Nhung Ho Phap Vuong Cua Phat Giao Trong Lich Su An Do Tran Truc Lam


B) Huyền Trang (Hsuan-tsang, cách ghi mới Xuánzhuǎng: 600-664)



tải về 0.63 Mb.
trang76/78
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.63 Mb.
#32951
1   ...   70   71   72   73   74   75   76   77   78

B) Huyền Trang (Hsuan-tsang, cách ghi mới Xuánzhuǎng: 600-664)


1) Tiểu sử:

Ngài còn được vinh danh là Tam Tạng Pháp sư, một tăng nhân vĩ đại và là một trong bốn dịch giả lớn nhất của PG Trung quốc. Ngài còn là người sáng lập Pháp tướng tông (Faxiang), một dạng của Duy thức tông (yogācāra, vijñānavāda) tại Trung Quốc. 

 

Tượng của Huyền Trang ở Chùa Từ Ân, Trường An (Xi'an)

Thích Huyền Trang, tên là Trần Vỹ, sinh vào năm thứ 16 đời Tùy Văn Đế Dương Kiên (596 TL) tại tỉnh Hà Nam trong gia đình sùng kính Khổng học. Năm lên 13 tuổi ngài đã xuất gia và năm 21 tuổi thọ cụ túc giới. Ngài được kinh sách mô tả là người rất thông minh mà tánh tình nghiêm cẩn, hòa nhã, và khiêm tốn và có lòng từ mẫn, đại độ, cương quyết và trầm tĩnh. 

Dù trong vài thế kỷ qua trước đã có nhiều sự giao lưu của các tăng sĩ giữa Ấn và Hoa và đã có nhiều dịch bản kinh Phật lưu hành ở Trung quốc. Tương truyền năm 67 TL, đời vua Minh Ðế nhà Hậu Hán có hai đại sư Ấn là Kasyapa-matamga (Ca Diếp Ma Ðằng) và Trúc Pháp Lan truyền pháp đến Trung quốc. Vua Min Ðế cho cất Bạch Mã Tự để thờ Phật và để hai vị trú mà dịch kinh. Bản dịch đầu tiên là Tứ Thập Nhị Chương. Hai vị này là người đã đặt giềng mối cho Phật Giáo ở Trung quốc từ đấy. 

Rồi những vị sư Ấn Ðộ khác tiếp tục đến Trung Hoa như vào năm 147 có Arsakes (An Thế Cao) đến Lạc Dương, ngài đã dịch kinh Tiểu thừa như Tứ Ðế Kinh, Chuyển Pháp Luân Kinh, Bát Chính Ðạo Kinh rồi sau đó trong khoảng 178-189, ngài Lokaraksa (Chi Lâu Ca Sấm) đến Trung Hoa đã dịch nhiều kinh điển Ðại thừa như Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Bang Chu Tam Muội, Kinh Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác. Nhưng người học kinh lại vì có nhiều kiến giải Phật học khác nhau nên mới nẩy sinh các tông phái, hệ phái như Tịnh Độ tông, Luật tông, Pháp tướng tông, Chân ngôn tông, Cu xá tông, Duy thức tông, vv... làm ngài càng thêm hoang mang. 

Việc này đã thúc đẩy Huyền Trang lên đường đi Ấn Ðộ để tự mình tìm hiểu. Năm 627 ngài rời Trường An lúc 27 tuổi; năm 631 đến Peshawar viếng tháp mộ của vua Kanishka (Ca-Nị-Sắc-Ca Vương); năm 633 đến Tây trúc chiêm bái các Phật tích như Kapilavastu (Ca-tỳ-la-vệ) quê hương của thái tử Tất Đạt Đa. Năm 636 đến kinh đô Kanauji của hoàng đế Harshavardhana, Huyền Trang nhìn thấy hàng trăm tăng viện, hàng chục ngàn tăng sĩ. Sau đó Huyền Trang đến Savastis (Xá-Vệ) nơi Phật thường đến thuyết pháp, rồi đến vườn Lumbini nơi Phật đản sinh, Kusinagara (Câu-thi-ma-kiệt-la) nơi Phật nhập diệt, Benares (Ba-nại-la) thăm Sarnath (Lộc Uyển) nơi Phật chuyển thánh luân, Vaisali (Vệ-xá-lị) nơi Phật thường an cư kiết hạ, Pataliputra (Hoa thị thành) và Bodhgaya (Bồ đề đạo tràng hay Giác Thành) và cuối cùng tìm đến và trúng tuyển sinh vào PHV Nalanda khoảng 638. Bấy giờ viện chủ là Đại sư Giới Hiền (śīlābhadra) tuy tuổi đã cao, đã truyền cho Pháp môn Duy thức. Hai năm sau, Huyền Trang rời Nalanda đi thăm xứ Odradeca, Kalinge, Andhra, Pallava và Tích Lan để mở mang liến thức, rồi trở về lại Nalanda tiếp tục tu học cho đến 643. 

Huyền Trang là người biện luận giỏi, trong 10 năm ở Ấn, đã hóa giải những cuộc tranh luận với nhiều tăng lữ Tiểu thừa cũng như Bà-la môn nên danh tiếng lừng lẫy và nhiều vua chúa mời ngài thuyết pháp. Năm 645, ngài được 44 tuổi, Huyền Trang về đến Trường An trong sự đón tiếp tưng bừng của sư sãi, thần dân kinh thành nhà Đường sau nhiều năm gian khổ bộ hành qua 123 xứ lớn nhỏ. Huyền Trang đã mang về Trung Quốc150 Xá lợi tử, bảy tượng Phật bằng gỗ quý cao từ 1 thước tới 3 thước rưỡi, và 647 bộ kinh Tiểu thừa và Ðại thừa. Tất cả đều được đưa về chùa Hoàng Phúc, rồi một năm sau đưa về chùa Từ Ân vừa mới được triều đình xây dựng cho ngài. 

Suốt 19 năm sau, ngài đã dịch được 75 bộ 1.335 cuốn kinh. Vì ngài thông thái cả văn hệ Sanskrit nên đã dịch ngược hai bộ kinh từ Hán văn ra Sanskrit là ‘Ðại thừa khởi tín luận’ (mahāyānaśraddhotpāda-śāstra), vì nguyên bản đã thất truyền; và ‘Đạo đức Kinh’ của Lão Tữ. Qua những công trình này ngài đã đem lại cho ngôn tự và văn học Trung Hoa trên ba vạn từ ngữ và ý niệm triết học mới. Điều này đã làm cho văn học đời Đường thêm khởi sắc. 

Huyền Trang mất ngày mùng 5 tháng 2 năm Lân Đức nguyên niên (664). Ngày 14 tháng 4, một triệu người ở Trường An và tứ xứ lại đưa linh cửu ông tới an táng ở Bạch Lộc Nguyên. Vua Thái Tông nhà Đường lúc đó đã băng; Vua Cao Tông ra lệnh quốc táng rất long trọng. 

---o0o---





tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   70   71   72   73   74   75   76   77   78




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương