PHẦn một lịch sử thế giới hiệN ĐẠi từ NĂM 1945 ĐẾn nay


TIẾT 7 BÀI 8: CÁC NƯỚC CHÂU PHI



tải về 431.95 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu29.04.2018
Kích431.95 Kb.
#37587
1   2   3

TIẾT 7 BÀI 8: CÁC NƯỚC CHÂU PHI

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS cần

- Biết được tình hình chung của các nước Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ 2 cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển KT – XH của các nước Châu Phi;

- Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hoà Nam Phi .

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ châu Phi và bản đồ thế giới .

- THMT: Sơ lược về vị trí địa lí của châu Phi

3. Thái độ: Giáo dục các em tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ, ủng hộ nhân dân châu Phi trong đấu tranh giành độc lập.

B. CHUẨN BỊ:

Thầy: Soạn bài, bản đồ thế giới, châu Phi

Trò: Trả lời câu hỏi SGK

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định lớp:

Lớp

Thứ

Ngày

Tiết

Sĩ số

HS nghỉ

9A
















9B
















9C
















II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15p

Câu 1: Tổ chức ASEAN thành lập vào thời gian nào, ở đâu? Mục tiêu hoạt động của tổ chức này là gì ?

Câu 2: ASEAN hiện nay có bao nhiêu thành viên ? Việt Nam gia nhập ASEAN vào thời gian nào ? Theo em, ASEAN có vai trò gì trong sự phát triển của Đông Nam Á ?



Hướng dẫn làm bài và thang điểm chi tiết:

Câu 1:


- ASEAN được thành lập vào ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng – cốc, Thái Lan. (1đ)

- Mục tiêu hoạt động: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (2đ)

- Nguyên tắc hoạt động: cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có kết quả... (2đ)

Câu 2:


- Hiện nay, ASEAN có 10 thành viên gồm: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po, Bru-nây, Thái Lan. (2đ)

- Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 28 tháng 7 năm 1995 (1đ)

- ASEAN có vai trò quan trọng trong việc đoàn kết các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng nhau hợp tác phát triển để xây dựng một khu vực Đông Nam Á phát triển, phồn vinh và thịnh vượng. (2đ)


III. Bài mới:

* Giới thiệu bài: Châu Phi là một lục địa rộng lớn. Từ sau chiến tranh TG 2 phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân giành độc lập của các dân tộc châu Phi diễn ra sôi nổi khắp nơi, đến nay hầu hết các nước châu Phi đã giành đc độc lập. Sau khi giành được độc lập các nước Châu Phi ra sức phát triển kinh tế văn hoá để thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Để hiểu rõ cuộc đấu tranh của các dtộc ở các nước Châu Phi khôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài học này.



Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1 :

THMT: GV sử dụng bản đồ giới thiệu vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên của châu Phi với các đại dương hoặc biển bao quanh cùng với diện tích, dân số của châu Phi.



Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ ba trên thế giới về dân số, sau châu Á  Châu Mỹ, và lớn thứ ba trên thế giới, theo diện tích sau châu Á và châu Mỹ. Với diện tích khoảng 30.221.532 km² bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 800 triệu dân sinh sống ở 54 quốc gia, nó chiếm khoảng 1/7 dân số thế giới.

GV nhấn mạnh: Từ sau ctranh TG 2 phong trào đấu tranh chống CNTD, đòi độc lập diễn ra sôi nổi khắp nơi .

GV: Hướng dẫn HS thảo luận tìm hiểu tình hình châu Phi sau chiến tranh thế giới hai

- Phong trào diễn ra mạnh nhất ở đâu, có những nước nào giành được độc lập?



? Gọi hs lên bảng điền vào lược đồ, thời gian các nc Châu Phi giành được độc lập

?Cùng trong thời gian các phong trào giải phóng diễn ra sôi nổi – năm 1960 Châu Phi có những sự kiện gì nổi bật?

Gv: nhấn mạnh: 1960 người ta gọi là năm Châu Phi vì có tới 17 nước Châu Phi giành độc lập. Hệ thống thuộc địa sụp, tan rã ở Châu phi.

Hoạt động 2: Cho HS thảo luận 3 phút

?Hãy cho biết tình hình các nước ở châu Phi sau khi giành độc lập?

Hs trình bày

GV: nhận xét nhấn mạnh những nét chính

- Châu Phi luôn trong tình trạng bất ổn: nội chiến kéo dài, mâu thuẫn sắc tộc sâu sắc, đói nghèo, lạc hậu, bệnh tật, dân số đói kinh niên, nằm trong số 32/57 quốc gia nghèo nhất TG. Từ 1987 -1997: 14 cuộc xung đột và nội chiến (57 quốc gia ở châu phi ) -> đây là châu lục chậm phát triển nhất, nghèo nhất TG

- Tỉ lệ tăng dân số cao nhất TG

- Tỉ lệ người mù chữ cao nhất TG

* GV cho HS quan sát lược đồ H.12 SGK, xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giải phóng giành độc lập.

? Hiện nay được sự giúp đỡ của các cộng đồng QT châu Phi đã khắc phục sự đói nghèo và xung đột ntn?

Kết luận: Như vậy cuộc đấu tranh chống đói nghèo, lạc hậu ở châu Phi còn dài và khó khăn lớn hơn rất nhiều so với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.


GV: sử dụng bản đồ châu Phi giới thiệu trên bản đồ những nét cơ bản về đất nước Nam Phi:

- Là nước nằm ở mũi phía Nam lục địa châu Phi

- Diện tích: 1,2 triệu km2

- Dân số: 43,2 triệu trong đó 75,2% da đen, 13,6 % người da trắng, 11,2 % người da màu

Năm 1662 : người Hà Lan, Anh xâm lược Nam Phi lập ra xứ Kếp

Hs đọc SGK:

? Em biết gì về cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi?

HS: trả lời

GV: gv cần giải thích rõ “Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai”: là chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng Quốc gia (đảng của người da trắng) chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị – KT –VH của người da đen ở đây. Họ lập luận rằng: Người da đen ko thể bình đẳng với người da trắng. Nhà cầm quyền tuyên bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu ở đây, quyền bóc lột Nam Phi được xác nhận bằng hiến pháp.

- Năm 1993 chế độ A-pac-thai bị xoá bỏ ở Nam Phi

GV: giới thiệu hình 13 về vị tổng thống da đen đầu tiên này .

GV: Nelson Mandela (18/7/1918-5/12/2013) là TT Nam Phi đầu tiên được bầu cưt heo hình thức phổ thông đầu phiếu ở Nam Phi. Trước khi trở thành TT, ông là nhà hoạt động chống chủ nghĩa A-pác-thai. Năm 1962, ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác và bị giam giữ chung thân. Mandela trải qua 27 năm trong lao tù và sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990 Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc. Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993.



? Sự kiện ông Man-đê-la được bầu làm tổng thống Nam Phi có ý nghĩa gì ?

- Mang ý nghĩa lịch sử to lớn: Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc sau hơn 3 thế kỉ .



? Hiện nay Nam Phi đã có những chính sách ntn để phát triển kinh tế xã hội ?

- Chính quyền mới đề ra “Chiến lược KT vĩ mô nhằm phát triển kinh tế, giải phóng việc làm và phân phối sản phẩm.



I. Tình hình chung

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở châu Phi, sớm nhất là ở Bắc Phi

+ Ai Cập: 1952

+ An-giê-ri: 1954-1962

+ Năm 1960 – “Năm châu Phi”, với 17 nước giành độc lập.

- Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào xây dựng đất nước và thu được nhiều thành tích. Tuy nhiên, nhiều nước vẫn trong tình trạng đói nghèo, lạc hậu, xung đột nội chiến đẫm máu.

- Châu Phi thành lập nhiều tổ chức khu vực để các nước giúp đỡ, hợp tác cùng nhau, lớn nhất là Tổ chức thống nhất châu Phi – nay là Liên minh châu Phi (AU)
II. Cộng hòa Nam Phi

- Là nước nằm ở cực Nam châu Phi, dân số là 43,2 triệu người (2002).

- Trong 3 thế kỉ, chế độ phân biệt chủng tộc đã thống trị tàn bạo đối với người da đen và da màu ở đất nước này.

- Nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC) đã đấu tranh đòi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.

- Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xóa bỏ.

- Năm 1994, sau cuộc bầu cử dân chủ đa chủng tộc đầu tiên, Nen-xơn Man-đê-la trở thành Tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.


- Hiện nay, Nam Phi đang ra sức tập trung phát triển kinh tế, xã hội để đưa đất nước phát triển đi lên.





IV. Củng cố:

- GV khái quát lại những nét chính của bài học

- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi trong SGK cuối mục II và cuối bài.

V. HDVN

- Đọc trước bài 7 Các nước Mĩ La-tinh và trả lời các câu hỏi trong bài.






Văn Luông, ngày 29 tháng 9 năm 2014

Duyệt tổ CM

Hà Thu Hường

Ngày soạn: 5/10/2014

Ngày giảng:
TIẾT 8 BÀI 7: CÁC NƯỚC MỸ LA-TINH
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: HS cần:

- Biết được các nước Mĩ La - tinh: Những nét chung về xây dựng và phát triển đất nước;

- Cu-ba và cuộc cách mạng nhân dân



2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích so sánh.

- THMT: Sơ lược về vị trí địa lí của khu vực Mĩ La- tinh (ĐKTN của Cu-ba để thấy tinh thần đấu tranh kiên cường trong bảo vệ và xây dựng tổ quốc của nhân dân Cu- ba).

3. Tư tưởng:

Giáo dục các em lòng yêu mến cộng đồng đồng cảm với nhân dân Cu -ba; Tinh thần đoàn kết, ủng hộ phong trào CM của các nước Mĩ La-tinh.



B. CHUẨN BỊ:

Thầy: Soạn bài, chuẩn bị bản đồ Mĩ La-tinh

Trò: đọc sgk

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức:

Lớp

Thứ

Ngày

Tiết

Sĩ số

HS nghỉ

9A
















9B
















9C
















II. Kiểm tra bài cũ:

? Cho biết 1 vài nét về Cộng hoà Nam Phi? Em hiểu thế nào về chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai ?

Nam Phi là nước nằm ở cực Nam châu Phi, có dân số là 43,2 triệu người trong đó 75,2% là người da đen, 13,6% là người da trắng, 11,2% là người da màu.

Chế độ phân biệt chủng tộc A-pac-thai : là chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng Quốc Dân (đảng của người da trắng) chủ trương tước đoạt mọi qlợi cơ bản về chính trị – kinh tế – văn hóa của người da đen ở đây. Họ lập luận rằng: Người da đen không thể bình đẳng với người da trắng. Nhà cầm quyền tuyên bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu ở đây, quyền bóc lột Nam Phi được xác nhận bằng hiến pháp.



III. Bµi míi:

* Giới thiệu bài: Mĩ La-tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê-hi-cô ở Bắc Mĩ xuống Nam Mĩ. Từ sau năm 1945, các nước Mĩ La-tinh không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập chủ quyền, phát triển kinh tế và xã hội nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ. Trong cuộc đấu tranh đó, Cu-ba như một ngọn cờ tiên phong đi hàng đầu.

* Néi dung bµi gi¶ng:

Hoạt động của GV và HS

Kiến thức cơ bản

THMT: GV dùng lược đồ châu Mĩ giới thiệu về vị trí địa lí của khu vực Mĩ La-tinh

Gv: Em biết gì về châu lục Nam Mĩ này ?

HS: Nam Mĩ gồm 23 nước trải dài từ Mêhicô.

Diện tích khoảng trên 20 triệu Km2 với số dân 509 triệu người bao gồm trung Nam Châu Mĩ.

Ngôn ngữ chính là tiếng La tinh chịu ảnh hưởng văn hoá Tây Ban Nha, Pháp-Hà Lan, Bồ Đào Nha và là thuộc địa những quốc gia này.

Gv: Em hãy nêu vị trí địa lý các nước Châu Mĩ La tinh ?

HS: Khu vực được bao bọc bởi hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương và kênh đào Panama xuyên qua.

Giàu tài nguyên khoáng sản, điều kiện tự nhiên thuận lợi có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng và là miếng mồi ngon cho Chủ nghĩa thực dân săn lùng.

Gv: Trước CTTG II đặc điểm chính trị các nước này như thế nào ?

HS: Phong trào đấu tranh giành độc lập diễn ra sôi nổi nhằm thoát khỏi sự thống trị của TBN nhưng sau đó lại rơi vào sự lệ thuộc và trở thành sân sau của Mĩ.

Gv: Em hiểu như thế nào là sân sau ?

HS: Là chiêu bài cây gậy lớn và củ cà rốt của Mĩ là nơi để bành trướng thế lực, là bàn đạp, là chỗ dựa của Mĩ để bành trướng thế lực xâm lược thế giới.

Gv: Sau CTTG II tình hình các nước Châu Mỹ La - tinh như thế nào ?

Gv: Phong trào đấu tranh Châu Mĩ La-tinh với Á, Phi có điểm gì giống và khác nhau ?

HS: Giống : Đấu tranh giành độc lập thoát khỏi sự thống trị CNTD

Khác : Châu Mĩ Latinh thì đấu tranh thoát khỏi sự lệ thuộc của Mĩ còn Á, Phi đấu tranh thoát khỏi sự thống trị CNTB phương Tây.

Gv: Hãy nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu ?

HS: Bãi công ở Chilê

Cuộc nổi dậy nhân dân Mêhicô, Pêru

Khởi nghĩa vũ trang Panama

Đấu tranh nghị viện thông qua tổng tuyển cử Ac-hen-ti-na, Goa-tê-ma-la

Cách mạng Cuba

Gv: Em có nhận xét gì về những cuộc đấu tranh này ?

HS: Diễn ra dưới nhiều hình thức, sôi nổi mạnh mẽ trở thành một làn sóng rộng khắp, với nhiều nước => Lục địa núi lửa

Gv: Tại sao nói phong trào đấu tranh Châu Mĩ La-tinh lại trở thành Đại lục núi lửa ?

HS: Phong trào đấu tranh làm thành cơn bão táp làm thay đổi cục diện chính trị nhiều nước, giác ngộ CMDT làm cho cách mạng phát triển làm cho nhân dân tỉnh ngộ ý thức tinh thần dân tộc làm cho phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ lan rộng ra nhiều nước và nó trở thành một làn sóng nhấn chìm mọi âm mưu đen tối của Mĩ.

Gv: Từ cuối 1980 cho đến nay Các nước Châu Mĩ La - tinh đạt được những kết quả và thành tựu gì ?

=> Khôi phục được chủ quyền và thống nhất lãnh thổ

=> bước lên vũ đài chính trị thế giới

=> Một số nước trở thành những nước có nền công nghiệp mới phát triển cao như : Braxin, Achentina… (trở thành con rồng kinh tế)

Gv: Nhưng đến những năm 90 lại rơi vào tình trạng không ổn định như: kinh tế suy giảm, chính trị bất ổn định thậm chí có lúc căng thẳng.

THMT: GV sử dụng lược đồ châu Mĩ, yêu cầu HS xác định vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của Cu-ba, qua đó nhận thấy tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu-ba trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc XHCN.

Hs: Quan sát lược đồ đất nước Cu-ba

Gv: Em biết gì về đất nước Cu-ba ?

HS: Là hòn đảo nhỏ thuộc vùng biển Caribê, có hình dáng là một con Cá sấu vươn dài trên vùng biển. S khoảng 111.000 Km2, dân số khoảng 11,3 tr. người.

* Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu về CM Cu-ba

? Sau CTTG 2 tình hình Cu-ba như thế nào?

Gv: sự kiện ngày 26-7-1953 là sự kiện gì ?

HS: Sự kiện ngày 26-7 đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh vũ trang trên toàn đảo.

Gv: Giới thiệu chân dung người anh hùng Phi-đen…

Gv: Em biết gì về vị lãnh tụ này ?

GV giới thệu về Phi đen



Fidel Alejandro Castro Ruz (sinh ngày 13 tháng 8 năm 1926) là một trong những nhà lãnh đạo chủ chốt của cuộc Cách mạng Cuba, Thủ tướng của Cuba từ tháng 2 năm 1959 tới tháng 12 năm 1976, và sau đó là Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Cuba cho tới khi ông từ chức tháng 2 năm 2008. Ông là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cuba từ tháng 10 năm 1965 tới tháng 4 năm 2011. Ông là người đương thời với những nhà lãnh đạo nổi tiếng như Che Guevara, Hồ Chí Minh, Nelson Mandela,...

Ông sinh ra trong một gia đình giàu có và đã có bằng luật. Khi học tập ở Đại học Havana, ông bắt đầu sự nghiệp chính trị và trở thành một nhân vật được biết đến trong chính giới Cuba. Ông trở thành một nhân vật chống Batista kịch liệt và thu hút sự chú ý của chính quyền. Cuối cùng ông cầm đầu cuộc tấn công thất bại năm 1953 vào Pháo đài Moncada, sau đó bị bắt, xét xử, tống giam và thả tự do. Sau đó ông tới Mexico để tổ chức và huấn luyện một cuộc tấn công vào chế độ Batista ở Cuba. Ông và các đồng chí cách mạng rời Mexico tới miền Đông Cuba tháng 12 năm 1956

Gv: Bổ sung vào ngày 2/12/1956 nhóm 26-7 gồm 80 người trở lại Cu-ba trên chiếc thuyền Granma dài 18m. Họ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi quân chính phủ. Chỉ có 12 người sống sót và rút vào vùng rừng núi Sierra Maestra để tổ chức kháng chiến. Nhóm kháng chiến được quần chúng ủng hộ và phát triển lên đến 800 người. Trong suốt 2 năm họ áp dụng chiến thuật đánh du kích gây nhiều thiệt hại cho quân chính phủ. Tháng 5/1958, Ba-ti-xta huy động nhiều tiểu đoàn tiến đánh quân kháng chiến. Dù bị thua kém về quân số, phe kháng chiến vẫn thắng nhiều trận quan trọng. Quân Ba-ti-xta đào ngũ và đầu hàng rất nhiều. Ngày 1/1/1959 Fidel Castro đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng Cu-ba. Khi thua cuộc Ba-ti-xta chạy trốn khỏi Cuba.

Gv: Cách mạng Cu-ba thành công có ý nghĩa lịch sử như thế nào đối với Cu-ba và các nước Châu Mỹ latinh ?

HS trả lời theo SGK

Gv: Sau khi giành độc lập Cu-ba đã làm gì để phát triển đất nước và đã đạt được kết quả gì?

Gv: Trình bày hiểu biết của em về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi-đen, nhân dân Cu-ba với Đảng, Chính phủ và nhân dân VN?


I. Những nét chung

- Trước chiến tranh thế giới 2: nhiều nước giành được độc lập từ những thập kỉ đầu thế kỉ XIX, nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành sân sau của Mĩ.


- Sau chiến tranh thế giới 2:

+ Có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, mở đầu là CM Cu-ba (1959)


+ 1959 -1980 diễn ra cao trào khởi nghĩa vũ trang => Mĩ la – tinh được ví như “Lục địa bùng cháy” của phong trào CM.

- Từ 1980, các nước Mỹ La-tinh ra sức phát triển kinh tế, văn hóa và thu được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh lại gặp nhiều khó khăn.

II. Cu-ba - Hòn đảo anh hùng.
1. Cách mạng Cu-ba:

- Tháng 3-1952 Ba-ti-xta làm đảo chính, thiết lập chế độ độc tài.

- 26-7-1953 Phi-đen Cat-xtơ-rô chỉ huy 135 thanh niên yêu nước tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa. Cuộc tấn công thất bại nhưng đã thổi bùng nghọn lửa đấu tranh cách mạng trên hòn đảo Cu-ba.

- Được sự giúp đỡ của nhân dân lực lượng vũ trang ngày càng lớn mạnh.

- 1-1-1959 chế độ độc tài Ba-ti-xta bị lật đổ. Cách mạng Cu-ba giành thắng lợi.

2. Công cuộc xây dựng XHCN

- Sau cách mạng, Chính phủ Cu-ba do Phi-đen đứng đầu đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để.


- Trong nửa thế kỉ qua, mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhân dân Cu-ba đã giành được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng và phát triển đất nước.



IV. Củng cố:

- Tình hình chung Mỹ Latinh?

- D/b cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Cu-ba?

V. Dặn dò:

Học bài cũ, soạn bài mới







Văn Luông, ngày 6 tháng 10 năm 2014

Duyệt tổ CM



Hà Thu Hường



GV: Hoàng Bích Thủy Tổ KHXH



tải về 431.95 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương