Phần mở ĐẦu lý do chọn đề tài


Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm



tải về 225 Kb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu23.11.2022
Kích225 Kb.
#53818
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18
nâng cao kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa của KSV

3. Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa hình sự sơ thẩm
Thủ tục tranh tụng của KSV tại phiên tòa được quy định tại Mục V Chương XI của BLTTHS năm 2015.
3.1. Kỹ năng công bố bản cáo trạng
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của KSV khi thực hiện quyền công tố trong giai đoạn xét xử tại Điều 266 BLTTHS năm 2015 thì việc đầu tiên là công bố bản cáo trạng, công bố quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn, quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa
Việc KSV công bố bản cáo trạng tại phiên tòa sơ thẩm là bắt buộc và đã được BLTTHS quy định chặt chẽ. Tại Điều 206 BLTTHS năm 2003 (nay là Điều 306 BLTTHS năm 2015) quy định: “ Trước khi tiến hành xét hỏi, Kiểm sát viên công bố bản cáo trạng và trình bày ý kiến bổ sung (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo”
Tại Điều 23 Quy chế 505/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của Viện KSND tối cao đã quy định “Trước khi tiến hành xét hỏi, KSV công bố bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn và quyết định khác về việc buộc tội đối với bị cáo, bổ sung làm rõ thêm nội dung bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn (nếu có). Ý kiến bổ sung không được làm xấu đi tình trạng của bị cáo.”
Tư thế tác phong của kiểm sát viên tại phiên tòa phải trang nghiêm, mặc, đúng trang phục của Ngành.
Khi công bố bản cáo trạng, KSV phải chú ý tạo cho mình tâm lý thoải mái, bình tỉnh, tự tin, nhất là đối với các vụ án có đông người tham gia,… KSV công bố bản cáo trạng phải to, rõ ràng, mạch lạc, phát âm chuẩn từ phổ thông tiếng Việt, không được nói ngọng, nhịu …Chú ý ngắt câu đúng lúc, đúng chỗ, giọng đọc vừa phải, có hồn, nhằm thu hút sự chú ý của người nghe. Khi đọc công bố cáo trạng phải hướng về phía HĐXX và những người tham dự phiên tòa trong phòng xử án (tùy theo từng tình tiết cụ thể ).
Sau khi đọc cáo trạng, KSV có thể trình bày ý kiến bổ sung để làm rõ thêm nội dung của bản cáo trạng mà VKS đã truy tố và nhằm giải quyết những gì mới phát sinh trong giai đoạn chuẩn bị xét xử của Tòa án. Ví dụ như: trong quá trình chuẩn bị xét xử, KSV thấy có căn cứ khẳng định bị cáo đã khắc phục, bồi thường thiệt hại do hành vi mình gây ra hoặc cung cấp những tài liệu chứng cứ chứng minh gia đình bị cáo có công cách mạng, … thì KSV có thể trình bày thêm.


tải về 225 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương