Nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin a. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin


C. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN



tải về 113.01 Kb.
trang9/38
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích113.01 Kb.
#51023
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   38
FILE 20201110 104024 Đề-cương-chi-tiết-NNLCBCCNMLN-F1-2018

C. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

1. Khái niệm Triết học Mác – Lê nin.

2. Tiền đề tư tưởng cho sự ra đời của Triết học Mác – Lênin.

- Triết học duy vật của Hê Ghen

- Triết học duy vật của Phơ Bách
Phần thứ nhất

THẾ GIỚI QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC

CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN
CHƯƠNG 1. TRIẾT HỌC VỀ TỰ NHIÊN

(BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN)
I. MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

1. Vật chất và các hình thức tồn tại của nó


  • Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin:

“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”

  • Nội dung khoa học của định nghĩa vật chất của Lê nin

+ “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan”: Phạm trù vật chất là một phạm trù được triết học sử dụng để biểu đạt thực tại khách quan. Nó (phạm trù vật chất) là cái biểu đạt và thực tại khách quan là cái được biểu đạt, hay đối tượng được biểu đạt. Nó (phạm trù vật chất) là cái thuộc về chủ thể nhận thức, thuộc về cái tinh thần của con người. Cái được biểu đạt hay đối tượng được biểu đạt là thực tại khách quan, là cái thuộc về khách thể nhận thức, là cái bên ngoài chủ thể nhận thức bên ngoài con người. Nó (phạm trù vật chất) biểu hiện trình độ nhận thức, trình độ sáng tạo của tư duy con người về thực tại khách quan tồn tại bên ngoài con người.

“Vật chất với tính cách như vậy là một sự sáng tạo thuần túy của tư duy, là một điều thuần túy của tư duy trừu tượng. Chúng ta bỏ qua những sự khác nhau về chất của những sự vật tồn tại hữu hình vào khái niệm vật chất” (Ph. Ăngghen: Biện chứng của tự nhiên, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr.366).

+ “Thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác…”. Thực tại khách quan là cái tồn tại bên ngoài con người được chuyển tải vào các giác quan và tạo nên các cảm giác ở con người. Thực tại khách quan là nguyên nhân, là cái có trước, cảm giác là cái kết quả, cái có sau. Cảm giác là cái được hình thành do sự chuyển tải của các thực tại khách quan bên ngoài vào các giác quan của con người.

Lênin: “Thực tại khách quan là nguồn gốc của các cảm giác của con người” (Lê nin toàn tập, tập 18, trang )

+ “Thực tại khách quan… được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh”: Thực tại khách quan là cái được sao chụp hay đối tượng được sao chụp, cảm giác là cái sao chụp. Thực tại khách quan là nguyên bản, là bản gốc, bản chính, cảm giác là phiên bản là thực tại khách quan. Là phiên bản (The Reprodution) của cái nguyên bản (The Original), cảm giác mang trong mình những thông tin có thực ở thực tại khách quan và là nguồn gốc đưa đến sự hiểu biết hay tri thức của con người.

+ “Thực tại khách quan… tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”: Thực tại khách quan tồn tại bên ngoài con người, không phụ thuộc vào cảm giác của con người, không phụ thuộc vào sự phản ánh của con người, không phụ thuộc vào sự phản ánh của con người. Thực tại khách quan tồn tại không bị điều kiện hóa bởi cảm giác, không bị ràng buộc bởi cảm giác của con người. Thực tại khách quan tồn tại tự nó, do nó, bởi nó, vì nó.

“Đặc tính duy nhất của vật chất mà chủ nghĩa duy vật thì gắn liền với việc thừa nhận đặc tính này – là cái đặc tính tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức của chúng ta” (V.I.Lê nin, Toàn tập, tập 14, trang 365)

Tổng quát lại:

- Vật chất là tất cả những gì tồn tại khách quan ở bên ngoài cảm giác, ý thức của con người, độc lập, không phụ thuộc vào cảm giác ý thức của con người. Sự tồn tại của vật chất không phụ thuộc vào việc con người có cảm giác được sự tồn tại của nó hay không.

- Vật chất là nguồn gốc của các cảm giác của con người. Không có sự tồn tại khách quan và sự tác động khách quan của chúng vào các giác quan của con người thì không có các cảm giác của con người về chúng.

- Cảm giác, ý thức chỉ là sự phản ánh của cái thực tại khách quan tồn tại ở bên ngoài con người. Cảm giác là kết quả y sự tiếp nhận, sự tác động của thế giới khách quan vào cảm giác của con người. Cảm giác là hình ảnh tinh thần của cái thực tại khách quan bên ngoài con người.


  • Các dạng tồn tại của vật chất

+ Về phương diện cơ học?

+ Về phương diện vật lý?

+ Về phương diên hóa học?

+ Về phương diện sinh học?

+ Về phương diên xã hội?


  • Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất

+ Về mặt khoa học: Định nghĩa đã phân biệt sự khác nhau giữa phạm trù vật chất của triết học và phạm trù vật chất của các khoa học cụ thể. Phạm trù vật chất của triết học khái quát toàn bộ thế giới khách quan, khái quát đặc tính chung nhất mọi vật chất cụ thể, là đặc tính tồn tại khách quan. Trong khi phạm trù vật chất của các khoa học cụ thể khái quát những đặc tính, đặc điểm, thuộc tính, kết cấu vật chất cụ thể mà khoa học đó nghiên cứu. Các khám phá của khoa học đó bổ sung cho thuộc tính khách quan mà triết học đã khái quát về vật chất.

+ Về mặt triết học: Định nghĩa vật chất của Lênin đã giải quyết một cách triệt để hai mặt vấn đề cơ bản của triết học.

- Về mặt bản thể luận: Định nghĩa khẳng định vật chất có trước, là cái sinh ra, quyết định ý thức.

- Về mặt nhận thức luận: Định nghĩa khẳng định vật chất là nguồn gốc của nhận thức, là nguồn gốc của qúa trình tìm hiểu, khám phá của con người.



  • Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.

  • Không gian và thời gian.


tải về 113.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương