Phần I cơ SỞ XÂy dựng phưƠng áN


Thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng



tải về 1.04 Mb.
trang3/15
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2022
Kích1.04 Mb.
#51862
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15
PA2020.1509

Thực trạng công tác phòng cháy và chữa cháy rừng (PCCCR)

a) Tình hình cháy rừng
Từ năm 2016 đến nay, trên lâm phần đơn vị quản lý có xảy ra vài vụ cháy nhỏ, chủ yếu là cháy lan do người dân canh tác đốt dọn thực bì gần rừng, đặc điểm các khu vực cháy là trảng cỏ và cháy các vật liệu dưới tán, tuy nhiên lực lượng đơn vị đã phát hiện và xử lý kịp thời. Do đó đến nay về cơ bản, trên lâm phần đơn vị quản lý không xảy ra vụ cháy rừng nào gây thiệt hại đến tài nguyên rừng.
b) Về lực lượng PCCCR
- 01 Đội PCCCR gồm 12 thành viên (1 Đội trưởng, 2 Phó Đội trưởng và 11 thành viên) được Trưởng Ban BQL rừng phòng hộ Đăk Hà thành lập tại Quyết định số 70/QĐ-BQL ngày 31/8/2020. Đây là tổ chức tham mưu, giúp Trưởng Ban BQL rừng phòng hộ Đăk Hà theo dõi, chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên lâm phần đơn vị quản lý.
- 05 Tổ PCCCR cơ sở được bố trí tại 5 trạm QLBVR của đơn vị, đây là lực lượng trực PCCCR trong mùa khô và luôn sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
- Lực lượng khác có thể huy động tham gia chữa cháy: 16 cộng đồng dân cư thôn nhận khoán bảo vệ rừng và 6 tổ chức nhận hợp đồng bảo vệ rừng của đơn vị.
c) Phương tiện, công trình, thiết bị, công cụ PCCCR
- Về công trình, đơn vị hiện có:
+ 01 trụ sở đơn vị, 04 nhà Trạm QLBVR nhằm phục vụ công tác QLBVR & PCCCR.
+ 1.900 mét đường giao thông kết hợp PCCCR.
+ Các khu vực rừng trồng năm 2019 có băng trắng cản lửa theo hồ sơ thiết kế trồng rừng đã được phê duyệt.
- Về thiết bị, công cụ PCCCR hiện có:
+ 57 phương tiện các loại. Trong đó: 12 xe máy đơn vị, 45 xe máy cá nhân;
+ 07 máy định vị GPS các loại;
+ 04 chòi canh lửa;
+ 05 ống nhòm đo khoảng cách;
+ 09 bảng tuyên truyền cố định và 01 bảng cấp dự báo cháy rừng;
+ 1.100 biển báo, biển cảnh báo, biển cấm lửa đã đóng tại các khu vực trọng điểm trên lâm phần đơn vị quản lý.
+ 208 dụng cụ thủ công (rựa, cuốc, bàn dập, bàn cào,...) các loại phục vụ công tác PCCCR.
+ 8 máy móc các loại phục vụ công tác PCCCR.
d) Các giải pháp PCCCR đang áp dụng
- Xác định thời gian dễ xảy ra cháy rừng và trọng điểm cháy rừng:
+ Mùa khô (từ tháng 10/2020 đến 6/2021) trong đó, các tháng 2, 3, 4 năm 2021 được xác định là tháng có nguy cơ cháy cao nhất (từ cấp III đến cấp V).
+ Trọng điểm cháy rừng được xác định là khu vực có vật liệu cháy rừng cao và khu vực có nhiều tác động của con người; là toàn bộ diện tích dễ xảy ra cháy rừng, bao gồm diện tích các loại rừng dễ cháy (diện tích rừng hỗn giao lá rộng lá kim có Thông ba lá, rừng trồng), đất canh tác nông nghiệp trên đất lâm nghiệp, tre nứa khác, đất khác, các loại rừng hỗn giao gỗ - lá kim,... và các khu vực lân cận các diện tích dễ cháy trên.
- Xây dựng bản đồ PCCCR
+ Bản đồ PCCCR thể hiện các lớp: Vùng trọng điểm cháy, đường giao thông, sông suối, đường tuần tra, kiểm tra rừng, bể chứa nước PCCCR, khu vực đất nương rẫy chồng lấn, lấn chiếm, các Trạm QLBVR, các chòi canh lửa,... Dựa vào bản đồ PCCCR, đơn vị xác định được các trọng điểm cháy và các nhân tố liên quan để bố trí, huy động lực lượng theo phương châm 4 tại chỗ cho phù hợp điều kiện của đơn vị.
- Dự báo và thông tin cấp dự báo cháy rừng
Trong mùa khô, đơn vị căn cứ vào cấp dự báo cháy rừng của cơ quan chức năng thông báo định kỳ để triển khai công tác PCCCR, đặc biệt chỉ đạo, phân công và tổ chức trực PCCCR 24/24h hàng ngày tại các khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng.
- Công tác tuyên truyền phổ biến GDPL về QLBVR & PCCCR đối với nhân dân sống gần rừng:
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại các cộng đồng dân cư thôn sống gần rừng.
+ Lồng ghép các nội dung tuyên truyền vào các cuộc họp giao ban, cuộc họp sơ kết, tổng kết tại các xã, thôn.
+ Tuyên truyền gián tiếp thông qua các bảng tuyên truyền cố định đặt tại các khu vực đông dân cư tại cơ sở; đóng các bảng cảnh báo cấm lửa, cấm chặt phá rừng tại các khu vực trọng điểm dễ cháy rừng, nhiều tác động; phát tờ rơi, pano tuyên truyền về QLBVR & PCCCR trong đó phản ánh đầy đủ nội dung về trách nhiệm bảo vệ rừng và PCCCR của người dân.
Trong mùa khô 2019 – 2020, đơn vị đã tổ chức được 49 cuộc tuyên truyền, thu hút 2.450 lượt người tham gia.
- Đào tạo, huấn luyện và diễn tập chữa cháy rừng
+ Trong mùa khô 2019 – 2020, đơn vị cử 10 viên chức và người lao động (thuộc lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng) tham gia lớp tập huấn chuyên môn về QLBVR & PCCCR do Chi cục Kiểm lâm tổ chức và đã được cấp giấy chứng nhận tập huấn.
+ Hướng dẫn các tổ QLBVR tại các cộng đồng dân cư thôn nhận khoán bảo vệ rừng về kỹ thuật chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ, đôn đốc thực hiện các biện pháp PCCCR đối với diện tích khoán bảo vệ rừng.
- Xây dựng, bảo trì, sửa chữa các công trình PCCCRĐơn vị đã kiểm tra các bảng tuyên truyền cố định bị hư hỏng, thường xuyên chỉ đạo lực lượng tại cơ sở phát dọn xung quanh các bảng tuyên truyền để mở rộng tầm nhìn, đảm bảo chức năng tuyên truyền của bảng.
- Công tác PCCCR đối với vùng sản xuất nương rẫy nằm xen kẽ, giáp ranh với lâm phần đơn vị quản lý:
+ Khoanh vùng sản xuất nương rẫy đặc biệt là các khu vực trọng điểm cháy rừng để bố trí lực lượng thường xuyên tuần tra, trực tại các chòi canh lửa, thường xuyên kiểm tra các khu vực sản xuất nương rẫy trong mùa khô.
+ Cử viên chức và người lao động hướng dẫn người dân canh tác nương rẫy giáp rừng về kỹ thuật phát dọn, làm đường băng cản lửa, đốt thực bì đúng kỹ thuật đảm bảo không cháy lan vào rừng
+ Thực hiện nghiêm văn bản của cấp trên về không đốt nương, rẫy, đồng ruộng và thực bì thời kỳ khô hạn.
- Giảm vật liệu cháy:
+ Trước mỗi mùa khô, Đội PCCCR chỉ đạo các Tổ PCCCR Đăk Trưa và Đăk Ui thực hiện đốt thực bì có kiểm soát đối với một số diện tích rừng trồng có nguy cơ cháy rừng để giảm vật liệu cháy.
+ Đối với diện tích rừng trồng năm 2019, đơn vị đã chỉ đạo, giám sát đơn vị thi công làm ranh cản lửa, đảm bảo đúng kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế.
- Sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ để phát hiện điểm cháy rừng
+ Sử dụng Hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến của Cục Kiểm lâm (Website http://firewatchvn.kiemlam.org.vn/) để theo dõi, phát hiện cháy rừng trên lâm phần đơn vị quản lý.
+ Thường xuyên theo dõi các dự báo cháy rừng của các cơ quan chức năng và dự báo thời tiết của các trung tâm khí tượng để triển khai các biện pháp PCCCR.
- Vai trò của các chốt BVR liên ngành trong công tác PCCCR
Trong mùa khô 2019 – 2020 đơn vị tham mưu UBND huyện Đăk Hà thành lập, cử lực lượng tham gia vào 02 chốt BVR liên ngành trên địa bàn huyện (xã Đăk Long và xã Đăk Pxi). Đơn vị thường xuyên phối hợp, trao đổi, nắm bắt thông tin liên quan đến công tác QLBVR & PCCCR liên quan đến khu vực rừng của đơn vị quản lý và khu vực giáp ranh để có hướng xử lý kịp thời khi có cháy rừng xảy ra.
- Các giải pháp chính sách, kinh tế - xã hội cho công tác PCCCR
+ Đơn vị hỗ trợ lực lượng tham gia phối hợp tuần tra, truy quét ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và lực lượng được huy động tham gia chữa cháy rừng trên lâm phận đơn vị quản lý với mức chi hỗ trợ 180.000 đồng/người/ngày (tiền bồi dưỡng tham gia và hỗ trợ ăn thêm).
+ Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của các Đội QLBVR tham gia trực PCCCR được hỗ trợ tiền trực PCCCR trong các tháng mùa khô.
- Công tác kiểm tra, chế độ báo cáo
+ Trong các tháng mùa khô, đơn vị thường xuyên lập kế hoạch kiểm tra công tác QLBVR & PCCCR của các Trạm QLBVR, trong đó chú trọng kiểm tra công tác phân công, tổ chức trực PCCCR tại cơ sở và công tác QLBVR & PCCCR trên lâm phần được giao quản lý.
+ Chế độ báo cáo: Hàng tháng, các Trạm QLBVR báo cáo công tác QLBVR & PCCCR của trạm mình cho đơn vị, trên cơ sở đó, BQL rừng phòng hộ Đăk Hà tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ lên cấp trên.
e) Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng
- Các yếu tố tự nhiên
+ Vị trí địa lý: Lâm phần BQL rừng phòng hộ Đăk Hà trải dài, địa hình chia cắt phức tạp và tiếp giáp với nhiều lâm phần của nhiều chủ rừng, địa phương lân cận. Vì vậy, nguy cơ lửa rừng lan vào lâm phần từ các chủ rừng khác rất cao. Bên cạnh đó, nhiều diện tích đất trồng cây nông nghiệp trên đất lâm nghiệp nằm xen kẽ trong lâm phần và các nương rẫy tiếp giáp với lâm phần đơn vị luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy lan vào rừng.
+ Giao thông: Hệ thống tỉnh lộ đi ngang qua lâm phần và nhiều đường mòn trong lâm phần ngày càng được mở rộng (do nhu cầu vận chuyển , đi lại tronghoạt động sản xuất nông nghiệp). Trong quá trình đó, một số đối tượng sử dụng lửa trong rừng gây khó kiểm soát.
+ Khí hậu: Khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa: Mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng hết 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau), có thời điểm, khí hậu biến đổi thất thường, khó dự báo, kiểm soát. Trong đó, mùa khô có lượng mưa thấp (đạt 10 đến 20% tổng lượng mưa cả năm) có nguy cơ cháy rừng cao, đặc biệt là các tháng hạn (tháng 2 đến tháng 4) gây nhiều nguy cơ cháy rừng.
+ Chế độ gió: Gồm 02 loại gió chính (gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 đến tháng 10 và gió Đông Bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) với tốc độ gió trung bình đạt 10km/h; tốc độ lớn nhất đạt 16km/h, nhỏ nhất đạt 7km/h ảnh hưởng (tỷ lệ thuận) đến tốc độ lan tràn của đám cháy khi cháy rừng xảy ra.
+ Hệ thực vật: Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của đơn vị cung ứng DVMTR năm 2019 là 18.217,03 ha, chủ yếu là: Rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá, rừng hỗn giao, rừng hỗn giao lá rộng lá kim ngoài ra còn có các loài tre nứa khác. Rừng trồng của BQL rừng phòng hộ Đăk Hà chủ yếu là rừng thuần loài tập trung (Thông ba lá, Bạch đàn). Diện tích trên đều có mức độ dễ cháy khác nhau tương ứng với loại và khối lượng vật liệu cháy, khả năng bắt lửa và tính chất của thảm thực vật.
- Các yếu tố kinh tế xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng
Lâm phận đơn vị quản lý thuộc địa phận hành chính của các xã Đăk Pxi, Đăk Ui, Ngọk Réo. Các địa phương có đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản như sau:
- Về tình hình dân số, lao động, thành phần dân tộc, phân bố dân cư
+ Tổng dân số 03 xã tính đến 31/5/2020 là 16.367 người, trong đó 91,84% dân số (15.032 người) là đồng bào dân tộc thiểu số với 53,43% (1.236 hộ) là hộ nghèo và cận nghèo.
+ 51,26% dân số (8.390 người) trong độ tuổi lao động. Dân cư phân bố tập trung chủ yếu tại trung tâm các xã. Còn lại phân bố tại các khu vực vùng ven và gần rừng. Mật độ dân số bình quân tương đối thấp.
+ Đa số dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với tập quán du canh – du cư còn diễn ra phổ biến tại một số địa phương (đặc biệt tại xã Ngọk Réo) thường đốt, dọn thực bì vào mùa khô, gây áp lực rất lớn đến việc PCCCR trên lâm phần đơn vị quản lý.
- Về kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người tại các xã khá thấp, đời sống kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn và cơ cấu ngành nghề chủ yếu là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp với các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Nhiều hộ sống nhờ vào sản xuất nông nghiệp nên bất chấp pháp luật để mở rộng diện tích canh tác nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cháy rừng trên địa bàn đơn vị quản lý.
- Về xã hội
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân trên địa bàn các xã được đầu tư tương đối đồng bộ. Hệ thống đường giao thông từng bước được đầu tư kiên cố hoá, tỉnh lộ 671, 677 được nhựa hóa chạy qua các xã tạo thông thương từ xã ra trung tâm huyện và các huyện lân cận; tất cả các thôn đã có đường ô tô đi lại thông suốt trong hai mùa. Các công trình thuỷ lợi, hệ thống kênh mương đã được đầu tư kiên cố khá đồng bộ. Mỗi xã có 01 bưu điện văn hoá được đầu tư xây dựng và hoạt động, đáp ứng công tác thông tin. Công tác xây dựng nông thôn mới được quan tâm, đến nay các xã đã đạt nhiều tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
+ Công tác giáo dục - đào tạo là yếu tố quyết định nguồn nhân lực của các xã. Đến nay, mạng lưới trường, lớp được hình thành ở các cấp học. Tỷ lệ lao động có tay nghề ngày càng tăng.
+ Về y tế: Tất cả các thôn trên địa bàn các xã vùng đệm đều có cộng tác viên y tế chăm lo sức khoẻ ban đầu cho nhân dân và chăm sóc giáo dục trẻ em được triển khai có hiệu quả. Mỗi xã có 01 trạm y tế được xây dựng bán kiên cố với đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ.
Nhìn chung đời sống kinh tế của nhân dân địa phương còn khó khăn, hầu hết dân cư sống dựa vào sản xuất nông nghiệp với năng suất thấp, du canh vẫn còn phổ biến, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm rẫy là xu thế tất yếu, phát đốt xử lý thực bì còn lan tràn, thiếu khoa học, dễ gây cháy rừng.

tải về 1.04 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương