Qcvn 81: 2014/bgtvt


Hệ thống nồi hơi được tự động hóa



tải về 5.17 Mb.
trang42/58
Chuyển đổi dữ liệu06.07.2016
Kích5.17 Mb.
#38
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   58

2.3 Hệ thống nồi hơi được tự động hóa

2.3.1 Các yêu cầu chương này áp dụng cho hệ thống nồi hơi trang bị đốt bằng dầu.

2.3.2 Nồi hơi phải được cấp nước cấp tự động và phải có bộ điều chỉnh áp suất hơi.

2.3.3 Dừng từ xa hệ thống nồi hơi phải được thực hiện từ trạm điều khiển có người trực ca liên tục.

2.3.4 Ngoài ra, hệ thống dầu đốt liên quan đến việc cấp dầu cho các đầu đốt phải được cắt tự động trong các trường hợp sau:

(1) Không xuất hiện ngọn lửa trong khoảng thời gian không quá 5 giây từ lúc bắt đầu cấp dầu;

(2) Sự suy giảm các chỉ số không khí nhằm mục đích phun dầu đốt;

(3) Chuẩn bị gió không đủ cho lò đốt.



2.3.5 Khởi động nồi hơi từ trạng thái nguội và sau đó được dừng bằng hệ thống bảo vệ chỉ có thể từ các trạm điều khiển tại chỗ.

2.3.6 Hệ thống tự động của nồi hơi khí thải hoạt động theo điều kiện áp suất phải bố trí thiết bị chuyển đổi tự động để điều chỉnh hướng dòng chảy khí thải qua nồi hơi hoặc trực tiếp vào không khí, phụ thuộc vào nhiệt độ bên trong nồi hơi.

2.4 Hệ thống hút khô tự động buồng máy

2.4.1 Tùy thuộc vào mực nước trong giếng, hệ thống hút khô tự động phải được bố trí tự động vận hành các bơm hút khô liên quan và phải bố trí báo động để chỉ báo hoạt động của bơm.

Nếu sau khi bơm hút khô được khởi động, mực nước trong giếng hút khô vẫn tăng lên hoặc không giảm đi thì tín hiệu báo động phải được kích hoạt.



2.4.2 Phải bố trí cảm biến riêng để báo hiệu mức cao nhất có thể, và phải độc lập với các cảm biến được bố trí để điều khiển bơm hút khô.

2.5 Hệ thống máy nén khí được tự động hóa

2.5.1 Các chai gió khởi động, còi hơi, cũng như lượng khí cấp cho hệ thống tự động phải được bổ sung một cách tự động.

Đối với máy nén khí tự động, phải được bố trí khởi động và dừng được từ buồng lái.



2.5.2 Hệ thống máy khí nén phải được trang bị kèm thiết bị thoát nước tự động.

2.5.3 Máy nén khí phải tự động khởi động khi áp suất trong các chai gió giảm xuống không quá 30% áp suất định mức, và dừng khi áp suất đạt 97% đến 103% áp suất định mức.

2.6 Các tổ bơm được tự động hóa

2.6.1 Hệ thống điều khiển bơm được tự động hóa phải đảm bảo khởi động tự động các bơm dự phòng và chuyển đổi được khi cần thiết trong hệ thống, trong trường hợp bơm bị sự cố hoặc khi đạt đến giá trị độ lệch cho phép lớn nhất trong hệ thống tuần hoàn thiết yếu. Cùng với đó, hệ thống báo động phải đưa ra được tín hiệu báo động bơm bị sự cố và khởi động bơm dự phòng.

2.6.2 Mạch khởi động bơm tương tự nhau phải thực hiện việc khởi động bơm để có thể sử dụng một trong các bơm như là bơm chính.

2.7 Bố trí thiết bị trong buồng lái

2.7.1 Phải bố trí các phương tiện để thực hiện điều khiển từ xa máy chính, máy phụ và chân vịt.

2.7.2 Phải bố trí thích hợp việc dừng sự cố độc lập của máy chính từ buồng lái.

2.7.3 Hệ thống báo động phải được bố trí để báo động hư hỏng máy móc và thiết bị trong buồng máy. Phải bố trí thích hợp các phương tiện hiển thị tốc độ và chiều quay của chân vịt, cũng như bước của chân vịt biến bước.

2.7.4 Phải bố trí thích hợp các phương tiện để hiển thị vị trí ăn khớp/không ăn khớp của hộp số máy chính.

2.7.5 Trong buồng lái phải bố trí thích hợp các báo động tách biệt sau:

“Nước vào trong buồng máy”, “cháy trong buồng máy”, “lỗi hệ thống báo động”.



2.7.6 Các thiết bị điều khiển, chỉ báo và báo động trong buồng lái phải được bố trí trên bàn điều khiển phù hợp với thao tác của người vận hành.

Các đèn chỉ báo phải được bố trí sao cho tránh làm lóa mắt người vận hành và phải được nhìn thấy rõ trong ánh sáng ban ngày.

Các đèn của hệ thống chỉ báo phải bố trí thiết bị điều chỉnh độ sáng thích hợp.

2.7.7 Ở các tàu có buồng máy hở, lầu lái hở, mà máy chính có tổng công suất nhỏ hơn 220 kW và động cơ gắn phía ngoài, thì phạm vi và danh mục các thiết bị hệ thống tự động có thể được miễn giảm, tùy thuộc vào sự cho phép của Đăng kiểm.

2.8 Bố trí thiết bị trong buồng máy

2.8.1 Phải bố trí trạm điều khiển tại chỗ cho máy chính.

2.8.2 Các bảng báo động và chỉ báo các thông số máy chính phải được bố trí trong vùng lân cận trạm điều khiển tại chỗ của máy chính.

2.8.3 Thiết bị điều khiển các máy phụ phải được lắp đặt gần với trạm điều khiển tại chỗ của máy chính.

2.8.4 Đối với các máy chính có công suất nhỏ hơn 220 kW, với hệ thống điều khiển từ xa cơ khí, thì trạm điều khiển tại chỗ và các bảng báo động có thể được miễn giảm.

2.9 Hệ thống báo động, bảo vệ và chỉ báo cho hệ thống máy

2.9.1 Hệ thống báo động của của hệ thống máy phải đưa ra được tín hiệu báo động bằng âm thanh và ánh sáng nếu các thông số làm việc giảm xuống quá giới hạn cho phép. Trong trường hợp này, các tín hiệu báo động sẽ không được kích hoạt khi độ lệch cho phép của các thông số làm việc gây ra do tàu điều động. Báo động phải được kích hoạt trong buồng máy và buồng lái.

2.9.2 Bất kể yêu cầu về mức độ tự động và giám sát được sử dụng cho các máy móc, thì hệ thống báo động phải đưa ra được tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng khi:

(1) Thông số được kiểm soát đạt giá trị giới hạn định trước;

(2) Các thiết bị bảo vệ hoạt động;

(3) Lỗi nguồn của hệ thống tự động nói riêng;

(4) Khởi động nguồn điện sự cố.

Tín hiệu ánh sáng phải là các đèn nhấp nháy. Sau khi được xác nhận (nhận biết) thì đèn nhấp nháy sẽ chuyển sang không nhấp nháy. Việc hủy bỏ các tín hiệu ánh sáng chỉ có thể được sau khi sự cố được khắc phục.



2.9.3 Trong khu vực sinh hoạt thuyền viên và các khu vực phục vụ, báo động thợ máy phải được kích hoạt để gọi các thợ máy tới khu vực máy, các báo động được kích hoạt bằng tay hoặc tự động, và hệ thống báo động không cần phải được xác nhận.

2.9.4 Khi hệ thống máy với máy chính có công suất nhỏ hơn 220 kW, động cơ gắn phía ngoài và hệ thống điều khiển từ xa cơ khí thì tín hiệu báo động của có thể được miễn giảm, tùy thuộc vào sự cho phép của Đăng kiểm.

2.9.5 Phải bố trí hệ thống bảo vệ cho máy móc được tự động hóa chỉ đối với các thông số mà độ lệch của nó có thể dẫn đến những hư hỏng nghiêm trọng, sự cố cho máy móc.

2.9.6 Hệ thống chỉ báo được thiết kế sao cho việc đọc được thể hiển trong hệ đơn vị thông thường dùng cho các thông số, tức không cần tính toán lại.

2.9.7 Các thông số được kiểm soát của máy móc và hệ thống, các điểm đo, giá trị giới hạn của các thông số và các loại bảo vệ tự động và chỉ báo các thông số được tìm thấy ở Bảng 2.9.7.

2.9.8 Hướng dẫn sử dụng cho người vận hành phải bao gồm các thông tin về giá trị giới hạn các thông số, các loại bảo vệ và chỉ báo các tham số.

Phần 7

THIẾT BỊ ĐIỆN

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi áp dụng

1.1.1 Các yêu cầu Phần này của Quy chuẩn áp dụng cho các trang bị điện trên tàu mà các phần chính của tàu chịu sự giám sát kỹ thuật của Đăng kiểm, cũng như thiết bị điện kiểu đơn lẻ phù hợp với 1.3.

1.1.2 Các yêu cầu của Phần này áp dụng cho các thiết bị và hệ thống điện được lắp đặt cố định.

Khi sử dụng các thiết bị và hệ thống điện xách tay phải có sự xem xét đặc biệt bởi Đăng kiểm.



1.1.3 Các thiết bị điện không được nêu ở 1.3 phải được thiết kế và chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia để sao cho khi có sự cố thì không gây ra cháy hoặc chập điện.

1.1.4 Khi hệ thống cấp nguồn được sử dụng để cấp nguồn cho các thiết bị gia dụng thì phải áp dụng thêm các yêu cầu ở Chương 10.

1.1.5 Khi hệ thống cung cấp điện có điện áp cao hơn điện áp an toàn được sử dụng để cấp nguồn cho thiết bị mà có thể ảnh hưởng đến an toàn hành hải và khả năng điều động của tàu phải tuân thủ các yêu cầu tương ứng của Phần 4 Mục II QCVN 21:2010/BGTVT.

1.1.6 Các yêu cầu Phần này của Quy chuẩn không áp dụng cho các thiết bị điện cho gia dụng, dùng hàng ngày và mục đích gia công, ngoại trừ những yêu cầu nêu ở 1.3.3.

1.2 Định nghĩa và giải thích

1.2.1 Ở Phần này của Quy chuẩn, các định nghĩa và giải thích sau được sử dụng:

1 Chiếu sáng sự cố là chiếu sáng các vùng và khu vực của tàu, cũng như các trạm đưa đón người lên tàu và hai bên mạn bằng các đèn được cấp từ nguồn điện sự cố hoặc từ nguồn điện sự cố tạm thời.

2 Nguồn điện sự cố là nguồn điện dùng để cấp nguồn cho các thiết bị thiết yếu của tàu khi bảng điện chính gặp sự cố.

3 Bảng điện sự cố là bảng điện được cấp điện trực tiếp từ nguồn điện sự cố hoặc nguồn điện sự cố tạm thời khi bảng điện chính gặp sự cố, và cấp nguồn cho các thiết bị sự cố.

4 Điện áp an toàn là bất cứ điện áp nào mà không gây nguy hiểm cho con người. Điều này được coi là thỏa mãn nếu các cuộn dây của biến áp, bộ chuyển đổi và các thiết bị khác được hạ áp để cách ly về điện và giá trị điện áp hạ xuống trên các thiết bị đó hoặc nguồn điện không được phép vượt quá:

50 V giữa các cực đối với dòng điện một chiều;

50 V giữa các pha hoặc giữa các pha với thân tàu đối với dòng điện xoay chiều.

5 Máy phát đồng trục là máy phát được truyền động bằng máy chính không đảo chiều quay và cấp điện lên mạng điện chính của tàu hoặc thiết bị điện độc lập.

6 Máy phát điện bằng năng lượng gió là máy phát điện được truyền động bằng các máy không đảo chiều quay sử dụng năng lượng gió và cấp điện cho một hoặc nhiều tổ ắc quy trên tàu.

7 Nguồn điện bên ngoài là nguồn điện được đặt bên ngoài tàu và dùng để cấp nguồn cho toàn bộ các thiết bị và hệ thống điện thiết yếu để duy trì tàu trong trạng thái sẵn sàng cho khai thác trong thời gian tàu không hoạt động, sửa chữa và trong các trường hợp hàng hải khác, mà không cần phải sử dụng đến nguồn điện sự cố.

8 Bảng điện chính là bảng điện được cấp điện trực tiếp từ nguồn điện chính và nguồn điện bên ngoài, và từ đó cấp nguồn cho các thiết bị điện của tàu.

9 Có thể tiếp cận được là khả năng kiểm tra mà không cần sử dụng các dụng cụ đặc biệt khác.

10 Tiếp mát là việc nối phần không mang điện của thiết bị điện với thân tàu.

11 Bọc bảo vệ là bảo vệ lâu dài một hoặc một vài lõi dây dẫn được cách điện bằng băng cách điện, vỏ bọc nhựa và cao su hoặc ống chịu nhiệt.

12 Vùng bảo vệ chống sét là khu vực trong phạm vi không gian giới hạn của tàu, mà chắc chắn chịu được sét đánh trực tiếp.

13 Thân tàu nghĩa là tất cả các phần kim loại của tàu mà có kết nối về điện tin cậy với tôn bao kim loại bên ngoài. Đối với tàu thân không dẫn điện, thì nó phải bố trí tấm kim loại theo quy định ở 2.5.2-6.

14 Hệ thống đầu thu lôi là phần nhô cao của thiết bị chống sét nhằm mục đích thu nhận các nhiễu loạn của bầu không khí.

15 Hệ thống phân phối là hệ thống các thành phần dùng để phân phối năng lượng điện trên tàu và/hoặc để điều khiển, như là công tắc tơ, rơ le, cầu chì, dụng cụ đo lường, đèn báo.

16 Pin năng lượng mặt trời là một khối bán dẫn đặc biệt, dùng để chuyển đổi quang năng thành năng lượng điện và cấp cho một hoặc một vài tổ ắc quy trên tàu.

17 Nguồn điện chính là nguồn điện dùng để cấp nguồn cho tất cả thiết bị điện và các hệ thống thiết yếu cho việc duy trì hoạt động bình thường và điều kiện sống trên tàu, mà không cần đến nguồn điện sự cố.

18 Dây nối mát là dây dẫn để nối đầu thu lôi với cọc tiếp mát.

1.3 Phạm vi giám sát kỹ thuật

1.3.1 Quy định chung áp dụng đối với các quy trình phân cấp, giám sát kỹ thuật trong quá trình đóng tàu, sản xuất thiết bị và kiểm tra, cũng như yêu cầu về hồ sơ kỹ thuật được nêu ở Phần 1.

1.3.2 Các kiểu thiết bị, hệ thống và các máy móc sau đây lắp đặt trên tàu phải chịu sự giám sát kỹ thuật, bao gồm:

- Nguồn điện;

- Hệ thống phân phối;

- Các máy điện;

- Chiếu sáng;

- Đèn hàng hải;

- Hệ thống báo động và thông tin liên lạc nội bộ;

- Hệ thống cáp điện;

- Các thứ khác không được liệt kê ở trên, tùy theo yêu cầu của Đăng kiểm.

1.3.3 Các thiết bị điện gia dụng, dùng hàng ngày và mục đích gia công được lắp đặt trên tàu chỉ chịu sự giám sát kỹ thuật liên quan đến:

(1) Ảnh hưởng gây ra bởi hoạt động của thiết bị trên đối với đặc tính trạm phát điện của tàu;

(2) Lựa chọn loại và tiết diện cáp và dây dẫn, cũng như phương pháp lắp đặt cáp;

(3) Điện trở cách điện, thiết bị bảo vệ và tiếp mát.



Chương 2

CÁC YÊU CẦU CHUNG

2.1 Bố trí thiết bị điện

2.1.1 Thiết bị điện phải được lắp đặt sao cho dễ dàng tiếp cận các thiết bị điều khiển và với tất cả các bộ phận cần được bảo dưỡng, kiểm tra và thay thế.

2.1.2 Vị trí lắp đặt thiết bị điện phải bố trí bảo vệ có hiệu quả để ngăn ngừa sự gia tăng nhiệt độ gây ra bởi nguồn nhiệt bên ngoài tránh vượt quá nhiệt độ cho phép đối với hoạt động an toàn của thiết bị.

2.1.3 Thiết bị điện được làm mát bằng không khí phải được lắp đặt sao cho không khí làm mát không được lấy từ không gian mà ở đó không khí có thể bị nhiễm các chất có hại cho vật liệu cách điện.

2.1.4 Thiết bị điện phải được cố định tại vị trí theo cách sao cho không làm suy giảm độ bền, độ kín nước của các boong, vách và tôn vỏ.

2.1.5 Các thiết bị điện không được phép gắn trực tiếp vào vách két nhiên liệu. Khoảng cách từ thiết bị này đến vách két nhiên liệu tối thiểu là 75 mm.

2.1.6 Các máy phát điện, các bộ khởi động và các thiết bị điện khác gắn liền với động cơ đốt trong phải được lắp đặt cách xa hệ thống nhiên liệu tới mức có thể

2.1.7 Trên tàu phải được trang bị sơ đồ hệ thống điện thể hiện tất cả các mạch điện và bố trí các thiết bị điện kèm theo cách nhận biết dây dẫn điện, công tắc tơ, công tắc, rơ le và cầu chì, cũng như chi tiết các ký hiệu được sử dụng.

2.1.8 Các thiết bị điện lắp đặt trong khu vực có khả năng tích tụ khí dễ cháy, phải là kiểu an toàn.

2.1.9 Khi vỏ của thiết bị điện được làm từ vật liệu khác với kết cấu mà chúng được lắp đặt, thì phải chú ý tới việc ngăn ngừa ăn mòn điện hóa nếu cần thiết.

2.2 Điều kiện hoạt động

2.2.1 Nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ nước làm mát cho các thiết bị điện phải theo quy định nêu ở Bảng 7/2.2.1.

Bảng 7/2.2.1 Điều kiện hoạt động

TT

Vị trí lắp đặt

Nhiệt độ môi trường xung quanh và nhiệt độ nước làm mát (oC)

Tàu thuộc nhóm thiết kế A, A1, A2 và B

Tàu thuộc nhóm thiết kế C, C1, C2, C3 và D, hành hải ngoài vùng nhiệt đới

Không khí

Nước

Không khí

Nước

1

Khu vực máy điện và thiết bị điện riêng, nhà bếp

0 đến 45

32

0 đến 40

25

2

Boong hở

-25 đến 45



-25 đến 45



3

Khu vực khác

0 đến 40



0 đến 40



Ghi chú:

Các thiết bị và phần tử điện tử được thiết kế để lắp trong các bảng điện, tủ điện hoặc hộp điện phải có khả năng hoạt động tin cậy ở nhiệt độ môi trường xung quanh lên đến 55 oC.

Khi nhiệt độ lên đến 70oC phải không gây ra hư hỏng các phần tử, các thiết bị và hệ thống.


2.2.2 Thiết bị điện phải có khả năng hoạt động tin cậy theo các điều kiện sau:

Ở độ ẩm không khí tương đối là 80 ± 3% và ở nhiệt độ là +40 ± 2 oC;

Ở độ ẩm không khí tương đối là 92 ± 3% và ở nhiệt độ là +25 ± 2 oC;

Khi tàu hoạt động trong điều kiện mùa đông thì thiết bị điện phải thích hợp để sử dụng ở nhiệt độ xuống dưới - 25 oC.

Vị trí thiết bị điện được lắp đặt trong khu vực được kiểm soát về môi trường, thì nhiệt độ môi trường xung quanh thiết bị phải phù hợp, có thể giảm xuống so với giá trị được đưa ra trong Bảng 7/2.2.1 và duy trì ở một giá trị không nhỏ hơn +35 oC, với điều kiện là:

(1) Thiết bị không được dùng phục vụ cho chế độ sự cố và được lắp đặt bên ngoài buồng máy;

(2) Kiểm soát nhiệt độ được thực hiện bởi ít nhất hai bộ làm mát được bố trí sao cho khi hỏng một bộ làm mát, thì bộ làm mát còn lại phải có khả năng duy trì nhiệt độ thiết kế;

(3) Các thiết bị lắp đặt trong khu vực này phải có thể làm việc an toàn ở nhiệt độ +45oC cho đến khi có thể đạt được nhiệt độ môi trường xung quanh định mức. Thiết bị làm mát phải đạt giá trị định mức ở nhiệt độ môi trường xung quanh 45 oC;

(4) Báo động âm thanh và ánh sáng được bố trí tại trạm điều khiển thường xuyên có người trực ca để chỉ báo sự cố của các bộ làm mát.

2.2.3 Thiết bị điện phải có khả năng hoạt động tin cậy khi dao động với tần số từ 2 đến 80 Hz, cụ thể là: biên độ sai lệch vị trí ±1 mm đối với dải tần từ 2 đến 13,2 Hz và gia tốc ±0,7g đối với dải tần từ 13,2 đến 80 Hz.

Thiết bị điện được lắp đặt trên các nguồn rung động (động cơ đi-ê-den, máy nén khí v.v…) hoặc trong khoang máy lái lái phải hoạt động tin cậy chống rung động khi tần số từ 2 đến 100 Hz, cụ thể là: biên độ sai lệch vị trí ±1,6 mm đối với dải tần từ 2 đến 25 Hz và gia tốc ±4g đối dải tần từ 25 đến 100 Hz.

Thiết bị điện cũng phải có hoạt động tin cậy về chống va đập khi gia tốc ±5,0g và ở tần số va đập từ 40 đến 80 lần/phút.

Tần số rung động tự nhiên của các bệ đỡ, các giá lắp và giá treo của máy, khí cụ điện và các thiết bị điện khác phải không được nằm trong dải tần từ 2 đến 100 Hz.



2.2.4 Dao động cho phép của các thông số nguồn cấp

1 Các thiết bị điện phải hoạt động tốt ở dao động điện áp và tần so với giá trị định mức như quy định ở Bảng 7/2.2.4-1

Dữ liệu của Bảng 7/2.2.4-1 được bỏ qua nếu giá trị dao động tần số so với giá trị định mức được quy định trong một vài mục của Quy chuẩn này.

Đối với máy và các thiết bị sẽ và có thể mối quan hệ ở giá trị dao động cao hơn giá trị quy định ở Bảng 7/2.2.4-1, thì hệ thống cấp nguồn được giới hạn riêng với dao động này phải được cho phép.

Bảng 7/2.2.4-1 Dao động cho phép

Thông số

Dao động so với giá trị định mức

Lâu dài

Tức thời

(%)

(%)

Thời gian (s)

Điện áp

+6 đến -10

± 20

1,5

Tần số

± 5

± 10

5

Ghi chú:

Khi các thiết bị được cấp nguồn từ một tổ ắc quy: Thì dao động điện áp lâu dài trong phạm vi từ + 30 đến - 25% đối với các thiết bị được cấp từ tổ ắc quy nối với bộ nạp;

Dao động điện áp lâu dài trong phạm vi từ + 25 đến - 25% đối với các thiết bị được cấp từ tổ ắc quy không được nối với bộ nạp.


2.3 Vật liệu

2.3.1 Vật liêu kết cấu.

1 Bộ phận kết cấu của thiết bị điện được chế tạo từ vật liệu có tuổi thọ cao, được tính toán tối thiểu phải có đặc tính lan truyền lửa chậm, khả năng chống ẩm, ảnh hưởng của hơi nhiên liệu và dầu, hoặc được bảo vệ tin cậy chống lại các ảnh hưởng này.

2 Các đinh vít, đai ốc, bản lề và thứ tương tự khác được thiết kế để đảm bảo vỏ của thiết bị điện được lắp đặt trên boong hở và các khu vực có độ ẩm tăng cao phải được làm bằng vật liệu chống ăn mòn và/hoặc có lớp phủ chống ăn mòn hiệu quả.

3 Tất cả các phần mang điện của thiết bị điện phải được làm bằng đồng hoặc hợp kim đồng hoặc các vật liệu khác có đặc tính tương đương, trừ những điều sau đây:

(1) Phần tử biến trở phải được làm bằng vật liệu có độ bền cơ học cao, suất điện trở lớn và có khả năng chịu được nhiệt độ cao;

(2) Cuộn dây rôto ngắn mạch của động cơ không đồng bộ và đồng bộ có thể được làm bằng nhôm hoặc hợp kim nhôm chịu được điều kiện nước biển;

(3) Chổi than, tiếp điểm gốm kim loại và các bộ phận tương tự khác khi đó các tính chất cũng yêu cầu phải được chỉ rõ;

(4) Các phần của thiết bị điện nối trực tiếp với thân tàu được sử dụng như một dây dẫn phản hồi ở hệ thống một dây.

Việc sử dụng các vật liệu khác cho các bộ phận mang điện phải được xem xét đặc biệt của Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.



2.3.2 Vật liệu cách điện

1 Vật liệu cách điện của các bộ phận mang điện phải có ứng suất điện môi và điện trở cách điện phù hợp và khả năng chống dòng rò, độ ẩm và dầu, cũng như có đủ độ bền cơ học, hoặc được bảo vệ thích hợp.

Nhiệt độ nóng lên của các bộ phận mang điện và các mối nối của chúng không vượt quá nhiệt độ gia tăng cho phép của vật liệu cách nhiệt khi tải định mức.



2 Chất lỏng không cháy có thể được sử dụng để làm mát các bộ phận không được bọc cách điện của thiết bị điện.

Việc sử dụng các loại dầu dễ cháy cho mục đích này phải có sự xem xét đặc biệt của Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.



3 Vật liệu cách điện dùng để cách điện trong các cuộn dây máy điện, khí cụ điện và các thiết bị điện dùng cho các phụ tải thiết yếu phải phù hợp với các tiêu chuẩn được chấp nhận. Khuyến khích sử dụng vật liệu cách điện cấp E trở lên.

4 Dây dẫn được sử dụng trong các thiết bị điện cho các mối nối bên trong phải có cách điện làm từ vật liệu được tính toán tối thiểu phải có đặc tính lan truyền lửa chậm và đối với thiết bị có nhiệt độ được tăng cường của vật liệu không cháy.

5 Đối với vật liệu cách điện được sử dụng cho các cơ sở sản xuất cáp điện được quy định ở 9.4.

2.4 Yêu cầu về kết cấu và bảo vệ thiết bị điện

2.4.1 Quy định chung

1 Các bộ phận được thay thế khi sử dụng phải dễ dàng tháo lắp.

2 Khi bulông định vị được sử dụng, thì phải trang bị loại bulông chống tự tháo lỏng và đai ốc hoặc các vị trí tháo lắp và khe hở mà sự cố, hư hại như vậy hay xảy ra.

3 Đệm kín được sử dụng trong bộ phận của thiết bị điện (ví dụ như cửa ra vào, lắp đậy, lỗ quan sát, đệm làm kín v.v…) phải đảm bảo bảo vệ thích hợp khi sử dụng. Các đệm kín phải được cố định vào nắp hoặc vỏ.


tải về 5.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   38   39   40   41   42   43   44   45   ...   58




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương