Nhập môn những nguyên lý CƠ BẢn của chủ nghĩa mác-lênin a. Khái lưỢc về chủ nghĩa máC – LÊnin


Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức



tải về 113.01 Kb.
trang11/38
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích113.01 Kb.
#51023
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   38
FILE 20201110 104024 Đề-cương-chi-tiết-NNLCBCCNMLN-F1-2018

3. Quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức

  • Vai trò của vật chất đối với ý thức

+ Về nguồn gốc hình thành: Vật chất có trước, ý thức có sau; Vật chất sinh ra ý thức; Vật chất quyết định ý thức.

+ Về nội dung phản ánh: Vật chất như thế nào, ý thức phản ánh như thế ấy.

+ Về khuynh hướng vận động: Sự vận động của vật chất quyết định sự vận động, biến đổi của ý thức. Khi vật chất thay đổi thì ý thức sớm hay muộn cũng thay đổi theo.


  • Vai trò của ý thức đối với vật chất

+ Ý thức trang bị cho con người sự hiểu biết cần thiết về những thuộc tính, đặc điểm, quy luật của vật chất, giúp con người phân tích, xác định khuynh hướng vận động của vật chất…

+ Ý thức chỉ đạo toàn bộ hoạt động thực tiễn của con người và thông qua hoạt động thực tiễn tác động trở lại vật chất, thông qua các công cụ phương tiện, lực lượng vật chất…



  • Ý thức tác động trở lại vật chất hoặc theo hướng tích cực hoặc theo hướng tiêu cực phụ thuộc vào

+ Sự phù hợp hay không phù hợp của sự phản ánh của nó đối với vật chất

+ Sự phổ biến truyền bá của nó trong khối đông con người ...

+ Việc sử dụng các công cụ, phương tiện, lực lượng vật chất phù hợp hay không phù hợp.

4. Ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa vật chất và ý thức


  • Vật chất là tất cả những gì tồn tại ở bên ngoài và độc lập với ý thức của con người, ý thức của loài người. Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất sinh ra và quyết định ý thức; ý thức có sau, do vật chất sinh ra, quyết định và phụ thuộc vào vật chất. Vì vậy trong đời sống muốn nhận thức đúng đắn, khách quan, khoa học phải xuất phát từ chính vật chất, từ chính đời sống vật chất để giải quyết những vấn đề do đời sống đặt ra; phải tìm nguyên nhân của sự vật trong chính sự vật và từ đó tìm ra các biện pháp để giải quyết vấn đề chứ không phải tìm ý thức và cắt nghĩa ý thức bằng ý thức và trong ý thức

“Trong hoạt động thực tiễn thì hoàn cảnh xung quanh (bao gồm cả hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội), các điều kiện, phương tiện vật chất,… cùng các quy luật vốn có của chúng chính là những nhân tố vật chất, còn sự hiểu biết, tình cảm, ý chí, nguyện vọng,… của chúng ta chính là những nhân tố tinh thần. Các nhân tố vật chất và tinh thần này gắn bó hữu cơ với nhau, tác động qua lại với nhau. Trong đó xét đến cùng, các nhân tố vật chất giữ vai trò quyết định. Vì vậy toàn bộ đường lối, chính sách, chủ trương công tác của chúng ta bao giờ cũng phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng các quy luật khách quan, căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh khách quan cho phép. Làm trái với nguyên tắc đó thì nhất định sẽ gặp thất bại trong công tác” (Tìm hiểu chủ nghĩa duy vật biện chứng, Nguyễn Duy Thông, Lê Hữu Tầng – Nguyễn văn Nghĩa, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà nội, 1979, trang 133)

Theo C. Mác: “Chỉ khi nào hiểu được những điều kiện sinh hoạt vật chất ở mọi thời đại tương ứng thì mới có thể hiểu được tất cả những quan hệ xã hội và quốc gia, tất cả các hệ thống tôn giáo và pháp luật, tất cả các quan điểm lý luận đã xuất hiện trong lịch sử và tất cả những cái này đều rút ra từ những điều kiện vật chất ấy” (C.Mác, Ph.Ăng ghen, Toàn tập, Tập I, trang 576)



  • Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là các phản ánh của các vật chất tồn tại khách quan bên ngoài, là các vật chất khách quan được di chuyển vào bộ óc người và được cải biến đi ở trong đó; ý thức là sự phản ánh tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo thế giới khách quan; có thể tác động trở lại vật chất hoặc theo hướng tích cực, hoặc theo hướng tiêu cực. Vì vậy:

Thứ nhất, không được tuyệt đối hóa, cường điệu hóa vai trò, tác dụng của ý thức bất chấp điều kiện hoàn cảnh của vật chất. Dù ý thức quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động thực tiễn của con người thì xét đến cùng vai trò đó vẫn diễn ra trên cơ sở vật chất quyết định ý thức, vật chất có trước, ý thức có sau.

Thứ hai, không đánh giá thấp vai trò, tác dụng của ý thức hoặc xem thường tác dụng của nó trong đời sống con người. Việc đánh giá thấp hoặc xem thường vai trò, tác dụng của ý thức sẽ dẫn đến thái độ bó tay, khuất phục đầu hàng trước hoàn cảnh, dẫn đến chủ nghĩa bi quan, định mệnh. Luôn luôn phải nhớ rằng con người vừa là chủ thể nhận thức, vừa là chủ thể hành động.




tải về 113.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   38




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương