Qcvn 18: 2014/btttt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về TƯƠng thích đIỆn từ ĐỐi với thiết bị thông tin vô tuyếN ĐIỆN



tải về 0.5 Mb.
trang4/7
Chuyển đổi dữ liệu31.07.2016
Kích0.5 Mb.
#11520
1   2   3   4   5   6   7

3. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ


3.1. Các thiết bị thông tin vô tuyến điện và phụ trợ liên quan thuộc phạm vi điều chỉnh quy định tại điều 1.1 phải tuân thủ các quy định kỹ thuật trong Quy chuẩn này.

3.2. Trong trường hợp thiết bị thông tin vô tuyến điện có quy chuẩn kỹ thuật riêng thì các chỉ tiêu kỹ thuật nào liên quan đến cổng anten và cổng vỏ thiết bị trong quy chuẩn kỹ thuật đó được ưu tiên áp dụng so với các chỉ tiêu kỹ thuật tương ứng trong Quy chuẩn này. Các chỉ tiêu kỹ thuật còn lại của Quy chuẩn này vẫn phải được áp dụng để đánh giá tính tuân thủ EMC của thiết bị.

4. TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN


Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy và chịu sự kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước theo các quy định hiện hành.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


5.1. Cục Viễn thông và các Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai quản lý về tương thích điện từ đối với các thiết bị thông tin vô tuyến điện theo Quy chuẩn này.

5.2. Quy chuẩn này được áp dụng thay thế cho QCVN 18:2010/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ đối với thiết bị thông tin vô tuyến điện”.

5.3. Trong trường hợp các quy định nêu tại Quy chuẩn này có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản mới./.

 

PHỤ LỤC A

(Quy định)

ĐIỀU KIỆN ĐO KIỂM

A.1. Tổng quát


Thiết bị phải được kiểm tra theo các điều kiện đo kiểm bình thường phù hợp với sản phẩm và tiêu chuẩn cơ sở liên quan hoặc thông tin về thiết bị do nhà sản xuất khai báo về độ ẩm, nhiệt độ và điện áp nguồn cung cấp. Các điều kiện kiểm tra này phải được ghi vào báo cáo đo kiểm.

Cấu hình đo kiểm và phương thức hoạt động phải tương ứng với mục đích sử dụng và phải được ghi vào báo cáo đo kiểm.

Đối với các phép đo kiểm phát xạ và miễn nhiễm, kết quả cụ thể liên quan đến thông tin về điều chế đo, điều kiện đo và bố trí đo v.v. tham chiếu trong phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14].

A.2. Bố trí tín hiệu đo kiểm


Các phép đo thích hợp phải được thực hiện để tránh ảnh hưởng của tín hiệu th miễn nhiễm lên cả thiết bị đo và nguồn các tín hiệu mong muốn nằm bên ngoài môi trường đo kiểm.

A.2.1. Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu vào máy phát


Nguồn cung cấp tín hiệu điều chế cho máy phát cần đo kiểm ở chế độ điều chế đo kiểm bình thường phải đặt bên ngoài môi trường đo, trừ khi máy phát được điều chế bằng nguồn bên trong của nó (xem phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14]).

Máy phát phải được điều chế ở chế độ điều chế đo kiểm bình thường từ một nguồn tín hiệu bên trong hoặc bên ngoài có khả năng dùng cho điều chế đo kiểm bình thường như đã chỉ rõ trong phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14].

A.2.2. Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu ra máy phát


Thiết bị đo tín hiệu đầu ra RF mong muốn từ máy phát được đo kiểm phải đặt bên ngoài môi trường đo kiểm.

Đối với máy phát có anten liền, tín hiệu đầu ra RF mong muốn để thiết lập kết nối thông tin phải được cung cấp từ EUT tới anten đo đặt trong phạm vi môi trường đo. Anten này phải được đấu nối tới thiết bị đo bên ngoài bằng cáp đồng trục.

Đối với máy phát có anten rời, tín hiệu đầu ra RF mong muốn để thiết lập kết nối thông tin phải được cung cấp từ đầu nối anten tới thiết đo bên ngoài bằng dây dẫn bọc kim như cáp đồng trục. Phép đo kiểm thích hợp phải được thực hiện để giảm tối thiểu ảnh hưởng của các dòng điện không mong muốn trong chế độ chung trên dây dẫn bên ngoài của đường truyền dẫn tại điểm đi vào máy phát.

Trừ trường hợp quy định trong phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14] mức của tín hiệu đầu ra RF mong muốn trong chế độ phát phải được thiết lập theo mức công suất cực đại của EUT, tín hiệu này được điều chế theo chế độ điều chế đo kiểm bình thường.

A.2.3. Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu vào máy thu


Nguồn tín hiệu đầu vào RF mong muốn cung cấp cho máy thu cần đo kiểm phải đặt bên ngoài môi trường đo kiểm.

Nguồn tín hiệu phải được điều chế với điều chế đo kiểm bình thường như đã quy định trong phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14].

Đối với máy thu có anten liền, tín hiệu đầu vào RF mong muốn để thiết lập kết nối thông tin phải được đưa tới EUT từ anten đặt trong phạm vi môi trường đo. Anten này phải được đấu nối tới nguồn tín hiệu RF bên ngoài bằng cáp đồng trục.

Đối với máy thu có anten rời, tín hiệu đầu vào RF mong muốn để thiết lập kết nối thông tin phải được đưa tới đầu nối anten của EUT bằng dây dẫn bọc kim như cáp đồng trục. Dây cáp này phải được nối tới nguồn tín hiệu RF bên ngoài. Phép đo kiểm thích hợp phải được thực hiện để giảm thiểu ảnh hưởng của các dòng điện không mong muốn chế độ chung trên dây dẫn bọc kim bên ngoài của đường truyền dẫn tại điểm đi vào máy thu.

Trong trường hợp khác như đã chỉ rõ trong các phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14] thì mức của tín hiệu đầu vào RF mong muốn phải được thiết lập tại mức xấp xỉ 40 dB trên mức tối thiểu cần thiết để đạt được hiệu năng máy thu theo chỉ tiêu quy định liên quan đo được trong khi bật các bộ khuyếch đại công suất tạo ra nhiễu EM, nhưng không có kích thích. Mức tăng tín hiệu đầu vào RF mong muốn này dùng để biểu thị mức tín hiệu hoạt động bình thường và đủ để tránh nhiễu băng rộng do các bộ khuếch đại tạo ra nhiễu EM từ ảnh hưởng phép đo.

A.2.4. Bố trí tín hiệu đo kiểm tại đầu ra máy thu


Thiết bị đo tín hiệu đầu ra máy thu được kiểm tra phải được đặt bên ngoài môi trường đo kiểm.

Nếu máy thu có đầu ra thoại tương tự, âm thanh đầu ra từ bộ chuyển đổi cần được ghép theo ống âm học cách điện tới máy đo méo âm bên ngoài hoặc thiết bị đo thích hợp bên ngoài môi trường đo. Trong trường hợp không sử dụng ống âm học cách điện thì các biện pháp khác để nối tín hiệu đầu ra máy thu với thiết bị đo méo âm bên ngoài hoặc thiết bị đo khác phải được sử dụng và ghi lại trong báo cáo đo kiểm.

Đối với các máy thu không có đầu ra thoại, tín hiệu ra phải được ghép cách điện tới thiết bị đo bên ngoài đặt ngoài môi trường đo kiểm (ví dụ như camera dùng cho màn hình hiển thị). Nếu máy thu có đầu đấu nối hoặc cổng đưa ra tín hiệu mong muốn thì cổng này phải được sử dụng cùng với cáp tiêu chuẩn trong chế độ hoạt động bình thường để nối tới thiết bị đo ngoài đặt bên ngoài môi trường đo kiểm.

Thiết bị đo kiểm này có thể được cung cấp từ nhà sản xuất thiết bị.

Phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo giảm thiểu mọi tác động từ cách ghép nối lên phép đo kiểm.

A.2.5. Sắp xếp đo kiểm máy phát cùng với máy thu (như một hệ thống)


Máy phát và máy thu có thể được kiểm tra miễn nhiễm như một hệ thống khi được tổ hợp như một máy thu phát hoặc thiết bị tổ hợp có kích cỡ cho phép kiểm tra đồng thời. Trong trường hợp này, máy thu phát hoặc máy thu và máy phát phải được đặt bên trong môi trường đo kiểm và phải tiếp cận đồng thời với các tín hiệu kiểm tra miễn nhiễm.

Đối với máy máy thu phát hoặc máy thu và máy phát hoạt động trên cùng tần số, tín hiệu đầu ra mong muốn của máy phát có thể được sử dụng thông qua bộ suy hao thích hợp và đưa tới đầu vào máy thu như một tín hiệu thu mong muốn.

Đối với máy thu phát hoặc máy thu và máy phát hoạt động trên các tần số khác nhau trong phương thức song công thì cách sắp xếp này được quy định trong các phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14].

A.3. Băng thông loại trừ


Dải loại trừ RF áp dụng cho thiết bị thông tin vô tuyến có tần số hoạt động lên tới 2,7 GHz hoặc đối với thiết bị hoạt động trên 2,7 GHz nhưng có băng thông mở rộng tới tần số dưới 2,7 GHz.

Đối với thiết bị có tần số hoạt động trên 2,7 GHz và có băng thông không mở rộng tới tần số dưới 2,7 GHz thì không có dải loại trừ.

Băng thông loại trừ này thường có liên quan và được xác định trong các phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14].

A.4. Đáp ứng băng hẹp máy thu hoặc máy thu là một phần của máy thu phát


Các đáp ứng trên máy thu, phần thu của máy thu phát (song công) xảy ra trong khi kiểm tra miễn nhiễm ở các tần số rời rạc là đáp ứng băng hẹp (đáp ứng giả) được xác định theo phương pháp sau.

Nếu trong khi kiểm tra, tín hiệu thử miễn nhiễm RF (xem 2.2.3 và 2.3.6) gây ra sự không tuân thủ của máy thu với tiêu chí cụ thể (xem Phụ lục C), cần xác định sự không tuân thủ này theo đáp ứng băng hẹp hoặc theo hiện tượng băng rộng. Vì vậy, tần số của tín hiệu đo thử được tăng lên thêm hai lần độ rộng băng thông 6 dB danh định của bộ lọc IF ngay trước bộ điều chế máy thu, hoặc nếu thích hợp, băng thông thiết bị dùng cho hoạt động được xác định theo nhà sản xuất. Phép kiểm tra được lặp lại với tần số tín hiệu thử đã giảm đi với cùng số lượng trên.

Nếu máy thu tuân thủ tiêu chí quy định trong một hoặc cả hai trường hợp lệch tần, đáp ứng được coi là đáp ứng băng hẹp.

Nếu máy thu vẫn không tuân thủ tiêu chí quy định trong một hoặc cả hai trường hợp lệch tần, theo thực tế điều này có thể là độ lệch tần đã thực hiện theo tần số của tín hiệu không mong muốn tương ứng với một đáp ứng dải hẹp khác. Trong trường hợp này thủ tục trên được lặp lại với việc tăng hoặc giảm tần số tín hiệu đo kiểm hai lần băng thông hoặc một nửa băng thông tham chiếu ở trên.

Nếu máy thu vẫn không tuân thủ tiêu chí quy định trong một hoặc cả hai trường hợp lệch tần, hiện tượng được coi là băng rộng và do đó thiết bị không đạt phép thử EMC.

Đối với phép kiểm tra miễn nhiễm, đáp ứng băng hẹp phải được bỏ qua.

Tiêu chí thực tế điển hình cho loại EUT liên quan và thông tin về các sản phẩm phụ thuộc vào độ lệch tần số danh định dùng để nhận dạng đáp ứng băng hẹp có thể tìm thấy trong các phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14].

Trường hợp không cho phép có đáp ứng băng hẹp của máy thu, thì điều này phải được công bố trong các phần Điều kiện riêng liên quan của bộ tiêu chuẩn EN 301 489 [14].

A.5. Điều chế đo kiểm bình thường


Tín hiệu điều chế đo kiểm phải phù hợp với mục đích sử dụng bình thường và có thể bao gồm dữ liệu định dạng, thông tin xác định và sửa lỗi.

Каталог: vbpq -> Lists -> Vn%20bn%20php%20lut -> Attachments
Attachments -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
Attachments -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> NGÂn hàng nhà NƯỚc việt nam
Attachments -> BỘ NÔng nghiệp và phát triển nông thôn bộ TÀi chính bộ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Attachments -> BỘ CÔng an cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TÀi chính cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ quốc phòng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
Attachments -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜNG

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương