Phân tích hi ệu năng mạng manet sử DỤng các giao thứC



tải về 0.58 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/13
Chuyển đổi dữ liệu23.05.2022
Kích0.58 Mb.
#52075
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13
tailieuxanh 53 20 8485

4.1.2. Thời gian trễ (Delay) 
Là khoảng thời gian gói tin di chuyển từ nút nguồn đến nút nhận của lớp ứng dụng, đơn vị tính: giây (s). Chúng 
tôi sử dụng tham số thời gian trễ trung bình, là tổng thời gian trễ trên tổng số gói tin nhận được bởi nút đích (không 
tính các gói bị mất). Thời gian trễ trung bình được xác định như sau: 

(2) 
4.13. Thông lượng 
Là tích của số gói tin và dung lượng mỗi gói tin trong một đơn vị thời gian. Chúng tôi sử dụng tham số thông 
lượng trung bình là tích số gói tin truyền-nhận thành công và dung lượng mỗi gói tin trên tổng số thời gian thực hiện 
mô phỏng, đơn vị tính: bit/giây (bps). Thông lượng trung bình được xác định như sau: 
(3) 
4.1.4. Tải định tuyến trung bình (Normalized Routing Overhead) 
Được định nghĩa là tỉ lệ tổng số gói tin điều khiển trên tổng số gói dữ liệu nhận thành công trong toàn bộ tiến 
trình thực hiện một mô phỏng. Tải định tuyến trung bình cho biết cần bao nhiêu gói tin điều khiển (bao gồm gói tin 
khám phá và duy trì tuyến đường) để truyền thành công các gói tin dữ liệu đến đích. 
(4) 
Trong đó: 
là tổng số gói tin dữ liệu gửi bởi nút nguồn trong toàn bộ tiến trình mô phỏng 
là tổng số gói tin dữ liệu nhận thành công bởi nút đích trong toàn bộ tiến trình mô phỏng 
là thời điểm gửi gói tin tại nút nguồn 
là thời gian toàn bộ tiến trình mô phỏng mạng; 
là kích thước gói dữ liệu; 
là tổng số gói tin điều khiển gửi trong toàn bộ tiến trình mô phỏng; 
4.2. Mô tả các kịch bản và tham số mô phỏng 
Để đánh giá hiệu năng của bốn giao thức định tuyến đã được phân tích trong Phần 3 là AODV, DSR, OLSR và 
DSDV, chúng tôi thiết lập một hệ thống mô phỏng trên phần mềm NS2, phiên bản 2.34 và so sánh hiệu năng của các 
giao thức với sự thay đổi về tốc độ di chuyển của nút mạng (kịch bản di động) và lưu lượng mạng (kịch bản lưu lượng). 
Trong các mô phỏng này, chúng tôi đã sử dụng kiểu lưu lượng CBR (Constant Bit Rate) với 200 nút di động được bố 
trí ngẫu nhiên trong vùng có diện tích 1000m×1000m. Vùng truyền của các nút mạng được thiết lập là 150 m. Tốc độ 
di chuyển của mỗi nút được thiết lập ngẫu nhiên trong khoảng [
].


408
PHÂN TÍCH HIỆU NĂNG MẠNG MANET SỬ DỤNG CÁC GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN AODV, DSR, OLSR VÀ DSDV 
Trong kịch bản di động, chúng tôi thiết lập số cặp kết nối đầu - cuối là 50 trong tất cả các mô phỏng. Tốc độ di 
chuyển của nút mạng được thiết lập ngẫu nhiên trong khoảng [
], trong đó, 
lần lượt là: 5, 10, 15 và 20 
(m/s), tương ứng với tốc độ di chuyển trong khoảng (15 - 70) (km/h) là tốc độ di chuyển thực của các phương tiện giao 
thông trong khu vực đô thị. Xem xét hiệu năng của các giao thức với các tốc độ di chuyển như trên còn nhằm mục đích 
tìm kiếm một giao thức truyền thông phù hợp cho các phương tiện khi di chuyển trong các đô thị thông minh. Trong 
kịch bản thay đổi về lưu lượng mạng, trong các mô phỏng, chúng tôi thiết lập số kết nối đầu - cuối lần lượt là: 20, 40, 
60 và 80. Tốc độ di chuyển tối đa của nút mạng trong tất cả các mô phỏng đều được thiết lập với cùng một giá trị 
(m/s). Các tham số mô phỏng chi tiết được trình bày trong Bảng 2. 

tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương