Phong trào thơ MỚI 1932 -1945


Thơ mới – Bản ghi chân thực hiện thực tinh thần của con người cá nhân trước cách mạng



tải về 67.5 Kb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu27.11.2023
Kích67.5 Kb.
#55787
1   2   3   4   5   6
Phong trao tho moi 1932

3. Thơ mới – Bản ghi chân thực hiện thực tinh thần của con người cá nhân trước cách mạng. 

Trong thời điểm khởi đầu của phong trào Thơ mới, Thế Lữ viết tuyên ngôn cho một cuộc cách mạng thơ ca : Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng / Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi / Tìm cảm giác hay trong tiếng khóc câu cười, / Trong lúc gian lao trong giờ sung sướng, / Khi phấn đấu cũng như hồi mơ tưởng / Tôi yêu đời cùng với cảnh lầm than, / Cảnh thương tâm , ghê gớm hay dịu dàng. / Cảnh rực rỡ ái ân hay dữ dội – Cây đàn muôn điệu, Thế Lữ. Thơ mới là tiếng lòng của một tâm hồn rộng mở với thế giới, một tâm hồn được cởi bỏ khỏi mọi ràng buộc, chính vì vậy, từ góc độ loại hình, Thơ mới thuộc loại thơ trữ tình, thường lấy thiên nhiên và tình yêu làm đề tài phản ánh, nó đối lập với thơ ca tuyên truyền cổ động, thơ ca mang màu sắc chính luận. Chính vì vậy, yếu tố chi phối sự vận động của một văn bản thơ là mạch cảm xúc, là đời sống nội tâm của chủ thể trữ tình. 

3.1. Nỗi buồn, sắc thái thẩm mỹ chủ đạo của thơ mới : 
Xuất phát từ những nguyên nhân có tính lịch sử, văn hóa và xã hội (một thời đại đau khổ của dân tộc, một giai đoạn tan vỡ của các hệ giá trị, một thế hệ thanh niên đang kiếm tìm lý tưởng – bi kịch “thiếu một niềm tin đầy đủ”, nói như Hoài Thanh) mà nỗi buồn trở thành tâm trạng phổ biến bao trùm lên toàn bộ Thơ mới. Có nhiều sắc thái của nỗi buồn được biểu hiện trong Thơ mới 
- Có cái buồn vô cớ, dịu nhẹ như trong thơ Xuân Diệu (Êm êm chiều ngẩn ngơ chiều / Lòng không sao cả hiu hiu khẽ buồn .... – Chiều; Không gì buồn bằng những buổi chiều êm / Mà ánh sáng điều hòa cùng bóng tối.. . Anh một mình nghe tất cả buổi chiều / Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh – Tương tư chiều,)
- Có cái buồn thê thiết, ảo não, cái buồn trở thành một thứ ám ảnh, thấm đẫm trong thế giới quan, một thứ “sầu vạn kỷ” thuộc về bản chất của thân phận con người như trong thơ Huy Cận (Buồn đêm mưa, Tràng giang)
- Có cái buồn tuyệt vọng như trong thơ Hàn Mặc Tử (Máu đã khô rồi, thơ cũng khô / tình tôi chết yểu tự bao giờ / Từ nay trong gió, trong mây gió / Lời thảm thương rền khắp nẻo mơ.... Ta trút linh hồn giữa lúc đây / Gió sầu vô hạn nuôi trong cây / - Còn em sao chẳng hay gì cả ? / Xin để tang em đến vạn ngày – Trút linh hồn, HMT)
- Và cũng có khi cái buồn nhuốm màu bi quan, bế tắc, rã rời suy sụp, nhuốm màu sắc sa đọa như trong thơ Vũ Hoàng Chương (Chưa cuối xứ mê ly, chưa cùng trời phóng đãng / Còn chưa say, hồn khát vẫn thèm men / Say đi em, say đi em / Say cho lơi lả ánh đèn, / Cho cung bậc ngả nghiêng, điên rồ xác thịt/ Rượu rượu nữa và quên, quên hết – VHC; Hay buông lại gần đây làn tóc rối / Sát gần đây, gần nữa cặp môi điên / Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói / Đưa hồn say về tận cuối trời quên – Quên; Nằm say nhựa tỏa cánh xiêu xiêu / Giường thấp nghe trời xuống tịch liêu/ Sự nghiệp nào đâu trưa nắng xế/ Hòa phai thề ước lá tàn yêu / Ngoài ba mươi tuổi duyên còn hết / Một ván cờ thua ngã bóng chiều – Ngoài ba mươi tuổi – VHC)
- Đương nhiên, trong Thơ mới cũng có những màu sắc trong sáng, êm nhẹ, những khoảng sáng vui tươi khi con người cá nhân tìm về với thực tại, với thế giới con người, với tuổi trẻ, với quê hương đất nước (Thơ duyên, Xuân Diệu; Thơ của Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Quê hương của Tế Hanh)


tải về 67.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương