Phong tục tập quán châu phi phầN 1



tải về 210.8 Kb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích210.8 Kb.
#35375
1   2

Giới thiệu chung

Bắc Phi là khu vực cực Bắc của lục địa châu Phi, ngăn cách với khu vực châu Phi hạ Sahara bởi sa mạc Sahara, gồm bảy khu vực: Algérie, Ai Cập, Libya, Maroc, Sudan, Tây Sahara



Bắc Phi là khu vực được biết đến đầu tiên ở châu Phi. Thung lũng sông Nil ở phía bắc Sudan là nơi ra đời của những nên văn minh cổ đại như Ai Cập và Kush. Người Ai Cập qua nhiều thế kỷ đã chuyển đổi ngôn ngữ của họ từ tiếng Ai Cập sang tiếng Ai Cập Ả Rập hiện đại (cả hai đều thuộc hệ ngôn ngữ Á Âu), trong khi vẫn duy trì những bản sắc văn hóa lịch sử vốn đã tách biệt họ hẳn với các nhóm cư dân khác trong vùng. Hầu hết cư dân Ai Cập là những người Hồi giáo Sunni và có một thiểu số khá quan trọng người Thiên chúa giáo Ai Cập có mối quan hệ lịch sử sâu sắc với Chính thống giáo Ethiopia. Ở vùng Nubia, kéo dài từ Ai Cập sang Sudan, phần lớn dân số nói tiếng Nubia cổ, nhưng cũng theo đạo Hồi. Phần phía bắc Sudan chủ yếu gồm cư dân Hồi giáo Ả Rập, nhưng xa hơn về phía nam thung lũng sông Nil, khu vực văn hóa phi Hồi giáo của cư dân Nilotic và Nubia bắt đầu. Sudan là đất nước lớn nhất và đa văn hóa nhất trong tất cả các quốc gia Bắc Phi.



Thung lũng sông Nile

Từ thiên niên kỷ thứ IV trước Công nguyên, ở thung lũng sông Nile đã hình thành vương quốc đầu tiên của châu Phi: nhà nước Ai cập đã để lại cho loài người những chứng tích, những công trình vĩ đại tồn tại mãi với thời gian, đó là hệ thống kiến trúc các Kim Tự Tháp, các pho tượng nhân sư sinh động, các hình vẽ điêu khắc tinh tế, các di chỉ khảo cổ có niên đại lâu đời. …. Sự phát triển của nhà nước Ai Cập đã thúc đẩy sự phát triển của cả khu vực Bắc Phi. Có thể nói Bắc Phi là một trong những khu vực có bề dầy lịch sử phát triển và văn hóa phong phú nhất của châu Phi.



Cho đến ngày nay, người Ai cập vẫn giữ được nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Đối với nhân dân Ai cập, sông Nile là con sông linh thiêng, là một vị thánh minh ban tặng cho họ một cuộc sống đầy đủ, an lành và bảo vệ họ thoát khoie mọ tai ương, hiểm nghèo. Là một trong những con sông dài nhất thế giới (6700km), phần chảy qua Ai cập là 700km, sông Nile đưa nguồn nước giầu phù sa, bồi đắp nên những vùng đất màu mỡ hai bên bờ, thuận tiện cho việc trồng trọt. Sông Nile cũng cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào cho cư dân và là một trong những con đường giao thông quan trọng nhất của vùng này. Chính vì thế, thời điểm nước lên thực sự là một ngày hội lớn của người Ai Cập. Vào những ngày cuối tháng 8, người dân Ai Cập hân hoan làm lễ tế sông và tổ chức những hoạt động vui chơi mừng nước ngập bờ.

Một số phong tục, tập quán tiêu biểu:

Ở Ai Cập, đám cưới là một công việc mang tính gia đình và là sự kết hợp của hai cuộc đời, hai gia đình. Trong đám cưới, cô dâu luôn đóng vai trò đặc biệt và rất được coi trọng vì cô dâu chính là cây cầu nối giữa tổ tiên với thế hệ tương lai. Sở dĩ cô dâu được coi trọng hơn chú rể còn vì rất có thể sau này cô sẽ sinh ra một đứa trẻ đầy sức mạnh, cây đại thụ của gia đình. Người con gái Ai Cập kết hôn rất sớm, khoảng 12-15 tuổi. Thông thường thì anh em họ lấy nhau. ở thủ đô Cairô, đàn ông đến tuổi lấy vợ sẽ nhờ mẹ và chị em gái giúp đỡ hoặc tìm bà mối se duyên. Khi được người con trai hỏi cưới, người con gái sẽ thuê một người phụ nữ đứng ra thách cưới với nhà trai và thống nhất ngày tổ chức lễ cưới. Đôi khi ngay sau khi thỏa thuận xong, đôi trai gái lấy nhau luôn mà không cần tổ chức lễ cưới. Còn nếu tổ chức lễ cưới thì vào đêm cuối của ngày được quyết định làm lễ cưới, chú rể và những người bạn sẽ mang một phần lễ thách cưới đến nhà cô dâu và hôn lễ được cử hành. Trong lễ thành hôn của mình, cô dâu và chú rể ngồi đối diện nhau và ngón tay cái bên phải đặt sát nhau, người đọc kinh Coran sẽ dùng chiếc khăn quấn hai ngón tay của cô dâu và chú rể vào với nhau và bắt đầu cầu nguyện cho họ. Tuy nhiên phải một số ngày sau đó chú rể mới đến đón cô dâu về nhà của mình, họ mới bắt đầu sống với nhau, khi đó bạn bè và gia đình mới đến chúc mừng họ.



Tết ở Ai Cập: Người Ai Cập lấy nước sông Nil dâng cao nhất làm ngày bắt đầu năm mới, gọi là “năm mới nước lên”. Tại một số địa phương của Ai Cập, vào ngày tết dương lịch, thường phải cúng các loại hạt thu hoạch được như hạt đậu tương (đậu nành), đậu cô-ve, hạt linh lăng tím và lúa mì…. Ngoài ra còn có mầm cây tươi của một số loài thực khác để tượng trưng cho sự sung túc, dư giả. Người Ai Cập quan niệm, cúng thần linh càng nhiều lễ vật, mùa màng trong năm mới sẽ thu hoạch càng nhiều.

Quần áo sặc sỡ của người châu Phi trong năm mới tại Ai Cập, năm mới thường được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng. Người ta tập trung tại các nhà thờ lớn để cầu nguyện và sao đó về nhà để cùng ăn bữa tiệc năm mới.

Người Ai Cập thường không uống rượu trong năm mới vì bình thường họ cũng không dùng chất có cồn. Trong năm mới, mọi người được mặc quần áo đủ màu, mặc dù bình thường họ chỉ được mặc màu đen! Trẻ con được phát kẹo với nhiều hình thù ngộ nghĩnh.

Dù biết từ trước là năm mới sẽ đến nhưng người dân nơi đây vẫn ngóng đợi lúc mặt trăng có hình lưỡi liềm và sự tuyên bố bắt đầu năm mới. Thông điệp năm mới bắt đầu được phát ra từ nhà thờ Muhammed Ali ở Cairo. Các thủ lĩnh tôn giáo sẽ lan truyền tin này tới dân thường. Những người này trước đó đứng đợi bên ngoài nhà thờ sẽ chúc mừng lẫn nhau. Sau đó, họ về nhà kể cho gia đình mình nghe và ăn một bữa đặc biệt mừng năm mới. Ngày hôm ấy, ngay cả gia đình nghèo nhất cũng cố tổ chức một bữa ăn thịnh soạn. Trên bàn ăn không có rượu (đạo Hồi cấm rượu).

Năm mới tới, ai cũng mặc đồ đẹp. Ngay cả những cô gái ngày thường chỉ mặc trang phục đen theo quy định của Hồi giáo thì lúc đón tân niên cũng được phép mặc những bộ quần áo nhiều màu rực rỡ.

Năm mới với người Ai Cập là một ngày lễ trọng đại và tràn ngập không khí lễ hội. Mặc dù ai cũng biết khi nào năm mới bắt đầu, nhưng người Ai Cập vẫn có phong tục ngắm trăng lưỡi liềm mới trước khi có lời tuyên bố chính thức. Việc ngắm trăng được tiến hành tại nhà thờ Hồi Giáo Muhammed Ali, trên đỉnh đồi ở Cairo. Thông điệp được truyền cho người đứng đầu nhà thờ (Grand Mufti), người sau đó sẽ tuyên bố thời khắc năm mới. Vào ngày này, tất cả mọi người đều mặc quần áo đặc biệt, thậm chí đến cả phụ nữ, những người ngày thường chỉ làm bạn với màu đen, cũng được phép trưng diện những bộ đồ sáng màu.

Ở Môritani, con gái trước khi lấy chồng phải ăn uống tẩm bổ thật nhiều để cơ thể phát triển đến mức cao nhất. Một người phụ nữ to béo, eo to, cổ ngắn, ngực to, vai rộng được xem là một phụ nữ đẹp, quyến rũ. Không cần khuôn mặt xinh đẹp, vóc dáng thon thả mà chỉ cần có các tiêu chuẩn trên thì các cô gái Môritani được xem là những người phụ nữ có vẻ đẹp truyền thống nơi đây. Bất kỳ người đàn ông nào cũng tự hào khi cưới được một người vợ có đầy đủ các tiêu chuẩn này. Thậm chí, nếu cô nào không thể béo lên được là đồng nghĩa với việc cô không lấy được chồng. Vì vậy, những gia đình có con gái thì truớc khi con họ đến tuổi trưởng thành họ phải cho con gái ăn thật nhiều thức ăn được chế biến từ thịt và sữa bò cho tới khi nào thân thể cô gái phát triển rõ rệt có thể lấy chồng được mới thôi.

Đám cưới của người Môritani không giống các nơi khác chỉ tổ chức 1-2 ngày, mà ở đây họ tổ chức liên tiếp 7 ngày và ngày nào cũng náo nhiệt, đông vui. Đám cưới chỉ kết thúc khi chú rể đưa cho bố mẹ vợ dây màu có xâu tiền trước mặt mọi người để nhận người thân. Mẹ vợ nhận sợi dây buộc vào cổ chân con gái để nói lên cuộc sống sau này phát đạt, viên mãn. Sợi dây này của người Môritani cũng giống như chiếc nhẫn cầu hôn của người phương Tây. Vì vậy, sau khi đám cưới kết thúc, cô dâu, chú rể vẫn sống riêng, phải đợi tới hai năm sau chú rể cùng bạn bè dắt lạc đà được trang điểm đẹp mắt tới đón, hai người mới chính thức sống bên nhau mãi mãi. Trong thời gian hai năm này, hai người vẫn thỉnh thoảng về ở với nhau. Sau khi cưới, hai người sống chung một tuần rồi ai về nhà nấy. Hai tháng sau họ gặp lại sống chung hai, bốn hoặc sáu ngày rồi lại chia tay. Hai hoặc bốn tháng sau họ lại gặp nhau sống với nhau ít ngày rồi lại thôi. Sở dĩ như vậy vì ở Môritani các cô gái trưởng thành rất sớm, 10 tuổi đã phát triển toàn diện và có thể lấy chồng, nhưng vì tuổi còn nhỏ, có nhiều chuyện cô dâu chưa hiểu nên chỉ sống với chồng vài ngày rồi lại về nhà mẹ đẻ để được mẹ dạy dỗ và hướng dẫn thêm. Cứ như vậy trong suốt hai năm gặp gỡ rồi lại chia tay, sống chung ít sống riêng nhiều, cô dâu đã dần dần trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm để tự xử lý những tình huống xảy ra trong cuộc sống. Còn việc tại sao cô dâu, chú rể chỉ chọn các ngày tháng chẵn để gặp và sống với nhau là vì người dân Môritani rất tin vào những con số chẵn, họ cho rằng các số chẵn thể hiện sự may mắn, tốt lành, nên làm bất kỳ công việc gì họ cũng nhất nhất chọn những ngày mang số chẵn.



Tại vùng Tualaji của xứ sở Libi có một phong tục rất lạ. Phong tục này được lưu giữ từ thời xã hội mẫu hệ và cũng ít nhiều liên quan tới hôn nhân. Đó chính là phong tục đàn ông che mạng. Che mạng là một nét văn hoá của người châu Phi, nhưng từ trước tới nay hầu như chỉ có người phụ nữ phải che mạng cho kín đáo để không bị người ngoài nhìn thấy. Còn ở Tualaji, những người đàn ông nào được coi là công dân tự do mới được che mạng. Đàn ông ở khu vực khác khi kết hôn với cô gái ở Tualaji phải ở rể và khi chuyển đến ở nhà vợ sẽ phải mang mạng che mặt. Có một điều đặc biệt mang dấu ấn mẫu hệ ở đây là đàn ông dù là công dân tự do nhưng lấy vợ nô lệ thì con cái sinh ra không đựoc coi là công dân tự do và không được phép che mạng. Còn phụ nữ có quyền tự do dù lấy chồng nô lệ nhưng khi sinh con thì con cái của họ vẫn được coi là công dân tự do và có quyền che mạng.

tải về 210.8 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương