Phong trào thơ MỚI 1932 -1945



tải về 67.5 Kb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu27.11.2023
Kích67.5 Kb.
#55787
1   2   3   4   5   6
Phong trao tho moi 1932

3.2. Gắn liền với nỗi buồn là cảm quan về sự cô độc, sự lạc loài, sự bé nhỏ và cả cảm giác bất bằng lòng, thậm chí đến mức đối lập gay gắt giữa con người với thế giới hiện tại
- Cảm giác bao trùm Thơ mới là một sự bất bình sâu xa với thực tại. Có một sắc thái bi quan ám ảnh cái nhìn về thế giới của nhiều tác giả Thơ mới. Hiện thực hiện lên trong mắt họ là tầm thường, giả dối, là đau khổ (Trời hỡi trời, hôm nay ta chán hết/ Những sắc màu hình ảnh của trần gian – Chế Lan Viên; Quanh quẩn mãi với vài ba dáng điệu / Tới hay lui cũng chừng ấy mặt người –Huy Cận; Ghét những cảnh không đời nào thay đổi / Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối / Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng – Thế Lữ)

- Chính vì vậy, cảm giác cô đơn trở thành một cảm giác ám ảnh trong Thơ mới. Đó là cảm giác cô đơn, nhỏ nhoi của con người, tâm hồn lạc loài đơn chiếc (Buồn đêm mưa, Tràng giang – Huy Cận), cô đơn trong cả những giây phút yêu đương (Trăng sáng trăng xa trăng rộng quá / Hai người sao chẳng bớt cô đơn), cô đơn thăm thẳm từ tâm hồn lẫn thể xác bệnh tật như trong thơ Hàn Mặc Tử (Họ đã xa rồi không níu lại / Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa / Người đi một nửa hòn tôi mất / Một nửa hồn tôi hóa giại khờ / Tôi vẫn còn đây hay ở đâu / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ? / Sao bông phượng nở trong màu huyết / Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu – Những giọt lệ; Ai đi lẳng lặng trên làn nước / Với lại ai ngồi khít cạnh tôi / Mà sao ngậm kín thơ đầy miệng / Không nói không rằng nín cả hơi / Chao ôi ! ghê quá trong tư tưởng / Một vũng cô liêu cũ vạn đời – cô liêu) và chính từ cảm giác cô đơn đó nên môtíp về những cuộc chia tay, tiễn biệt trở thành một môtíp phổ biến của Thơ mới (Những bóng người trên sân ga – Nguyễn Bính; Vu vơ - Tế Hanh)

3.3. Có thể nói Thơ mới đã biểu lộ một tình thế đối lập giữa tâm hồn con người cá nhân và thế giới hiện tại và chính từ sự đối lập ấy nên hình thành trong thơ mới một thứ khát vọng : khát vọng giải thoát (Những sợi tơ lòng – Chế Lan Viên) và khuynh hướng thoát ly thực tại. 
- Có nhiều ngả đường thoát ly khỏi thế giới thực tại : tìm về thế giới quá khứ, những giấc “mơ xưa” (Thế giới Chàm trong thơ Chế Lan Viên, những giấc “mơ xưa” trong thơ Thế Lữ, Xuân Diệu....), có cuộc trở về với thiên nhiên đất nước, những sinh hoạt phong tục êm đềm của cộng đồng (Thơ Đoàn Văn Cừ, Anh Thơ, Tế Hanh), có sự tiếc nuối những giá trị đã qua (Ông đồ – Vũ Đình Liên, Nhớ rừng – Thế Lữ, Con voi già - Huy Thông...) và có cả những ngả đường tìm đến với tôn giáo (Hàn Mặc Tử) hoặc, tiêu cực hơn cả, tìm đến với truỵ lạc và lãng quên (Vũ Hoàng Chương)

3.4. Và không thể phủ nhận trong Thơ mới có một tình yêu thiết tha đối với cuộc sống, một khát vọng thay đổi. Tình cảm đó được biểu hiện dưới hai hình thức
- Nỗi khát khao đam mê tận hưởng tình yêu và hạnh phúc hiện tại (Vội vàng, Giục giã - Xuân Diệu)
- Hình ảnh người khách chinh phu, khát vọng lên đường (Đi, đi ...đi mãi nơi vô định / Tìm cái phi thường, cái ước mơ - Hàn Mặc Tử; Tống biệt hành – Thâm Tâm)
tải về 67.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương