Nhung Ho Phap Vuong Cua Phat Giao Trong Lich Su An Do Tran Truc Lam


Một đại hội khác của Đại chúng bộ tại Pàtaliputra



tải về 0.63 Mb.
trang14/78
Chuyển đổi dữ liệu02.01.2022
Kích0.63 Mb.
#32951
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   78

Một đại hội khác của Đại chúng bộ tại Pàtaliputra


Ngoài đại hội vừa kể, còn có một đại hội khác của Đại chúng bộ đã diễn ra tại Pàtaliputra trước triều đại Maurya, khoảng năm 350 TTL, tức hơn một thế kỷ trước kỳ kết tập thứ 3 kể trên. Đại hội này dĩ nhiên không được phái Trưởng lão bộ ghi nhận nên không được chính thức ghi trong Luật tạng.

Lí do đại hội cũng đã không được chép lại rõ ràng, cho nên những sự kịện biết được cho đến nay chỉ như là huyền sử. Một tỷ-kheo tại Pāṭaliputra tên là Ðại Thiên (Mahādeva), có vẻ là thủ lãnh của Đại chúng bộ (Mahasamghikas) bấy giờ nêu lên năm nghi thuyết về cảnh giới của Arhat (A-la-hán): 1. Dư sở dụ: A-la-hán vì còn nhục thân nên có thể bị tham ái chi phối; có nơi còn nói rõ là bị mộng tinh (CBETA – Chinese Buddhist Electronic Text Association – T49, no. 2032, p. 18, a11-13 ghi là ‘nocturnal emission’ đúng hơn phải là ‘nocturnal ejaculation’) 2. Vô tri: A-la-hán chưa hoàn toàn thoát khỏi Vô minh; 3. Do dự: A-la-hán chưa hết nghi ngờ; 4. Tha linh nhập: A-la-hán còn cần trợ lực bên ngoài mới biết mình đạt Bồ-đề; 5. Ðạo nhân thanh cố khởi (Ðạo nương vào âm thanh mà sinh): A-la-hán cần những thanh âm đặc biệt để đạt Ðịnh, và ngộ chân lí.

Đại chúng bộ không những đã ủng hộ năm thuyết của Mahadeva mà còn đi xa hơn tán thành luận thuyết về cảnh giới chứng ngộ của Phật còn cao hơn A-la-hán. Phái này cho rằng Phật là nhân vật siêu thế, vô tận, đã đạt Nhất thiết trí, toàn năng, thể nhập đại định vĩnh cửu, với thân tâm hoàn toàn thanh tịnh. Quan điểm của Đại chúng bộ được xem là tiền thân của giáo pháp Đại thừa sau này. Nhưng đối với Thượng tọa bộ, Phật vẫn chỉ là một nhân vật lịch sử, được xem là một bậc vạn thế sư biểu tôn kính, không phải là hoá thân của một thật thể nào.

Trưởng lão bộ đã bài bác các quan điểm này qua lần kết tập thứ ba với bộ Kathāvatthu (Luận Sự) của cao tăng Moggalliputta-Tissa, như đã nói trên.

Năm thuyết của Ðại Thiên đã làm cho sự phân chia Tăng-già ra làm hai phái sâu xa hơn không thỏa hiệp được nữa. Nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy “ngũ thuyết” của Đại thiên chẳng có liên hệ gì đến đại chúng bộ cả. Nhưng càng về sau, nhiều luận bản xuất hiện làm xa dần khoảng cách định nghĩa giữa từ Phật và từ A-la-hán. Lúc ban sơ đức Phật vẫn tự cho mình là một A-la-hán.

Điều này còn được Ðại Chúng Bộ phát triển thêm qua lần kết tập thứ tư, vào năm Phật lịch 400, tức khỏang đầu TK thứ 2 TL, tại Jālandhar Kashmīrthat, Kashmir, mà trong văn học PG hay gọi là xứ Ô- Trượng-Na (Udỳanna), gồm 500 vị tỷ-kheo dưới sự chủ tọa của đại sư Vasumitra (Thế Hữu, dịch âm là Bà-tu Mật-đa) và sự bảo trợ của Hòang đế Kanishka I (127-151 TL). Mục đích của kỳ kết tập này là để soạn ra các bộ luận: Kinh Sớ, Luật Sớ và Luận Sớ. Ðại hội này chính là khởi điểm cho sự phát triển của Sarvāstivāda (Nhất thiết hữu bộ) và Ðại thừa (Mahayana) về sau.

Vasumitra là Tổ thứ 7 của Thiền tông Ấn độ. Giáo lí của ngài nằm giữa Tiểu thừa và Ðại thừa.Tương truyền Vasumitra là tác giả của hai bộ luận là samayabhedavyūhacakra-śāstra (Dị bộ tông luân luận) và ārya-vasumitra-bodhisattva-saṃcita-śāstra (Tôn Bà-tu-mật Bồ Tát sở tập luận). Chính ngài đã đề cập đến sự tranh luận giữa Trưởng lão bộ và 5 thuyết của Mahadeva trong kỳ kết tập thứ ba dưới triều Asoka; và bộ Đại tì bà sa (Mahavibhasa) được viết sau đó để bôi lọ Mahadeva, thủ lãnh của Đại chúng bộ (CBETA - T27, no. 1545, p. 510, c23-p. 512, a19). Phần này đã lý giải rằng phái Nhất thiết hữu bộ ở vùng tây bắc Ấn là hậu duệ của những vị A-la-hán kể trên.

Riêng Thượng tọa bộ thì cho rằng lần kết tập lần thứ tư đã được tổ chức tại động Aloka gần làng Matale ở Tích Lan vào khoảng 35-32 TTL do Maharakkhita chủ tọa, gồm 500 vị tỷ-kheo, dưới sự bảo trợ của vua Vattagàmani. (John Snelling, The Buddhist Handbook). Qua đại hội, tam tạng của Trưởng lão bộ được hiệu đính, sắp xếp, chú thích của ba tạng, rồi ghi lại Tam tạng trên lá cọ (palm) bằng tiếng Pàli.

Các lần kết tập thứ 5 và thứ 6: đều được Thượng Tọa Bộ tổ chức vào các thời kỳ 1868-1871 tại Madalay và 1954-1956 tại Yangon. Cả hai đều là kinh đô Miến Điện vào thời tương ứng.

---o0o---




tải về 0.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   78




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương