PHẦN 1 LƯU ĐỒ thuật toáN (flowchart)



tải về 0.58 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.58 Mb.
#2411
1   2   3   4   5   6

Bài tập

52. Viết hàm chèn phần tử có giá trị X vào vị trí đầu tiên của mảng.

53. Viết hàm chèn phần tử có giá trị X vào phía sau phần tử có giá trị lớn nhất trong mảng.

54. Viết hàm chèn phần tử có giá trị X vào trước phần tử có giá trị là số nguyên tố đầu tiên trong mảng.

55. Viết hàm chèn phần tử có giá trị X vào sau tất cả các phần tử có giá trị chẵn trong mảng.

h. Tách / ghép mảng

Kĩ thuật tách cơ bản : Cho mảng a kích thước n (n chẵn). Tách mảng a thành 2 mảng b và c sao cho: b có ½ phần tử đầu của mảng a, ½ phần tử còn lại đưa vào mảng c.

void TachMang(int a[], int n, int b[], int &m, int c[], int &l)

{

int k=n/2;

m=l=0;

for(int i=0; i

{

b[m++]=a[i];

c[l++]=a[k+i]

}

}

Kĩ thuật ghép cơ bản : Cho 2 mảng số nguyên a và b kích thước lần lượt là n và m. Viết chương trình nối mảng b vào cuối mảng a.

void NoiMang(int a[], int &n, int b[], int m)

{

for(int i=0; i

a[n+i]=b[i];

n=n+m;

}

Cho 2 mảng số nguyên a và b kích thước lần lượt là n và m. Viết chương trình nối xen kẻ (đan xen) lần lượt các phần tử mảng a và b vào mảng c.



Cách thực hiện: Đưa lần lượt từng phần tử của mảng a và mảng b vào mảng c, tăng chỉ số tương ứng. Nếu một trong hai mảng hết trước thì chép tất cả các phần tử còn lại của mảng chưa hết vào mảng c.

Đặt i là chỉ số của mảng a; j: chỉ số của mảng b và k là chỉ số của mảng c.

void NoiMang(int a[], int &n, int b[], int m, int c[], int &k)

{

int i=0, j=0;

k=0;

while(i

{

c[k++]=a[i++];

c[k++]=b[j++];

}

while(i

c[k++]=a[i++];

while(j

c[k++]=b[j++];

}

Bài tập

56. Viết chương trình tách 1 mảng các số nguyên thành 2 mảng a và b, sao cho mảng a chứa toàn số lẻ và mảng b chứa toàn số chẵn.

Ví dụ: Mảng ban đầu: 1 3 8 2 7 5 9 0 10

Mảng a: 1 3 7 5 9

Mảng b: 8 2 10

57. Cho 2 mảng số nguyên a và b kích thước lần lượt là n và m. Viết chương trình nối 2 mảng trên thành mảng c theo nguyên tắc chẵn ở đầu mảng và lẻ ở cuối mảng.

Ví dụ: Mảng a: 3 2 7 5 9

Mảng b: 1 8 10 4 12 6

Mảng c: 6 12 4 10 2 8 3 1 7 5 9

II.3. Bài tập luyện tập và nâng cao

58. Viết chương trình nhập vào mảng A gồm n phần tử, trong quá trình nhập kiểm tra các phần tử nhập vào không được trùng, nếu trùng thông báo và yêu cầu nhập lại.

59. Viết hàm tính tổng của từng dãy con giảm có trong mảng.

60. (*) Cho mảng các số nguyên a gồm n phần tử ( 30000 ≤ n ) và nhập vào một số dương k. Hãy chỉ ra số hạng lớn thứ k của mảng.

Ví dụ: Mảng a: 6 3 1 10 11 18 , k = 2 Kết quả: 10

61. (*) Cho 2 dãy A, B các số nguyên (kích thước dãy A nhỏ hơn dãy B). Hãy kiểm tra xem A có phải là con của B hay không?

62. Viết hàm liệt kê các bộ 4 số a, b, c, d trong mảng các số nguyên (có ít nhất 4 phần tử và đôi một khác nhau) sao cho a + b = c + d.

63. (*) Viết chương trình tính trung bình cộng của các tổng các dãy tăng dần có trong mảng các số nguyên. Ví dụ: 1 2 3 4 2 3 4 5 6 4 5 6 => TB = 15.

64. (**) Viết chương trình nhập vào hai số lớn a, b nguyên ( a, b có từ 20 chữ số trở lên). Tính tổng, hiệu, tích, thương của hai số trên.

65. Viết hàm tính tổng các phần tử là số Amstrong (số Amstrong là số có đặc điểm như sau: số có k ký số, tổng của các luỹ thừa bậc k của các ký số bằng chính số đó.



Ví dụ: 153 là số có các ký số 13+53+33= 153 là một số Amstrong).

66. Viết hàm tìm và xóa tất cả các phần tử trùng với x trong mảng một chiều các số nguyên, nếu không tồn tại phần tử x trong mảng thì trả về -1.

67. Viết hàm xoá tất cả phần tử trùng nhau trong dãy chỉ giữ lại một phần tử trong đó.

Ví dụ: 1 6 2 3 2 4 2 6 5 1 6 2 3 4 5

68. (**) Viết hàm xoá những phần tử sao cho mảng kết quả có thứ tự tăng dần và số lần xoá là ít nhất.

69. Cho dãy a gồm n số nguyên có thứ tự tăng dần. Nhập vào một phần tử nguyên X, viết hàm chèn X vào dãy sao cho dãy vẫn có thứ tự tăng dần (không sắp xếp).

70. Viết chương trình tìm số lẻ nhỏ nhất lớn hơn mọi số chẵn có trong mảng.

71. Viết hàm tìm giá trị chẵn nhỏ nhất nhỏ hơn mọi giá trị lẻ trong mảng các số nguyên.

72. Viết hàm tìm phần tử xuất hiện nhiều nhất trong mảng các số nguyên.

73. Viết chương trình đếm và liệt kê các mảng con tăng dần trong mảng một chiều các số nguyên. Ví dụ: 6 5 3 2 3 4 2 7 các dãy con tăng dần là 2 3 4 và 2 7

74. Viết chương trình tìm mảng con tăng dần có tổng lớn nhất trong mảng một chiều.

75. (*) Viết chương trình nhập vào một dãy số a gồm n số nguyên (n <= 100).

Tìm và in ra dãy con tăng dài nhất



Ví dụ : Nhập dãy a : 1 2 3 6 4 7 8 3 4 5 6 7 8 9 4 5  Dãy con tăng dài nhất : 3 4 5 6 7 8 9

76. (**) Viết chương trình tách 1 mảng các số nguyên thành 2 mảng a và b, sao cho kết quả thu được là:

• Mảng a chứa toàn số lẻ tăng dần.

• Mảng b chứa toàn số chẵn giảm dần.



(Không dùng sắp xếp)

Hướng dẫn: Tìm vị trí chèn thích hợp khi trích phần tử từ mảng ban đầu.

Ví dụ: Mảng ban đầu: 9 3 8 2 7 5 1 0 10

Mảng a: 1 3 5 7 9

Mảng b: 10 8 2

77. (**) Viết chương trình in ra tam giác Pascal (dùng mảng một chiều).

78. Viết chương trình nhập vào dãy số a gồm n số thực ( n <= 100 ), nhập vào dãy số b gồm m số thực ( m <= 100 ).

• Hãy sắp xếp hai dãy theo thứ tự tăng dần.

(*) Trộn 2 dãy trên thành dãy c sao cho dãy c vẫn có thứ tự tăng.

• Xuất dãy a, b, c ra màn hình.

79. (*) Cho mảng C có n phần tử ( n < 200 ), các phần tử là các chữ số trong hệ đếm cơ số 16 (Hexa) (điều kiện mỗi phần tử <= n ). Hãy tách mảng C ra các mảng con theo điều kiện sau: các mảng con được giới hạn bởi hai lần xuất hiện thứ hai của con số trong dãy.

Ví dụ: 123A4518B23 có các dãy con là123A451, 23A4518B2, 23A4518B23

80. (**) Cho hai số nguyên dương A, B. Hãy xác định hai số C, D tạo thành từ hai số A, B sao cho C là số lớn nhất, D là số nhỏ nhất. Khi gạch đi một số chữ số trong C (D), thì các số còn lại giữ nguyên tạo thành A, các chữ số bỏ đi giữ nguyên tạo thành B.



Ví dụ: A = 52568, B = 462384  C = 54625682384, D = 45256236884.

81. Viết chương trình nhập vào dãy số a gồm n số nguyên ( n <= 100 ).

• Hãy đảo ngược dãy đó. Ví dụ: Nhập a: 3 4 5 2 0 4 1 , Dãy sau khi đảo: 1 4 0 2 5 4 3

(*) Hãy kiểm tra xem dãy đã cho có thứ tự chưa (dãy được gọi là thứ tự khi là dãy tăng hoặc dãy giảm ).

82. Cho mảng A có n phần tử hãy cho biết mảng này có đối xứng hay không.

83. Cho mảng A có n phần tử. Nhập vào số nguyên k ( 0 ≥ k ), dịch phải xoay vòng mảng A k lần.

Ví dụ: Mảng A: 5 7 2 3 1 9 Nhập k = 2 Dịch phải xoay vòng mảng A: 1 9 5 7 2 3

PHẦN 5

CHUỖI KÝ TỰ

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I.1. Khái niệm : Chuỗi ký tự là một dãy các phần tử, mỗi phần tử có kiểu ký tự.

Lưu ý: Chuỗi ký tự được kết thúc bằng ký tự ‘\0’. Do đó khi khai báo độ dài của chuỗi luôn luôn khai báo dư 1 phần tử để chứa ký tự ‘\0’.

Ví dụ:

char S[5]=”CNTT” //khai báo chuỗi có 5 phần tử kiểu char và gán dãy ký tự CNTT



Chuỗi rỗng là chuỗi chưa có ký tự nào trong mảng ký hiệu “ ”

I.2. Khai báo chuỗi : Để khai báo một chuỗi, ta có 2 cách khai báo sau :

�� Cách 1: Con trỏ hằng



char < Tên chuỗi > [ < Số ký tự tối đa của chuỗi > ] ;

Ví dụ: char chuoi[25];

Ý nghĩa khai báo 1 mảng kiểu ký tự tên là chuoi có 25 phần tử (như vậy tối đa ta có thể nhập 24 ký tự vì phần tử thứ 25 đã chứa ký tự kết thúc chuỗi ‘\0’ )

�� Cách 2: Con trỏ

char *< Tên chuỗi >;

Ví dụ : char *chuoi;

I.3. Các thao tác trên chuỗi

a. Nhập chuỗi S : gets(S);

Nhập các ký tự từ phím cho đến khi nhấn phím Enter .



b. Xuất chuỗi S : puts(S);

Xuất chuỗi s ra màn hình.



Ví dụ:

void main()

{

char chuoi[80];

printf("Nhap vao chuoi:");

gets(chuoi);

printf("Chuoi vua nhap la:”);

puts(string);

getch();

}

c. Các hàm thư viện (string.h)

1) strlen(s) : Trả về độ dài của chuỗi s.



Ví dụ : char *s = "Borland International";

printf("Do dai s: %d", strlen(s));

Kết quả: Do dai s: 21

2) strcpy(s1,s2 ) : Sao chép nội dung chuỗi s2 vào chuỗi s1.



Ví dụ : char dest[10];

char *src = "abcdefghi";

strcpy(dest, src);

puts(dest);

Kết quả: abcdefghi

3) strncpy(s1, s2, n) : Chép n ký tự từ chuỗi s2 sang chuỗi s1. Nếu chiều dài s2 < n thì hàm sẽ điền khoảng trắng cho đủ n ký tự vào s1.



Ví dụ : char dest[4];

char *src = "abcdefghi";

strncpy(dest, src, 3);

puts( dest);

Kết quả: abc

4) strcat( s1, s2) : Nối chuỗi s2 vài chuỗi s1.



Ví dụ : char *s1 = “Khoa ”;

char *s2 = "CNTT";

strcat(s1, s2);

puts( s1);

Kết quả: Khoa CNTT

5) strncat(s1, s2, n) : Nối n ký tự đầu tiên của chuỗi s2 vào chuỗi s1.



Ví dụ : char *s1 = “Khoa ”;

char *s2 = "CNTT";

strncat(s1, s2, 2);

puts( s1);

Kết quả: Khoa CN

6) strcmp(s1, s2) : So sánh 2 chuỗi s1 và s2 theo nguyên tắc thứ tự từ điển (Phân biệt chữ hoa và thường) . Trả về:

• 0 : nếu s1 bằng s2.

• >0: nếu s1 lớn hơn s2.

• <0: nếu s1 nhỏ hơn s2.

Ví dụ : char *s1 = “abcd”;

char *s2 = "abCD";

if(strcmp(s1, s2)==0)

printf("Giong nhau");

else

printf(“Khac nhau”);

Kết quả: Khac nhau

7) strncmp(s1,s2, n) : Tương tự như strcmp, nhưng chỉ so sánh n ký tự đầu tiên của 2 chuỗi

8) stricmp(s1, s2) : Tương tự như strcmp, nhưng không phân biệt chữ hoa hay thường.

9) strnicmp(s1, s2, n): Tương tự như stricmp, nhưng chỉ so sánh n ký tự đầu của 2 chuỗi

10) strchr(s, c) : Tìm lần xuất hiện đầu tiên của ký tư c trong chuỗi s. Trả về:

• NULL: nếu không có.

• Địa chỉ c: nếu tìm thấy.

Ví dụ : char s[15];

char *ptr, c = 'm';

strcpy(s, "Vi du tim ky tu");

ptr = strchr(s, c);

if (ptr)

printf("Ky tu %c tai: %d", c,ptr);

else

printf("Khong tim thay");

kết quả: Ky tu m tai: 8

11) strtok(s1, s2) :

• Nếu s2 có xuất hiện trong s1: Tách chuỗi s1 thành hai chuỗi: Chuỗi đầu là những ký tự cho đến khi gặp chuỗi s2 đầu tiên, chuỗi sau là những ký tự còn lại của s1 sau khi đã bỏ đi chuỗi s2 xuất hiện trong s1.

• Nếu s2 không xuất hiện trong s1 thì kết quả chuỗi tách vẫn là s1.



Ví dụ : char input[16] = "abc,d";

char *p;

p = strtok(input, ","); // Lay chuoi dau

if (p)

{

printf("S11: ");

puts(p);

}

p = strtok(NULL, ","); // Lay chuoi con lai, tham so dau la NULL

if (p)

{

printf("S12: ");

puts(p);

}

Kết quả: S11: abc S12: d

�� Lưu ý: Cách truy xuất các ký tự tương tự như mảng một chiều.



d. Ví dụ

Nhập vào một chuỗi ký tự, xuất ra màn hình chuỗi bị đảo ngược thứ tự các ký tự.



Ví dụ: Nhập vào: Tran minh thai. Xuất ra màn hình: iaht hnim narT

#include

#include

#include

void DaoChuoi(char *s1, char *s2)

{

int l=strlen(s1);

for(int i=0; i

s2[i]=s1[l-i-1];

s2[i]='\0';

}
void main()

{

char *s1, *s2;

clrscr();

printf("\nNhap vao chuoi ky tu: ");

gets(s1);

DaoChuoi(s1, s2);

printf("\nKet qua sau khi dao nguoc chuoi: ")

puts( s2);

getch();

}

II. BÀI TẬP

II.1. Bài tập cơ bản

1. Cho biết kết quả của đọan chương trình sau:



char input[20]=”Khoa CNTT”, *p, *temp;

strcpy(temp, input);

do

{

p = strtok(temp, " ");

puts(p);

p = strtok(NULL, "");

strcpy(temp, p);

}while(p!=NULL);

printf(“Chuoi temp”); puts(temp);

printf(“ Chuoi input:”); puts(input);

2. Cho biết kết quả của đọan chương trình sau:



char s1[20]=”Khoa CNTT”, s1[10]=”Tp. HCM”, *input, *s3;

strcpy(input, s1);

strcpy(s3,”aeiou”);

strcat(input, s2);

int n=strlen(input), k=0;

printf(“Chuoi: ”) puts(input);

for(int i=0; i

{

if(strchr(s3, input[i]))

k++;

}

printf(“\nKet qua: %d”, k);

3. Viết chương trình nhập vào một chuỗi ký tự, đếm số ký tự có trong chuỗi.

4. Viết chương trình đếm có bao nhiêu khoảng trắng trong chuỗi.

5. Viết chương trình nhập vào một chuỗi, hãy loại bỏ những khoảng trắng thừa trong chuỗi.

6. Viết chương trình nhập hai chuỗi s1, s2, nối chuỗi s2 vào s1. Xuất chuỗi s1 ra màn hình.

7. Đổi tất cả các ký tự có trong chuỗi thành chữ thường (không dùng hàm strlwr).

8. Đổi tất cả các ký tự trong chuỗi sang chữ in hoa (không dùng hàm struppr).

9. Viết chương trình đổi những ký tự đầu tiên của mỗi từ thành chữ in hoa.

10. Viết chương trình đổi chữ xen kẻ 1 chữ hoa và 1 chữ thường.

Ví dụ: nhập ABCDEfgh đổi thành AbCdEfGh

11. Viết chương trình đảo ngược các ký tự trong chuỗi .



Ví dụ: nhập ABCDE, xuất ra màn hình là:EDCBA

12. Viết chương trình tìm kiếm 1 ký tự xem có trong chuỗi hay không, nếu có xuất ra vị trí của từ đó.

13. Viết 1 chương trình đếm một ký tự xuất hiện bao nhiêu lần trong chuỗi.

14. Viết chương trình tìm kiếm tên trong chuỗi họ tên. Nếu có thì xuất ra là tên này đã nhập đúng, ngược lại thông báo là đã nhập sai.

15. Viết chương đảo vị trí của từ đầu và từ cuối. Ví dụ: nhập “bo an co” xuat ra “co an bo”

16. Viết hàm cắt chuỗi họ tên thành chuỗi họ lót và chuỗi tên.



Ví dụ: chuỗi họ tên là:”Nguyễn Văn A” cắt ra 2 chuỗi là chuỗi họ lót:”Nguyễn Văn”,chuỗi tên là:”A”

17. Nhập một chuỗi bất kỳ, sau đó hỏi người dùng cần tách bắt đầu từ đâu trong chuỗi trở về sau.



Ví dụ: Nhập chuỗi S1:”Khoa Công Nghệ Thông tin”. Người nhập muốn tách bắt đầu từ chữ “Công” thì sẽ xuất ra chuỗi “Công Nghệ Thông Tin” ra màn hình.

18. Viết hàm kiểm tra xem chuỗi có đối xứng hay không?.

19. Viết hàm tra trong chuỗi có ký tự số hay không nếu có tách ra thành một mảng số riêng.

20. Nhập một chuỗi bất kì, yêu cầu nhập 1 ký tự muốn xóa. Thực hiện xóa tất cả những ký tự đó trong chuỗi.

21. Viết chương trình tìm kiếm xem ký tự nào xuất nhiện nhiều nhất trong chuỗi.

22. Viết 1 chương trình xoá một từ nào đó trong chuỗi.



Ví dụ: Chuỗi ban đầu:“CAO DANG CNTT”, nhập:“CNTT”, kết quả xuất ra:”CAO DANG”

II.2. Bài tập luyện tập và nâng cao

23. Đổi các từ ở đầu câu sang chữ hoa và những từ không phải đầu câu sang chữ thường.



Ví dụ: nGuYen vAN a đổi thành: Nguyễn Văn A

24. (*) Viết chương trình đảo ngược thứ tự các từ có trong chuỗi



Ví dụ: Nhập Truong CD CNTT TpHCM Xuất ra màn hình là: TpHCM CNTT CD Truong

25. Nhập 1 chuỗi bất kì, liệt kê xem mỗi ký tự xuất hiện mấy lần.

26. Viết hàm kiểm tra xem trong 2 chuỗi có bao nhiêu ký tự giống nhau.

27. Viết chương trìn mình chạy từ trái qua phải màn hình.

28. Viết 1 chương trình chèn 1 từ ở bất cứ vị trí nào mà người dùng yêu cầu.

29. (*) Viết chương trình nhập vào một chuỗi đếm xem chuỗi có bao nhiêu từ. Các từ cách nhau bằng khoảng trắng, dấu chấm câu: dấu chấm (.), dấu phẩy (,), dấu chấm phẩy (;), dấu hỏi (?) và dấu chấm than (!).

30. (**) Viết chương trình hiển thị một chuỗi ký tự. Chương trình cho phép di chuyển dấu nháy sang trái, sang phải, lên dòng hay xuống dòng bằng phím mũi tên, chèn hay xoá ký tự tại vị trí dấu nháy.

PHẦN 6

KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

I.1. Khái niệm : Cấu trúc (struct) thực chất là kiểu dữ liệu do người dùng định nghĩa bằng cách gom nhóm các kiểu dữ liệu cơ bản có sẵn trong C thành một kiểu dữ liệu phức hợp nhiều thành phần.

I .2. Định nghĩa kiểu dữ liệu

Cú pháp :

struct < tên cấu trúc >

{

Các kiểu dữ liệu thành phần ;



};

Ngoài ra ta có thể dùng từ khoá typedef để định nghĩa một tên mới cho kiểu dữ liệu đã có.



Cú pháp

typedef struct < tên cấu trúc > < tên mới >;

Ví dụ1: Kiểu dữ liệu DATE gồm các thành phần:

• Thứ (thu): chuỗi có tối đa 4 ký tự.

• Ngày (ngay): số nguyên 1 byte.

• Tháng (thang): số nguyên 1 byte.

• Năm (nam): số nguyên 2 bytes.

Ta định nghĩa DATE như sau:



struct DATE

{

char thu[5];

char ngay, thang;

int nam;

};

typedef struct DATE d;

Kiểu dữ liệu có cấu trúc có thể lồng vào nhau.

Ví dụ 2: Định nghĩa kiểu dữ liệu của học sinh HOCSINH gồm:

• Mã số học sinh (MSHS): chuỗi có tối đa 5 ký tự.

• Họ tên (hoten): chuỗi có tối đa 30 ký tự.

• Ngày tháng năm sinh (ngaysinh): kiểu DATE.

• Địa chỉ (diachi): chuỗi có tối đa 50 ký tự.

• Giới tính (phai): chuỗi có tối đa 3 ký tự.

• Điểm trung bình (diemtb): số thực.

Ta định nghĩa kiểu HOCSINH như sau:



struct DATE

{

char thu[5];

char ngay, thang;

int nam;

};
struct HOCSINH

{

char MSHS[6];

char hoten[31];

DATE ngaysinh;

char diachi[51];

char phai[4];

float diemtb;

};

I.3. Khai báo : Khi ta định nghĩa kiểu dữ liệu tức là ta có một kiểu dữ liệu mới, muốn sử dụng ta phải khai báo biến. Cú pháp khai báo kiểu dữ liệu cũng giống như cách khai báo

của các kiểu dữ liệu chuẩn.



< tên cấu trúc > < tên biến > ;

Ví dụ :

DATE x ; // Khai bao bien x co kieu du lieu DATE

*Biến con trỏ kiểu cấu trúc: Ngoài cách khai báo như trên ta có thể khai báo theo kiểu con trỏ như sau

< tên cấu trúc > *< tên biến > ;

Để sử dụng ta cũng phải cấp phát vùng nhớ giống như kiểu dữ liệu chuẩn.



Ví dụ :

DATE *y; // Khai bao con tro y kieu cau truc DATE

y = ( DATE * ) malloc ( sizeof ( DATE )) ;

I.4. Truy xuất : Để truy xuất một thành phần dữ liệu nào đó bên trong cấu trúc ta có 2 trường hợp truy xuất như sau :

• Biến x là một biến cấu trúc thông thường, ta dùng toán tử dấu chấm “.



< Tên cấu trúc >.< Biến thành phần >;

Ví dụ :

DATE x ; // khai bao bien x kieu DATE

x.ngay = 5 ; // gan ngay bang 5

• Biến x là một biến con trỏ, ta dùng toán tử “->“ (Gồm dấu trừ ‘–‘ và dấu lớn hơn ‘>’).



< Tên cấu trúc > -> < Biến thành phần >;

Ví dụ :

DATE *x ; // khai bao bien x kieu con tro DATE

x -> ngay = 5 ; // gan ngay bang 5

Ví dụ: Giả sử, có kiểu HOCSINH như trên

HOCSINH hs; // khai bao bien hs kieu HOCSINH

Muốn in học sinh A sinh vào tháng mấy ta phải truy cập như sau:



printf(“Thang sinh cua hoc sinh A la: %d”,(hs.ngaysinh).thang);

I.5. Ví dụ minh hoạ

Viết chương trình nhập vào toạ độ hai điểm trong mặt phẳng và tính tổng hai toạ độ này.



#include

#include
struct DIEM //khai bao mot kieu du lieu DIEM gom toa do x va y

{

int x; int y;

};
void Nhap (DIEM &d)

{

printf (“\nNhap vao tao do diem\n”);

printf (“Tung do : “);

scanf (“%d”, & d. x);

printf (“Hoanh do : ”);

scanf (“%d”, & d.y);

}
void Xuat (DIEM d)

{

printf (“\nToa do diem : (%d , %d)”,d.x,d.y);

}
DIEM Tong (DIEM d1,DIEM d2)

{

DIEM temp;

temp.x = d1.x + d2.x ;

temp.y = d1.y + d2.y ;

return Temp;

}
void main ()

{

DIEM A , B, AB; //khai bao 3 diem A, B, AB;

clrscr ();

Nhap ( A );

Xuat ( A );

Nhap ( B );

Xuat ( B );

printf (“\n Tong cua hai diem vua nhap la : ”);

AB = Tong ( A, B);

Xuat ( AB );

getch ();

}


tải về 0.58 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương