Phần mở ĐẦu lý do chọn đề tài


Kỹ năng tranh luận của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm



tải về 225 Kb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu23.11.2022
Kích225 Kb.
#53818
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18
nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa của KSV

3.3. Kỹ năng tranh luận của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Tranh luận theo từ điển tiếng việt thì “Tranh luận là bàn cãi để tìm ra lẽ phải” Như vậy, tranh luận của KSV tại phiên tòa hình sự sơ thẩm là sự trả lời lại, sự bàn cãi giữa KSV với bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác nhằm làm rõ sự thật khách quan về mọi tình tiết buộc tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS của vụ án, giúp cho HĐXX ra một bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Theo quy định tại Điều 18 Luật Tổ chức VKSND năm 2014, Điều 322 BLTTHS năm 2015 và Điều 26 Quy chế số 505/ QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện KSND Tối cao về công tác THQCT và KSXX vụ án hình sự thì KSV phải thục hiện tranh luận, đối đáp với bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác, nếu những người này trình bày ý kiến tranh luận phản bác lại một phần hoặc toàn bộ lời luận tội và đưa ra lời đề nghị của mình. Khi tranh luận, đối đáp KSV phải đưa ra lập luận của mình đối với từng ý kiến. Trường hợp KSV trianhf bày bản luận tội có tính thuyết phục cao mà bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tâm phục, khẩu phục không có ý kiến và đưa ra đề nghị gì thêm thì KSV không phải tranh luận. Như vậy, việc tranh luận, đối đáp và nội dung tranh luận, đối đáp của KSV phụ thuộc vào việc bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có đưa ra ý kiến đề nghị tranh luận hoặc phản bác lại luận tội hay không?
Sau lời luận tội của KSV, Chủ tọa phiên tòa sẽ điều hành việc tranh luận theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 320, 322 BLTTHS năm 2015. Trong suốt quá trình tranh luận, đối đáp, KSV phải có trách nhiệm bảo vệ quan điểm luận tội, bảo vệ cáo trạng của VKS đã truy tố bị cáo tại phiên tòa. Để bảo đảm cho việc tranh tụng, đối đáp tại phiên tòa được chủ động, tự tin đòi hỏi KSV sau khi nghiên cứu hồ sơ cần phải chuẩn bị dự thảo đề cương tranh luận, đối đáp, dự kiến những vấn đề mà bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác có thể đưa ra ý kiến và đề nghị đối đáp theo Quy chế 505 của Viện KSND tối cao.
Tại phiên tòa, KSV phải tập trung chú ý theo dõi, lắng nghe và ghi chép đầy đủ ý kiến của bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng để sửa đổi, bổ sung, cập nhật kịp thời vào nội dung của bản dự thảo đề cương đối đáp và dự kiến nội dung, các căn cứ pháp lý, viện dẫn chứng cứ đối đáp lại để bảo vệ quan điểm của VKS. Trong quá trình nghe, KSV phân tích nội dung của người bào chữa đưa ra, lưu ý những vấn đề mà các bên đưa ra phải là những nội dung có liên quan đến vụ án và phải được thu thập theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp tài liệu mới phát sinh phải liên quan đến vụ án và phải kiểm tra nguồn gốc, tính hợp pháp của tài liệu đó để có lập luận, đối đáp. Thông thường khi tranh luận, KSV đối đáp từng ý kiến một. Trong trường hợp nhiều Luật sư, nhiều người tham gia tố tụng bào chữa, KSV có thể nêu tổng số có bao nhiêu người bào chữa, trong đó có những ý kiến chủ yếu và đối đáp từng ý kiến riêng biệt. Cần tập trung đối đáp những vấn đề chủ yếu của vụ án, vấn đề liên quan đến các chứng cứ buộc tội, gỡ tội, xử lý bồi thường dân sự trong hình sự và các biện pháp tư pháp khác…Tùy thuộc vào nội dung mà người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng đưa ra. Nếu tại phiên tòa, luật sư hoặc những người tham gia tố tụng đưa ra những vấn đề ngoài phạm vi vụ án, KSV cần chủ động đề nghị HĐXX chấn chỉnh. Thực hiện tốt công tác này sẽ làm nổi bật vị trí, vai trò của KSV trong việc bảo vệ pháp chế XHCN. Tranh luận với luật sư phải thể hiện sự cầu thị, tiếp thu những quan điểm hợp lý của luật sư nhưng cũng phải kiên quyết phản bác những quan điểm sai trái.
Ngoài ra, KSVchủ động đề nghị Chủ tọa phiên tòa để tranh luận tùy theo từng trường hợp cụ thể, từng nội dung cụ thể để lựa chọn nội dung nào, vấn đề nào cần đối đáp, tranh luận trước... Thông thường, KSV nên chọn những vấn đề mà trong hồ sơ vụ án đã được khẳng định cả hình thức lẫn nội dung phù hợp với kết quả thẩm tra công khai tại phiên tòa để phản bác ý kiến của người bào chữa hoặc bị cáo...
Trong quá trình tranh luận, đối đáp, KSV cần bình tĩnh, linh hoạt, văn phong, ngôn ngữ sử dụng khi đối đáp phải trong sáng, dễ hiểu, chính xác, những khẳng định, phản bác phải sinh động, có tính thuyết phục cao, có lý, có tình trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan của vụ án , để cho bị cáo, người bào chữa nhận thức được hành vi phạm tội của bị cáo là nguy hại cho xã hội và quyết định của VKS là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Mặt khác, KSV phải tôn trọng quyền bào chữa của bị cáo, Luật sư và những người tham gia tố tụng khác, tránh thái độ định kiến, bảo thủ, không thừ nhận những yếu kém, thiếu sót của mình.
Như vậy, luận tội thể hiện quan điểm cuối cùng của VKS về việc giải quyết vụ án, KSV tham gia tranh luận, đối đáp cần bảo vệ được quan điểm đó. Tuy nhiên, nếu quá trình tranh luận phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi nội dung vụ án hoặc thay đổi quan điểm, đường lối xử lý vụ án mà không thể làm rõ, kết luận được khi tranh luận thì KSV phải đề nghị HĐXX trở lại phần xét hỏi và có thể đề nghị hoãn phiên tòa để tiến hành điều tra, xác minh.


tải về 225 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương