Phủ Lý, ngày 17 tháng 7 năm 2009


Thủ tục Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục



tải về 1.71 Mb.
trang42/42
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích1.71 Mb.
#26205
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   42

2. Thủ tục Sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục


- Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân tập hợp đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

+ Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.



- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

- Thành phần, số lượng hồ sơ:



* Thành phần hồ sơ bao gồm:

Tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của ngư­ời dự kiến phụ trách cơ sở giáo dục đó;



* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

- Thời hạn giải quyết: 25 ngày

- Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, Tổ chức

- Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Văn bản trả lời

- Lệ phí: Không thu

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

- Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC:

+ Đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của nhân dân;

+ Đảm bảo an toàn và quyền lợi của trẻ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ;

+ Bảo đảm quyền lợi của giáo viên và nhân viên.



- Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quyết định số 41/2008/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động trường mầm non tư thục. Có hiệu lực ngày 26/8/2008.

XI. Lĩnh vực Y tế

1. Thủ tục Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (khi được UBND cấp huyện uỷ quyền) cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm (do huyện cấp giấy phép kinh doanh), cửa hàng ăn, căng tin, nhà hàng ăn uống, bếp ăn tập thể, khách sạn quy mô nhỏ, trường phổ thông cơ sở, các lễ hội, hội nghị.


- Trình tự thực hiện

+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân tập hợp đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

+ Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết.

+ Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.



- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

- Thành phần, số lượng hồ sơ:



* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu I)

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có).

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

+ Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

+ Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

+ Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

- Bản sao chứng thực“Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ” của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày

- Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Kết quả của việc thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận

- Lệ phí: 50.000đ/lần cấp

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (Mẫu I – Đơn đề nghị, Mẫu II-Bản cam kết)

Mẫu I
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




........., ngày........... tháng.......... năm 200...
ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
Kính gửi: (tên đơn vị có thẩm quyền cấp, cụ thể: Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trung tâm Y tế, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh)

Cơ sở ............................................được thành lập ngày:.......................................

Trụ sở tại:...............................................................................................................

Điện thoại:....................................Fax:....................................................................

Giấy phép kinh doanh số.................. ngày cấp:................. đơn vị cấp:..................

Loại hình sản xuất, kinh doanh:............................................................................

Công suất sản xuất/năng lực phục vụ:....................................................................

Số lượng công nhân viên:................. (cố định:.......................thời vụ:.................)

Nay nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ............... (ghi cụ thể mặt hàng, loại hình kinh doanh).

Xin trân trọng cảm ơn.




Hồ sơ gửi kèm gồm:

- Bản sao công chứng Giấy đăng ký kinh doanh;

- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất;

- Bản sao công chứng Giấy chứng nhận GMP, SSOP, HACCP (nếu có);

- Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu TP và sản phẩm TP do cơ sở SX, KD;

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia SX, KD;

- Bản sao Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về VSATTP.


CHỦ CƠ SỞ

(ký tên & đóng dấu)




Mẫu II
BẢN CAM KẾT BẢO ĐẢM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
ĐỐI VỚI NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM THỰC PHẨM

Số..........................................

Cơ sở:.....................................................................................................................

Địa chỉ:....................................................................................................................

Điện thoại:........................ Fax:..............................E-mail:.....................................
CAM KẾT
Áp dụng cho sản phẩm:...........................................................................................

Chúng tôi cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước về những vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.


......, ngày ........ tháng........ năm 200...

CHỦ CƠ SỞ

(ký tên & đóng dấu)








- Yêu cầu điều kiện thực hiện TTHC: Không

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

Quyết định 11/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 3 năm 2006 của Bộ Y tế về việc ban hành "Quy chế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao". Có hiệu lực ngày 01 tháng 4 năm 2006; Quyết định 80/2005/QĐ-BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm. Có hiệu lực ngày 12/12/2005.

XII. Lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường


1. Thủ tục Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ dự án tập hợp hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

+ Bước 2: Uỷ ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã đại diện cho cộng đồng dân cư tham gia ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư trên địa bàn.

+ Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.



- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Chủ dự án gửi văn bản thông báo về các hạng mục đầu tư chính, các vấn đề môi trường, các giải pháp bảo vệ môi trường của dự án và đề nghị Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nơi thực hiện dự án tham gia ý kiến.

- Nội dung cụ thể của thông báo bao gồm: những nội dung chính của dự án, những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội (trong đó cần chỉ rõ chủng loại kèm theo nồng độ, thải lượng các loại chất thải), những biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực sẽ áp dụng và những cam kết khác của chủ dự án về bảo vệ môi trường (trong đó cần chỉ rõ công nghệ, thiết bị và công trình xử lý chất thải, mức độ xử lý theo các thông số đặc trưng của chất thải so với tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định và các biện pháp khác về bảo vệ môi trường) kèm theo những sơ đồ (bản đồ, bản vẽ) thể hiện rõ vị trí của dự án trong mối liên hệ với các đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội ở xung quanh, sơ đồ (bản vẽ) tổng mặt bằng của dự án với các hạng mục công trình chính của dự án và các công trình xử lý và quản lý chất thải của dự án, các công trình bảo vệ môi trường đối với các yếu tố khác ngoài chất thải (thể hiện rõ các điểm đấu nối hạ tầng cơ sở, kể cả các công trình xử lý và quản lý chất thải của dự án với hệ thống hạ tầng cơ sở và các đối tượng tự nhiên bên ngoài hàng rào khu vực dự án).

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản trả lời

- Lệ phí: Không thu

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực ngày 03/9/2006; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực ngày 21/3/2008; Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, có hiệu lực ngày 07/1/2009.



2. Thủ tục Đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường bổ sung

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chủ dự án tập hợp hồ sơ và nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

+ Bước 2: Uỷ ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã đại diện cho cộng đồng dân cư tham gia ý kiến trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.

+ Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.



- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (theo mẫu)



* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

- Thời hạn giải quyết: 15 ngày

- Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức

- Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản trả lời

- Lệ phí: Không thu

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phụ lục 10

CẤU TRÚC VÀ YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỔ SUNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 
của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, 
đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường)

 1. Tên dự án:

Nêu đúng như tên trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cấp quyết định phê duyệt trước đó. Trong trường hợp đã được đổi tên khác thì nêu cả tên cũ, tên mới và thuyết minh rõ về quá trình, tính pháp lý của việc đổi tên này.

2. Chủ dự án:

Nêu đầy đủ: tên, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ quan, doanh nghiệp là chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan, doanh nghiệp chủ dự án tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.



3. Vị trí địa lý của dự án (tại thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung):

Chỉ mô tả lại vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án theo quy định như đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường trước đó của dự án khi có sự thay đổi của các đối tượng tự nhiên, các đối tượng về kinh tế - xã hội và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án chịu ảnh hưởng trực tiếp của dự án, kèm theo sơ đồ vị trí địa lý thể hiện các đối tượng này, có chú giải rõ ràng.



4. Những thay đổi về nội dung của dự án:

Mô tả chi tiết, rõ ràng về những thay đổi sau đây cho đến thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung (trường hợp có thay đổi):

4.1. Thay đổi về địa điểm thực hiện;

4.2. Thay đổi về quy mô, công suất thiết kế;

4.3. Thay đổi về công nghệ sản xuất;

4.4. Thay đổi về nguyên liệu, nhiên liệu sản xuất;

4.5. Thay đổi khác.

5. Thay đổi về hiện trạng môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh tế, xã hội của vùng thực hiện dự án (cho đến thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung).

6. Thay đổi về tác động môi trường và những biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án.

7. Thay đổi về chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án.

8. Thay đổi khác (cho đến thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung).

9. Kết luận.

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không

- Căn cứ pháp lý của TTHC:

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, có hiệu lực ngày 03/9/2006; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiếtvà hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường, có hiệu lực ngày 21/3/2008; Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, có hiệu lực ngày 07/1/2009.


XIII. Lĩnh vực Văn hoá thông tin


1. Đăng ký hoạt động thư viện tư nhân

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1. Người đứng tên thành lập thư viện tập hợp đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

+ Bước 2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và giải quyết

+ Bước 3. Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả



- Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước

- Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Đơn đăng ký hoạt động thư viện (theo mẫu Phụ lục 1);

- Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có (theo mẫu Phụ lục 2);

- Sơ yếu lý lịch của người đứng tên thành lập thư viện có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) nơi cư trú;

- Nội quy thư viện.

* Số lượng hồ sơ:

- Thời hạn giải quyết: Không quy định

- Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân

- Cơ quan thực hiện TTHC: UBND cấp xã

- Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động

- Lệ phí: Không thu

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Phụ lục 1. Đơn đăng ký hoạt động thư viện

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

  

ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG


THƯ VIỆN TƯ NHÂN CÓ PHỤC VỤ CỘNG ĐỒNG

 

Kính gửi: ………………………………



 

Tên tôi là:

- Sinh ngày/tháng/năm:

- Nam (nữ):

- Trình độ văn hóa:

- Trình độ chuyên môn:

- Hộ khẩu thường trú:

đứng tên thành lập thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng.

Tên thư viện:

Địa chỉ:                                     ; Số điện thoại:              ; Fax/E.mail:

Tổng số bản sách:                     ; Tổng số tên báo, tạp chí:

(tính đến thời điểm xin thành lập thư viện)

Diện tích thư viện:                      ; Số chỗ ngồi:

Nhân viên thư viện:

- Số lượng:

- Trình độ:

Nguồn kinh phí của thư viện:

Tôi làm đơn này đề nghị đăng ký hoạt động cho Thư viện ……………………

với .......…………………………

 

………, ngày   tháng   năm



(Người làm đơn ký tên)

Phụ lục 2. Danh mục vốn tài liệu thư viện hiện có

BẢNG KÊ DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU
HIỆN CÓ TRONG THƯ VIỆN


---------------------

 


STT

Tên sách

Tên tác giả

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Nguồn gốc tài liệu

Hình thức tài liệu (sách báo, CD-ROM…)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

Thư viện có vốn sách ban đầu từ 500 bản đến dưới 1.000 bản (Điểm a, Khoản2, Điều 6 Nghị định 02/2009/NĐ-CP)



- Căn cứ pháp lý của TTHC:

Pháp lệnh thư viện số 31/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000. Có hiệu lực ngày 01/4/2001; Nghị định của Chính phủ số 02/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 Quy định về tổ chức và hoạt động của thư viện tư nhân có phục vụ cộng đồng. Có hiệu lực ngày 08/3/2009./.






Каталог: vbpq hanam.nsf -> 9e6a1e4b64680bd247256801000a8614
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Về việc công nhận lại và cấp Bằng công nhận lại trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam văn phòNG
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Ủy ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra tình hình thực hiện dự án
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> UỶ ban nhân dân cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu đất giáp kè sông Đáy thuộc thôn 1, xã Phù Vân, thành phố Phủ Lý chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh hà nam
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> QuyếT ĐỊnh v/v thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch phát triển Nông nghiệp
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012
9e6a1e4b64680bd247256801000a8614 -> Hà Nam, ngày 17 tháng 8 năm 2012

tải về 1.71 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   42




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương