1.2-1, Phần 1.

1.3.2 Đăng kiểm giám sát các hạng mục sau:

1 Phòng cháy bằng kết cấu.

2 Các vật liệu có khả năng gây nguy hiểm về cháy mà phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ra trong Phần này.

3 Hệ thống chữa cháy.

4 Trang bị chữa cháy trong phạm vi yêu cầu chỉ ra trong Phần này của Quy chuẩn.

1.4 Các hồ sơ kỹ thuật

1.4.1 Các hồ sơ kỹ thuật về bảo vệ chống cháy của tàu phải trình Đăng kiểm xem xét trước khi tiến hành đóng, phạm vi hồ sơ được quy định trong Phần 1 “Phân cấp”.



Chương 2

PHÒNG CHÁY BẰNG KẾT CẤU

2.1 Quy định chung

2.1.1 Trong khi tính toán để tìm ra biện pháp ngăn chặn việc hình thành và lan truyền cháy trên tàu thì cần phải đặc biệt chú ý tới các vùng và các không gian dưới đây:

Buồng máy, những khu vực có nhiệt độ không khí cao và những vùng xung quanh máy;

Không gian có nhiên liệu, khu vực mà được lắp đặt lỗ nạp nhiên liệu và có các đường ống nhiên liệu không được bảo vệ;

Khu vực quanh thiết bị đốt hở;

Bếp và hệ thống khí hóa lỏng;

Khu vực phía trên những bộ phận có nhiệt độ cao của máy nhằm tránh đặt dây cáp điện bên dưới những bộ phận đó;

Các vùng được phòng cháy bằng kết cấu với những kết cấu liền kề;

Lối thoát chính và lối thoát dự phòng từ những không gian của tàu.



2.2 Các yêu cầu về bố trí

2.2.1 Các khoang bên trong tàu mà có thể có sự rò rỉ chất lỏng dễ cháy thì phải bố trí để có thể tiếp cận được để làm sạch.

2.2.2 Các khoang mà có động cơ xăng hoặc két đựng xăng thì phải được cách ly với các khoang liền kề. Điều kiện này là thỏa mãn khi kết cấu đảm bảo các yêu cầu sau:

1 Các đường biên được làm kín liên tục.

2 Lỗ khoét để đi dây cáp và đi ống được làm kín một cách phù hợp.

3 Cửa ra vào, nắp hầm và các lỗ khoét tương tự dùng để đi lại và tiếp cận được giữ chặt ở trạng thái đóng.

4 Hiệu quả của các chỗ nối ở biên hoặc chỗ được làm kín được chứng minh bằng hồ sơ tính toán hoặc thử.

2.2.3 Các két chứa xăng phải được bố trí phù hợp với các yêu cầu ở 4.10.2, Phần 5.

2.2.4 Lối đi qua các khoang phải không bị cản trở. Chiều rộng tối thiểu của lối đi phải không nhỏ hơn 500 mm.

2.3 Các yêu cầu về vật liệu và thiết kế phòng cháy

2.3.1 Các yêu cầu về phòng cháy bằng kết cấu áp dụng đối với tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B và C.

2.3.2 Thân của tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B phải được làm bằng vật liệu không cháy.

Nếu sử dụng hợp kim nhôm và/hoặc vật liệu dễ cháy làm thân tàu thì phải đảm bảo tính tương đương của việc phòng cháy bằng kết cấu bằng cách thỏa mãn vô điều kiện các yêu cầu ở 2.3.4 và 2.3.12. Đối với vật liệu có nguồn gốc từ gỗ thì nhiệt độ chỉ ra ở 2.3.12-1 phải không lớn hơn 150oC.



2.3.3 Thân của tàu thuộc nhóm thiết kế C có thể được chế tạo bằng vật liệu dễ cháy, nhưng kết cấu thân tàu phải được bảo vệ để không bắt cháy ở mọi không gian bên trong thân tàu, mà các không gian đó có thể nằm trong các vùng nguy hiểm hoặc dự định làm phòng sinh hoạt cho thuyền viên và hành khách, hoặc trong các không gian đó có các trạm điều khiển, các kết cấu đó được bảo vệ bằng cách sử dụng đúng cách lớp bọc hoặc tấm bọc sao cho kết cấu bảo vệ đó giống với kết cấu chống cháy cấp B-15.

2.3.4 Trong buồng máy của các tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2, B và C, đối với các vách quây của nó và các không gian dự định dùng để chứa chất lỏng dễ cháy thì kết cấu chống cháy phải tương đương với cấp A-30.

2.3.5 Tại các liên kết giữa lõi thép của kết cấu chống cháy cấp A, ngoại trừ cấp A-0, với boong, mạn và cơ cấu thân tàu bằng thép, cũng như là tại vị trí ống, cáp điện và ống thông gió xuyên qua lõi thép của kết cấu chống cháy, để giảm khả năng truyền nhiệt thì cần phải bọc các kết cấu lân cận bằng vật liệu chống cháy ở một bên hoặc cả hai bên tính từ kết cấu chống cháy với một chiều dài không nhỏ hơn 500 mm. Chiều dài của lớp bọc được chỉ ra bên trên có thể được giảm nếu thử lửa tiêu chuẩn chứng minh được khả năng của lớp bọc khi đã giảm chiều dài.

2.3.6 Vách cấp A hoặc B có lõi bằng hợp kim nhôm hoặc các vật liệu khác mà không chống được cháy hoặc là dễ cháy thì phải được bọc ở cả hai mặt của lõi nếu các mặt đó là các mặt chịu tải và/hoặc chúng đảm bảo tính chống chìm của tàu, bao gồm vách biên của các hộp có tính nổi. Boong cấp A có lõi bằng hợp kim nhôm hoặc các vật liệu khác mà không chống được cháy hoặc là dễ cháy thì phải được bọc ở mặt dưới.

2.3.7 Nếu một kết cấu cấp A có tác dụng phân chia hai không gian kề nhau, một trong hai không gian đó hoàn toàn không có dung môi dễ cháy hoặc kết cấu chống cháy đó là mặt ngoài của thân tàu, mặt ngoài của thượng tầng hoặc lầu thì kết cấu chống cháy đó có thể là cấp A-0 miễn là nó liên tục.

2.3.8 Trần liên tục cấp B và tấm bọc cùng với các boong và vách có liên quan phải thỏa mãn hoàn toàn hoặc một phần các yêu cầu về bọc và yêu cầu về tính nguyên vẹn chống cháy của kết cấu chống cháy như quy định ở các Bảng tương ứng về tính nguyên vẹn chống cháy.

2.3.9 Tất cả các vách cấp B phải kéo dài từ boong nọ đến boong kia và kéo dài đến tấm bên ngoài hoặc tới các bề mặt bao quanh khác. Tuy nhiên, nếu trần liên tục cấp B và/hoặc tấm bọc được đặt ở cả hai mặt của vách thì vách đó có thể kết thúc ở các trần hoặc tấm bọc liên tục đó.

2.3.10 Trừ trường hợp ngoại lệ là khoang hành lý và kho lạnh của khu vực phục vụ thì vật liệu bọc phải là loại không cháy.

Màng chắn hơi và keo dính, cũng như là lớp bọc ống làm lạnh và các thiết bị liên quan thì có thể là loại dễ cháy, nhưng chúng phải được giữ ở mức tối thiểu đến mức có thể, trong khi đó thì bề mặt hở của chúng phải là loại ngăn được ngọn lửa lan rộng.



2.3.11 Trong các khu vực mà có hoặc có thể có các sản phẩm của dầu thì lớp bọc phải không được thấm dầu và hơi dầu.

2.3.12 Nếu thân tàu, thượng tầng và lầu được làm bằng hợp kim nhôm hoặc vật liệu không cháy thì phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

1 Vách ngăn cấp A hoặc B mà được làm bằng các vật liệu đề cập ở trên phải được bọc sao cho nhiệt độ của kết cấu lõi của mẫu thử không vượt quá 200oC so với nhiệt độ ban đầu tại mọi thời điểm trong thời gian thử lửa tiêu chuẩn.

Thời gian thử lửa tiêu chuẩn đối với vách ngăn chống cháy cấp A có thể được giảm xuống còn 30 phút.



2 Phải có biện pháp thích hợp để đảm bảo rằng các thành phần của cột, thanh chống và các cơ cấu khác làm bằng vật liệu kể trên, các cơ cấu này được sử dụng để đỡ xuồng cứu sinh và phao bè tại vị trí cất giữ, khi hạ và chống đỡ khu vực lên xuồng, phải thỏa mãn các yêu cầu về giới hạn tăng nhiệt độ như sau:

Đối với kết cấu lõi của vách ngăn cấp A: sau một giờ;

Đối với các cơ cấu được dung để đỡ vách ngăn cấp B: sau nửa giờ.

3 Phải hạn chế việc sử dụng vật liệu dễ cháy để chế tạo các cơ cấu, nền, tấm bọc, nội thất v.v… trong các thân tàu, thượng tầng và lầu làm bằng hợp kim nhôm hoặc làm bằng vật liệu không phải là kim loại. Trần của các hành lang và các không gian phải được làm bằng vật liệu không cháy.



tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   45   46   47   48   49   50   51   52   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương