Nhung Ho Phap Vuong Cua Phat Giao Trong Lich Su An Do Tran Truc Lam


). Liệt kê vài thành quả sáng tác và dịch thuật của HT Huyền Trang



tải về 0.63 Mb.
trang77/78
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.63 Mb.
#32951
1   ...   70   71   72   73   74   75   76   77   78
2). Liệt kê vài thành quả sáng tác và dịch thuật của HT Huyền Trang:

a) Sáng tác: ‘Đại Đường Tây Vực Ký’, còn gọi tắt là ‘Tây Vực Ký’, nổi danh kim cổ, do Huyền Trang ghi lại về cuộc hành trình qua Ấn thỉnh kinh của Ngài khoảng từ năm 627 đến năm 645; về sau có đệ tử là Hwui-li (Huệ Lý) nhuận bút. Lần đầu được dích sang Anh ngữ bởi Samuel Beal, năm 1884, tái bản năm 1911; bởi Thomas Watters và nhuận bút bởi T. S. Rhys Davids và S.W. Bushell, ở London năm 1905. 

Về đời nhà Minh có Ngô Thừa Ân (Wú Chéng'ēn: 1506-1582) đã dựa vào cuốn ‘Tây Vực Ký’ của Huyền Trang mà sáng tác cuốn truyện nổi tiếng trong văn học Trung quốc là ‘Tây Du Ký Diễn Nghĩa’ khi ông đã ngoài 70 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có một số ý kiến cho rằng ông không phải là tác giả của cuốn tiểu thuyết này. 

b) Dịch thuật: Đơn cử một số (dựa vào cuốn ‘Đại Tạng Kinh Nhập Môn’ của Thích Ấn Hải, Thích Nguyện Quỷnh, do TT Thích Viên Lý dịch từ Hán văn): 

1) Giải Thân Mật Kinh (Sạmdhinirmaocana-sùtra), kinh điển căn bản của Pháp Tướng Tông, nội dung nói về tư tưởng của trường phái Duy Thức (Yogacara hay Vijnanavada).  
2) A Ti Đạt ma Câu Xá Luận (Abhidharmakósa-bhàsya) thường được gọi tắt là “Câu Xá Luận,” Do Thế Thân (Vasubandhu) viết.  
3) Du Già Sư Địa Luận (Yogàcàrabhùmi) tương truyền do Di Lặc (Maitraya) thuyết giảng và Vô Trước (Asanga) ghi chép.  
4) Thành Duy Thức Luận (Vijnãptimàtratàsddhi-sàstra) do Hộ Pháp Đẳng (Dharmapala) viết. Luận này là thánh điển căn bản của tông phái Pháp tướng ở Trung Quốc và Nhật Bổn. 
5) Duy Thức Tam Thập Luận Tụng (Trimsíkà: Ba Mươi Câu Kệ Về Giáo Lý Duy Thức) do Thế Thân (Vasubandhu) viết. [mà cuốn “Thành Duy Thức Luận” (Vijnaptimatratasiddhi-sutra) là sách chú giải căn cứ vào cuốn này].  
6) Duy Thức Nhị Thập Luận (Vimsátikà: Hai Mươi Câu Kệ Bàn Luận Về Giáo Lý Duy Thức) do Thế Thân viết.  
7) Đại Thừa Thành Nghiệp Luận (Karmasiddhiprakarana) do Thế Thân viết.  
8) Nhơn Minh Nhập Chánh Lý Luận (Nyàyapravésa) do Thương Kiết La Chủ (Sankarasvamin) viết. Nhơn Minh là dịch từ chữ Sánkrit “Nyana” có nghĩa là “luận lý” và nhan đề Luận này là “dẫn nhập vào luận lý học,” là sự giới thiệu đơn giản và ngắn gọn về những lý thuyết của Trần Na (Dignaga), người sáng lập tông phái Phật giáo “Tân Nhơn Minh”, do đệ tử của Trần Na là Thương Kiết La Chủ viết.  
9) Di Bộ Tông Luân Luận (Samayabhedo) do Thế Hữu (Vasumitra) soạn. Sách này được viết từ lập trường của những người thuộc phái “Nhất Thiết Hữu Bộ” (Sarvastivadin), nhưng nó cũng mô tả chi tiết về những đặc tính giáo lý của các tông phái khác. 

---o0o---




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   70   71   72   73   74   75   76   77   78




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương