Phát minh mới nhất của người Nhật về bí quyết phòng ngừa và tự chữa bệnh nan y hiệu nghiệm thần kỳ Nguyên tác Nhật ngữ Lập Thạch Hòa



tải về 0.98 Mb.
trang28/34
Chuyển đổi dữ liệu04.08.2016
Kích0.98 Mb.
#12260
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   34

II.- Vấn đề từ ngữ và hội ý


Khi khởi sự phiên dịch quyển sách Canh Dưỡng Sinh này, trong tay tôi chỉ vọn vẹn có bốn quyển tự điển: Hán Việt Từ Ðiển của Ðào Duy Anh, Hán Anh Tinh Tuyển Từ Ðiển của nhà xuất bản Oxford University Press, Vương Vân Ngũ Tiểu Từ Ðiển (phiên âm tiếng Phổ Thông) và Anh Việt Từ Ðiển của Nguyễn văn Khôn.

Chữ Ngưu Báng  ( ) trong từ điển Hán Việt của Ðào Duy Anh không có. Tuy nhiên tên tiếng Anh của nó là Burdock, nên tôi tra trong Anh Việt Từ Ðiển của Nguyễn văn Khôn để xem ông dịch ra tiếng Việt là gì thì thấy ông dùng chữ Ngưu Bàng. Cho nên tôi cũng dùng chữ Ngưu Bàng trong bản dịch sơ thảo. Rồi sau đó tôi bèn tham khảo với một số bằng hữu am tường tiếng Hán để xin ý kiến. Quý vị đó bảo theo đúng tự điển tiếng Phổ Thông phát âm chữ này là Nỉu Páng ( ). Chữ Páng này đồng dạng và đồng âm với chữ Páng trong từ kép phỉ báng ( ) của tiếng Việt, chỉ khác nhau có bộ ngôn ( ) và bộ thảo ( ) mà thôi. Khi nào tiếng Phổ Thông phát âm là Nỉu Pbảng ( ), thì tiếng Việt mới phát âm là Ngưu Bàng. Trong trường hợp tiếng Phổ Thông phát âm là Nỉu Pàng ( ) thì tiếng Việt phát âm là Ngưu Bảng.

Tóm lại ba cách phát âm này có ba ý nghĩa khác nhau:

Chữ BÁNG ( ): tên của một loại thảo mộc.

Chữ BÀNG ( ): Gần, bên cạnh. Như bàng cận, bàng thính.

Chữ BẢNG ( ): Cây chèo để chèo xuồng hoặc Bảng nhãn là một học vị thời xưa ở nước ta.

Cho nên, quý vị đó đề nghị tôi nên dùng chữ NGƯU BÁNG chính xác hơn.   

 Mặc dầu theo cách phát âm giữa tiếng Hoa và tiếng Hán Việt thì chữ đó nên đọc là Ngưu Báng. Nhưng hiện nay phần đông người đồng hương mình thì đọc là Ngưu Bàng. Thậm chí có một số bằng hữu khác bảo tôi nên sửa lại là Ngưu Bàng mới đúng. Tôi cảm thấy phân vân không biết nên dùng chữ nào mới phải. Vì hiện thời chưa có cơ quan thẩm quyền nào để thống nhất và tiêu chuẩn hóa tiếng Việt. Kính mong quý độc giả vui lòng thông cảm cho sự sai biệt này và tùy ý muốn đọc làm sao cũng được, miễn chất liệu của thuốc vẫn là một thứ. Ðồng thời dịch giả cũng xin chân thành cảm ơn quý vị đồng hương đã quan tâm xây dựng, bổ sung những khuyết điểm, có lời ưu ái sửa sai và chỉ giáo.

Tuy nhiên, theo đề nghị của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Vọng, mặc dầu ngưu báng (ngưu bàng) rất mới mẻ đối với người Việt Nam mình, nhưng chữ này đã xuất hiện trong sách thuốc của nước ta cũng khá lâu dưới danh xưng là ngưu bàng và coi như người mình đã Việt Nam hóa chữ này rồi (giống như áo sơ mi, cái cà vạt, bơ, phó mát...) dù nó không phù hợp với cách phát âm theo Hoa ngữ. Do đó, theo ý ông, chúng ta nên dùng danh từ Ngưu Bàng để gọi củ Gobo (của Nhật) hay Burdock (của Anh) một cách thống nhất với từ ngữ đã quen dùng xưa nay trong Ðông y ở nước ta. Dịch giả đề nghị quý vị nên chấp nhận sử dụng thống nhất từ “Ngưu Bàng” kể từ quyển sách được tái bản lần thứ ba này để đồng loạt giống nhau với các sách Ðông y khác phát hành ở trong và ngoài nước.

Trong mục 4, chương sáu, dịch giả có phạm một lỗi lầm về tiếng Hán Việt. Dịch giả đã dùng chữ Thái Liễu, một trong hai vị thuốc trị bịnh sạn thận. Chữ đó sai, phải đọc là Hùng Liễu mới đúng. “Thái” có nghĩa hình thái, còn “hùng” có nghĩa là con gấu. Xin cám ơn Tiến sĩ Ðỗ Thông Minh đã chỉ giáo và xin cáo lỗi với quý vị độc giả của hai ấn bản lần thứ nhất là lần thứ hai.

Sau hết dịch giả cũng xin cám ơn Bác sĩ Khôi Nguyễn ở California (Hoa Kỳ) đã điện thoại cho dịch giả biết ông đã tra cứu ra vị thuốc Bút Ðầu Thái của Nhật tức là Mộc Tặc trong thuốc Bắc. Còn Liên Tiền Thảo hay Tích Tuyết Thảo tức rau má. Hải đới (rong biển) tức Côn Bố. Ông còn hứa sẽ tiếp tục tra cứu thêm trong các tài liệu Ðông Y và ngoại quốc, khi nào có phát hiện gì mới sẽ cho dịch gia biết.

Kính xin quý vị độc giả tiếp tay để quyển sách này càng ngày càng  hoàn chỉnh hơn trong những lần tái bản sắp tới.

Ngoài ra trong sách Canh dưỡng sinh đã xuất bản lần thứ nhất và lần thứ hai, dịch giả có dùng chữ Cimicifuga Foetida để chỉ chữ ngưu bàng. Nhưng sau này do một vị đồng hương nhắc nhở, tra cứu lại thì chữ này dùng để chỉ vị thuốc Thăng Ma trong Ðông Y. Lý do có sự lầm lẫn là vì trong nhãn hiệu (Công ty xuất khẩu Hằng Phát ở Hồng Kong) đã dùng chữ Cimicifuga foetida đi đôi với chữ Ngưu Bàng trong tiếng Hoa. Cho nên dịch giả ngỡ là tiếng La tinh để chỉ chữ Burdock vì không lẽ một công ty xuất khẩu lớn lao như vậy lại dùng sai chữ hay sao. Cho nên một số đồng hương và dịch giả có điện thoại bảo công ty Hằng Phát xác nhận lại thuốc mà họ bán cho chúng tôi (những khách hàng sử dụng tại Úc), là Thăng Ma hay Ngưu Bàng vì chúng tôi nghi ngờ trong lúc khan hiếm trên thị trường vì nhu cầu gia tăng quá nhiều tại Úc, họ có thể tráo trở để lừa gạt, nhưng mãi đến tháng 6 dương lịch 2003, họ mới chịu sửa sai trên nhãn hiệu là Burdock mà không có một lời thanh minh nào hết. Tóm lại Cimicifuga Foetida là sai. Chữ Burdock (Arctium Lappa) mới là đúng để chỉ chữ Ngưu Bàng trong tiếng Hoa và Gobo trong tiếng Nhật.

 ---o0o---


III.- Uống canh dưỡng sinh cũng có nguy hại


Một thời gian sau khi xuất bản quyển sách này, dịch giả đã nhận được rất nhiều điện thoại, fax và thư từ của độc giả khắp nơi gởi về vừa để phê bình, góp ý, ngợi khen và báo cáo kết quả sử dụng. Có người thì bảo rằng canh dưỡng sinh rất hay, rất hiệu nghiệm, Nhưng cũng có vài người báo cáo sau khi uống canh dưỡng sinh một thời gian thì bịnh tình của họ trầm trọng hơn. Sau khi thăm hỏi, quý vị đó cho biết, nấu canh dưỡng sinh tốn nhiều thời giờ quá nên họ sử dụng thứ biến chế sẵn tiện lợi hơn.

Một nữ độc giả bảo có lần bà vào một tiêm buôn Á Châu để mua ngưu bàng nhưng đã hết hàng. Người bán hàng bảo rằng canh dưỡng sinh nấu theo kiểu của ông Lập Thạch Hòa đã xưa và lỗi thời rồi. Hiện nay người ta đã chế biến lại dưới hình thức gói nhỏ, chỉ cân nặng có 15 gram thôi nhưng công hiệu phi thường. Khi sử dụng, chúng ta không cần sắc nấu, chỉ để gói vật liệu đó vào một bình thủy rồi chế nước sôi vào. Một lát sau ta có thể dùng ngay như trà vậy, rất là tiện lợi. Tuy nói vậy nhưng họ vẫn dùng quyển sách của tôi đã phiên dịch để làm tài liệu quảng cáo khuyến mãi với hình thức “treo đầu dê, bán thịt chó”, mua một thùng 100 gói, họ biếu miễn phí một quyển sách. Hiện thời loại canh dưỡng sinh biến chế này được rất nhiều người sử dụng vì khỏi phải mất công sắc nấu. Một bịnh nhân ung thư phổi ở Melbourne cũng báo cáo cho tôi biết, sau khi uống canh dưỡng sinh loại bỏ túi này rồi, hai bữa sau bà cảm thấy khó thở nên đã được chồng bà lập tức đưa vào bịnh viện cấp cứu. Hai vị độc giả khác một người là bịnh nhân bịnh tiểu đường, người kia thì bị cao máu, đang chữa trị theo phương pháp Tây y, báo cáo rằng sau khi uống canh dưỡng sinh loại gói nhỏ này thì lượng đường và áp huyết tăng cao hơn lúc chưa uống canh dưỡng sinh. 

Trên đây là những lời than phiền của một số bịnh nhân sau khi dùng canh dưỡng sinh không đúng cách. Ðiều chắc chắn là nấu canh dưỡng sinh đúng theo tài liệu hướng dẫn cho đến bây giờ cũng chưa có ai bảo đảm có công hiệu một trăm phần trăm, huống hồ là sử dụng loại biến chế không đúng tiêu chuẩn. Một vài độc giả ở Melbourne báo cáo cho biết có một nhà sách nọ đã bán sách Canh Dưỡng Sinh với giá 15 Úc kim, trong khi chúng tôi chủ trương ấn tống quyển sách này. Ngoài ra họ còn lợi dụng danh nghĩa của dịch giả và đã bảo với khách hàng rằng: “Ngưu Bàng này do ông Trần Anh Kiệt ở Sydney gởi bán”. Tôi xin xác minh cùng quý độc giả hiện nay tôi cũng như gia đình tôi không có lợi dụng cơ hội để hành nghề buôn bán và trục lợi một cách bất nhân theo kiểu này.

 ---o0o---




tải về 0.98 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương