Phần mở ĐẦu lý do chọn đề tài


Kỹ năng hỏi người giám định, người định giá tài sản



tải về 225 Kb.
trang8/18
Chuyển đổi dữ liệu23.11.2022
Kích225 Kb.
#53818
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18
nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa của KSV

3.2.4. Kỹ năng hỏi người giám định, người định giá tài sản
Trình tự, thủ tục hỏi người giám định, người định giá tài sản theo quy định tại Điều 316 BLTTHS. Theo quy định này, thì luật không bắt buộc người giám định, người định giá tài sản phải có mặt tại phiên tòa nhưng có những vụ án phức tạp, người giám định, người định giá tài sản phải có mặt không chỉ để trình bày kết luận mà còn giải thích bổ sung và trả lời các câu hỏi của những người tham dự phiên tòa đặt ra. Do vậy, xét thấy sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản là cần thiết để trình bày kết luận giám định, định giá và giải thích bổ sung mà HĐXX không triệu tập thì KSV có quyền đề nghị HĐXX triệu tập người giám định, định giá tại phiên tòa. Sau khi trình bày bản kết luận, Giám định viên có quyền giải thích, bổ sung nhưng phải dựa trên cơ sở bản Kết luận để giải thích rõ hơn những vấn đề mà đã kết luận.
KSV khi thấy còn mâu thuẫn đối với kết quả giám định, định giá tài sản thì có quyền hỏi Giám định viên, về những nội dung chưa rõ hoặc còn mâu thuẫn. Trong trường hợp người giám định trả lời không rõ và mâu thuẫn với các chứng cứ khác của vụ án, nếu xét thấy việc giám định chưa khách quan và chưa mang tính thuyết phục, có thể ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án thì KSV có thể đề nghị HĐXX giám định lại hoặc giám định bổ sung và đề nghị hoãn phiên tòa.
KSV kết hợp xét hỏi với đối chiếu với các chứng cứ khác để bảo vệ cáo trạng. Xét hỏi của KSV tại phiên tòa là để kiểm tra lại toàn bộ chứng cứ đã được cáo trạng truy tố ra Tòa. Do vậy, KSV phải nắm thật chắc các chứng cứ của hồ sơ vụ án để khi xét hỏi kết hợp với đưa ra các chứng cứ để chứng minh. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với những trường hợp tại phiên tòa những người được hỏi thay đổi lời khai. Trong trường hợp này KSV không chỉ chuẩn bị kỹ đề cường xét hỏi mà còn phải chuẩn bị đầy đủ các tài liệu có liên quan để viện dẫn, cụ thể là: Lời khai của bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, kết luận giám định, định giá tài sản,…và các tài liệu chứng cứ khác có liên quan như: BLHS, BLTTHS, các Thông tư, Nghị định hoặc các văn bản hướng dẫn có liên quan đến vụ án cũng cần chuẩn bị đầy đủ để viện dẫn tại phiên tòa. Đối với các vụ án mà bị cáo, người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thay đổi lời khai nếu không chuẩn bị kỹ các tài liệu thì sẽ rất lúng túng, thiếu tự tin khi xét hỏi. Đồng thời, trong trường hợp này và trường hợp những người xét hỏi lại vắng mặt tại phiên tòa thì KSV yêu cầu công bố lời khai của họ theo quy định tại Điều 308 BLTTHS năm 2105. Vì vậy, hồ sơ kiểm sát phải đầy đủ các tài liệu cần thiết để viện dẫn tại phiên tòa.

tải về 225 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương