Phong trào thơ MỚI 1932 -1945


Một hiện tượng hình thức đáng lưu ý của Thơ mới, đó là cái mà Hoài Thanh gọi là “sự xâm nhập của văn xuôi vào địa hạt của thơ”



tải về 67.5 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu27.11.2023
Kích67.5 Kb.
#55787
1   2   3   4   5   6
Phong trao tho moi 1932

1.2. Một hiện tượng hình thức đáng lưu ý của Thơ mới, đó là cái mà Hoài Thanh gọi là “sự xâm nhập của văn xuôi vào địa hạt của thơ”. Hiện tượng này được thể hiện trên mấy bình diện sau : 
- Sự xuất hiện dày đặc của các dạng hư từ, đại từ trong câu thơ ( Li khách! Li khách ! Con đường nhỏ / Chí nhớn chưa về bàn tay không / Thì nói trở lại / Ba năm mẹ già cũng đừng trông)
- Sự xuất hiện câu thơ vắt dòng, làm thay đổi hẳn bản chất quan hệ giữa các câu thơ trong một khổ thơ (điều khác với phép đối của thơ Đường luật) (Ai đem phân chất một mùi hương/ Hay bản cầm ca ! tôi chỉ thương / Chỉ lặng chuồi theo dòng cảm xúc / Như thuyền ngư phủ lạc trong sương)

- Sự xuất hiện của những dạng câu có tính suy luận, cầu khiến, .... (Đưa người ta không đưa qua sông / Sao có tiếng sóng ở trong lòng / Bóng chiều không thắm không vàng vọt / Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong; Hỡi năm tháng vội đi làm quá khứ ! / Trở về đây ! và đem trở về đây / Rượu nơi mắt với khi nhìn ướm thử / Gấm trong lòng và khi đứng chờ ngây)
- Có thể nói đây là sự vận động của ngôn ngữ thơ trở về gần với ngôn ngữ của đời sống, là sự thể hiện của “khát vọng thành thật” diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc, suy nghĩ diễn ra trong tâm hồn chủ thể trữ tình, đối lập lại với sự cô đọng, hàm xúc, duy lý của thơ ca cổ điển.

2. Thơ mới một phương thức cảm thụ thế giới mới : 

Thơ mới biểu hiện một cuộc cách mạng của tư duy thơ : đặt cái tôi cá nhân ở trung tâm cảm thụ thế giới. Trong Thơ mới, có một sự giao hòa giữa thế giới nội cảm (cảm xúc, cảm giác, tâm trạng) của chủ thể trữ tình với thế giới ngoại cảnh, có sự nới rộng những biên độ của sự cảm thụ thế giới bằng việc kết hợp các giác quan một cách kỳ lạ. Điều này được thể hiện ở một số bình diện như sau : 

- Hiện tượng nhân hóa, nội cảm hóa ngoại cảnh, làm cho ngoại cảnh nhuốm màu cảm xúc con người (Nắng chia nửa bãi, chiều rồi.../ Vườn hoang trinh nữ khép đôi lá rầu / Sợi buồn con nhện giăng mau / Em ơi hãy ngủ anh hầu quạt đây – Ngậm ngùi, Huy Cận; Đây thôn Vỹ Dạ, Hàn Mặc Tử). Thiên nhiên trong thơ mới là một thứ thiên nhiên rạo rực những cảm giác của con người (Vườn cười bằng bướm hót bằng chim / Dưới nhánh không còn một chút đêm / Những tiếng tung hô bằng ánh sáng /ca đời hưng phục trẻ trung thêm – Lạc quan, Xuân Diệu; Gió kinh khủng vừa rên vừa hắt thở / Đem trái tim làm uất cả không gian/ Gợi bóng hình những thân thể cơ hàn/ Với môi tím cảnh nghèo vạc mặt – Tiếng gió)

- ở phía ngược lại, có hiện tượng ngoại cảnh hóa tâm hồn (Sao ở đâu mọc lên trong đáy giếng / Lạnh như hòn u tối vạn yêu ma ? / Hồn của ai trú ẩn ở đầu ta? / ý của ai trào lên trong đáy óc,/ Để bay đi theo tiếng cười điệu khóc – Ta, Chế Lan Viên; Đây chùm thương nhớ, khóm yêu đương / Đây em cành thẹn lẫn cành thương- Xuân Diệu)

- Có những ẩn dụ kỳ lạ nối liền thế giới ngoại cảnh, thế giới sự vật với thế giới con người : Trăng vú mộng của muôn đời thi sĩ / Trong khung xám của mùa đong bằng sắt / Đôi giếng mắt chứa trời vạn hộc / Mùa xuân chín ửng trên đôi má.. – Xuân Diệu; những tập hợp từ ngữ hòa trộn các giác quan đến mức kì dị : Nhạc thơm, gió thơm, hương mến yêu, uống hồn, tháng giêng ngon như một cặp môi gần, mùi tháng đều rớm vị chia phôi...

- Đặc biệt là hiện tượng hòa trộn giác quan để cảm thụ thế giới (chịu ảnh hưởng của thơ ca tượng trưng phương Tây). Điển hình xuất sắc là Nguyệt Cầm của Xuân Diệu.


tải về 67.5 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương