NHÀ xuất bản tài chíNH



tải về 3.6 Mb.
trang28/34
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2016
Kích3.6 Mb.
#14432
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   34

Điều 2. Bổ sung hướng dẫn điểm 3.1, khoản 3, Mục I, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC về giảm trừ gia cảnh như sau:

3. Bổ sung hướng dẫn tiết 3.1.8 như sau:

Trường hợp đối tượng nộp thuế có thu nhập từ tiền lương, tiền công thường xuyên, ổn định từ 02 nơi trở lên; hoặc vừa có thu nhập từ kinh doanh vừa có thu nhập từ tiền lương tiền công thường xuyên ổn định; hoặc có thu nhập từ kinh doanh thường xuyên ổn định từ 02 nơi trở lên thì đối tượng nộp thuế được lựa chọn nơi đăng ký giảm trừ gia cảnh; cụ thể như sau:

- Về giảm trừ cho bản thân: đối tượng nộp thuế được lựa chọn khai giảm trừ cho bản thân ở một nơi phát sinh thu nhập; đồng thời phải thông báo cho đơn vị chi trả thu nhập khác hoặc cơ quan thuế (nơi có hoạt động kinh doanh khác) biết để không tính giảm trừ trùng.

- Về giảm trừ cho người phụ thuộc: trường hợp, đối tượng nộp thuế có nhiều người phụ thuộc, mà số người phụ thuộc tính giảm trừ ở một nơi phát sinh thu nhập không đủ giảm trừ thì được đăng ký số người phụ thuộc chưa giảm trừ hết vào nơi phát sinh thu nhập khác để được giảm trừ

b) Đối với đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh

- Đối tượng nộp thuế có thu nhập từ kinh doanh khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc cùng với tờ khai tạm nộp thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp thuế theo kê khai hoặc tờ khai thuế dành cho cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp khoán.

- Đối tượng nộp thuế khai giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc tại các tờ khai nêu trên vào đầu năm 2009 phải có đủ hồ sơ chứng minh về người phụ thuộc theo hướng dẫn tại điểm 3.1.7 khoản 3 mục I phần B Thông tư này và nộp cho Chi cục Thuế trực tiếp quản lý cá nhân kinh doanh chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 2009.

- Trường hợp có phát sinh tăng, giảm người phụ thuộc hoặc mới ra kinh doanh thì hồ sơ chứng minh người phụ thuộc phải nộp chậm nhất là sau 03 tháng kể từ ngày khai người phụ thuộc tại tờ khai thuế.

- Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp. Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế khoán phải điều chỉnh lại mức thuế đã khoán.

3.1.9. Đối tượng nộp thuế chỉ phải nộp hồ sơ chứng minh cho một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ kể cả trường hợp đối tượng nộp thuế thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi kinh doanh.

Đối tượng nộp thuế vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì việc tạm giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc vào loại thu nhập nào là do đối tượng nộp thuế lựa chọn và đăng ký theo hướng dẫn nêu trên. Trường hợp có nhiều người phụ thuộc nhưng kê khai tạm giảm trừ không hết vào một loại thu nhập thì được tạm giảm trừ vào cả hai loại thu nhập.

3.2. Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

3.2.1. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học được trừ vào thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công trước khi tính thuế của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú, bao gồm :

a) Khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa. Các tổ chức cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa phải được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội. Tài liệu để chứng minh đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, người già không nơi nương tựa là chứng từ thu hợp pháp của tổ chức, cơ sở.

b) Khoản chi đóng góp vào các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được thành lập và hoạt động theo quy định tại Nghị định số 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, khuyến học, không nhằm mục đích lợi nhuận và quy định tại các văn bản khác có liên quan đến việc quản lý, sử dụng các nguồn tài trợ.

Tài liệu chứng minh đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phải là chứng từ thu hợp pháp do các tổ chức, các quỹ của Trung ương hoặc của tỉnh cấp.

3.2.2. Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học phát sinh năm nào được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó, nếu giảm trừ không hết trong năm thì cũng không được chuyển trừ vào thu nhập chịu thuế của năm tính thuế tiếp theo. Mức giảm trừ tối đa không vượt quá thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ kinh doanh của năm phát sinh đóng góp từ thiện nhân đạo.



Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày27/03/2009 của Bộ Tài Chính

Điều 3-Bổ sung vào khoản 3, mục I, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC điểm mới (3.3) như sau:

Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc được giảm trừ khi xác định thu nhập tính thuế là các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật Bảo hiểm Y tế như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp,... Các khoản bảo hiểm khác không được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế.

Mức bảo hiểm được trừ căn cứ vào hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế. Trường hợp cá nhân tự đóng các khoản bảo hiểm nói trên thì mức được trừ căn cứ vào chứng từ của cơ quan bảo hiểm và tỷ lệ đóng bảo hiểm theo hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế.

Thông tư 02/2010/TT-BTC ngày 11/1/2010 của Bộ Tài Chính

Điều 4. Bổ sung điểm 3.3 vào khoản 3, mục I, phần B như sau:

3.3. Giảm trừ đối với khoản bảo hiểm bắt buộc:



3.3.1. Cá nhân cư trú có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Bộ Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội được trừ các khoản bảo hiểm này vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế. Tiền đóng bảo hiểm của năm nào được trừ vào thu nhập chịu thuế của năm đó.

3.3.2. Cá nhân người nước ngoài là đối tượng cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam là cá nhân cư trú nhưng làm việc tại nước ngoài có thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công ở nước ngoài tham gia đóng các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của quốc gia cá nhân cư trú mang quốc tịch tương tự quy định của pháp luật Việt Nam như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác (nếu có) thì được trừ các khoản phí bảo hiểm đó vào thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công khi tính thuế thu nhập cá nhân.

a). Căn cứ xác định các khoản bảo hiểm được trừ: Cá nhân thuộc đối tượng nêu tại điểm 3.3.2 nêu trên phải có các chứng từ chứng minh đã nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc theo quy định của nước ngoài.

Chứng từ chứng minh bao gồm: chứng từ thu tiền của cơ quan bảo hiểm hoặc xác nhận của cơ quan chi trả thu nhập về số tiền bảo hiểm đã khấu trừ, đã nộp (trường hợp cơ quan chi trả nộp thay).

b) Cá nhân người nước ngoài và người Việt Nam có tham gia đóng các khoản bảo hiểm nêu trên ở nước ngoài sẽ được tạm giảm trừ ngay vào thu nhập để khấu trừ thuế trong năm (nếu có chứng từ) và quyết toán theo số chính thức khi hết năm; trường hợp không có chứng từ để tạm giảm trừ trong năm thì sẽ giảm trừ một lần khi quyết toán thuế”.

4. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế luỹ tiến từng phần theo quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:


Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)



Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)



Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Thu nhập tính thuế áp dụng Biểu thuế này là thu nhập của cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công sau khi đã trừ đi khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc, khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

5. Cách tính thuế

Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công là tổng số thuế được tính theo từng bậc thu nhập và thuế suất tương ứng theo biểu luỹ tiến từng phần, trong đó số thuế tính theo từng bậc thu nhập được xác định bằng thu nhập tính thuế của bậc thu nhập nhân (x) với thuế suất tương ứng của bậc thu nhập đó.

Ví dụ: Ông A là cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 10 triệu đồng. Ông A phải nuôi 02 con dưới 18 tuổi; trong tháng ông phải nộp các khoản bảo hiểm bắt buộc là: 5% bảo hiểm xã hội, 1% bảo hiểm y tế trên tiền lương; trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Thuế thu nhập cá nhân ông A tạm nộp trong tháng được xác định như sau:

- Ông A được giảm trừ khỏi thu nhập chịu thuế các khoản sau:

+ Cho bản thân là: 4 triệu đồng;

+ Cho 02 người phụ thuộc (2 con) là: 1,6 triệu đồng x 2 = 3,2 triệu đồng;

+ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là: 10 triệu đồng x 6% = 0,6 triệu đồng

Tổng cộng các khoản được giảm trừ là: 4 + 3,2 + 0,6 = 7,8 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là: 10 triệu đồng – 7,8 triệu đồng = 2,2 triệu đồng.

- Như vậy sau khi giảm trừ các khoản theo quy định, thu nhập tính thuế của ông A được xác định thuộc bậc 1của biểu lũy tiến từng phần là:

2,2 triệu đồng x 5% = 0,11 triệu đồng

Tổng số thuế phải nộp trong tháng là: 0,11 triệu đồng.

Ví dụ: Ông B có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 90 triệu đồng (đã trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc), ông B phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông B không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông B được tính như sau:

- Ông B được giảm trừ các khoản sau:

+ Cho bản thân là 4 triệu đồng.

+ Cho 2 người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng x 2 người = 3,2 triệu đồng

- Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế luỹ tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là:

90 triệu đồng - 4 triệu đồng – 3,2 triệu đồng = 82,8 triệu đồng

- Số thuế phải nộp được tính là:

+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:

5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng

+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:

(10 triệu đồng - 5 triệu đồng) x 10% = 0,5 triệu đồng

+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:

(18 triệu đồng - 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng

+ Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%:

(32 triệu đồng - 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng

+ Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%:

(52 triệu đồng - 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng

+ Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%:

(80 triệu đồng - 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng

+ Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 82,8 triệu đồng, thuế suất 35%:

(82,8 triệu đồng - 80 triệu đồng) x 35% = 0,98 triệu đồng

Như vậy, với mức thu nhập trong tháng là 90 triệu đồng, tổng số thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông B theo biểu thuế luỹ tiến từng phần là:

(0,25 + 0,5 + 1,2 + 2,8 + 5 + 8,4 + 0,98) = 19,13 triệu đồng

Để thuận tiện cho việc tính toán, có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 02/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư này.

6. Trường hợp nhiều người cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh kể cả trường hợp cho thuê nhà, thuê mặt bằng có nhiều người cùng đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất (gọi chung là nhóm cá nhân kinh doanh), sau khi đã xác định được thu nhập chịu thuế từ kinh doanh theo hướng dẫn tại khoản 1 mục I phần B Thông tư này, thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân được phân chia theo một trong các cách sau đây:

6.1. Theo tỷ lệ vốn góp của từng cá nhân ghi trong đăng ký kinh doanh; hoặc

6.2. Theo thoả thuận giữa các cá nhân; hoặc

6.3. Theo số bình quân thu nhập đầu người trong trường hợp đăng ký kinh doanh không xác định tỷ lệ vốn góp hoặc không có thoả thuận về phân chia thu nhập giữa các cá nhân.

Trên cơ sở thu nhập chịu thuế của mỗi cá nhân cùng tham gia kinh doanh đã xác định theo nguyên tắc phân chia nêu trên, từng cá nhân được giảm trừ gia cảnh, giảm trừ từ thiện, nhân đạo, khuyến học, các khoản bảo hiểm bắt buộc để xác định thu nhập tính thuế và số thuế thu nhập cá nhân phải nộp riêng cho từng cá nhân.

Ví dụ: ông A, ông B, ông C cùng đứng tên trong một đăng ký kinh doanh, cùng tham gia kinh doanh (nhóm cá nhân kinh doanh).

- Trường hợp trong đăng ký kinh doanh có nêu rõ tỷ lệ góp vốn của từng cá nhân là: ông A: 50%, ông B: 30%, ông C: 20%; giả sử thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân năm X là 300 triệu đồng và mỗi cá nhân có số người phụ thuộc là 2 người, trong năm không phát sinh các khoản đóng góp từ thiện. Số thuế thu nhập cá nhân mỗi cá nhân phải nộp được xác định như sau:

- Bước 1: xác định thu nhập chịu thuế của từng cá nhân:

Ông A = 300 x 50% = 150 triệu đồng

Ông B = 300 x 30% = 90 triệu đồng

Ông C = 300 x 20% = 60 triệu đồng

- Bước 2: xác định thu nhập tính thuế của từng cá nhân:

Ông A = 150 - {(4 triệu đồng x 12 tháng) + (1,6 triệu đồng x 2 người x 12 tháng)} = 63,6 triệu đồng

Ông B = 90 - {(4 triệu đồng x 12 tháng) + (1,6 triệu đồng x 2 người x 12 tháng)} = 3,6 triệu đồng

Ông C = 60 - {(4 triệu đồng x 12 tháng) + (1,6 triệu đồng x 2 người x 12 tháng)} = - 26,4 triệu đồng

Vậy Ông C có thu nhập trong năm X chưa đến mức phải nộp thuế thu nhập cá nhân

- Bước 3: Xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp trong năm của cá nhân có thu nhập đến mức phải nộp thuế:

Căn cứ biểu thuế luỹ tiến từng phần:

Ông A = (60 triệu đồng x 5%) + (3,6 triệu đồng x 10%) = 3,36 triệu đồng

Ông B = 3,6 triệu đồng x 5% = 180.000 đồng.

II. CĂN CỨ TÍNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN THU NHẬP KHÁC


  1. Đối với thu nhập từ đầu tư vốn

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.

1.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3 mục II phần A Thông tư này.

1.2. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

1.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

Trường hợp thu nhập từ đầu tư vốn qui định tại điểm 3.4 và 3.7 khoản 3 mục II phần A Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân thực nhận thu nhập về giá trị phần vốn góp tăng thêm hoặc thời điểm chuyển nhượng cổ phiếu.

Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.

1.4. Cách tính thuế


Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 5%

2. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn

2.1. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập tính thuế và thuế suất.

2.1.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng phần vốn góp là thu nhập chịu thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ giá mua của phần vốn góp và các chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

a) Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá thanh toán hoặc giá thanh toán trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo qui định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.

b) Giá mua

Giá mua của phần vốn góp được xác định đối với từng trường hợp như sau:

- Nếu là chuyển nhượng vốn góp thành lập doanh nghiệp là trị giá phần vốn tại thời điểm góp vốn. Trị giá vốn góp được xác định trên cơ sở sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ.

- Nếu là phần vốn do mua lại thì giá mua là giá trị phần vốn đó tại thời điểm mua. Giá mua được xác định căn cứ vào hợp đồng mua lại phần vốn góp.

c) Các chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của hoạt động chuyển nhượng vốn: là những chi phí hợp lý thực tế phát sinh liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn, có hoá đơn, chứng từ hợp lệ theo chế độ quy định. Cụ thể như sau:

- Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;

- Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách khi làm thủ tục chuyển nhượng;

- Các khoản chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng vốn có hoá đơn, chứng từ hợp lệ.

2.1.2. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

2.1.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.

Thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành quy định tại khoản này là thời điểm các bên tham gia chuyển nhượng làm thủ tục khai báo, chuyển quyền sở hữu với cơ quan cấp đăng ký kinh doanh hoặc doanh nghiệp quản lý vốn góp.

2.1.4. Cách tính thuế


Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất (20%)

2.2. Đối với chuyển nhượng chứng khoán

Căn cứ tính thuế đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán là thu nhập tính thuế và thuế suất.

2.2.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán chứng khoán trừ giá mua, các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng.

a) Giá bán chứng khoán được xác định như sau

- Đối với chứng khoán niêm yết: giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường chứng khoán tại thời điểm bán. Giá thị trường tại thời điểm bán là giá khớp lệnh do Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khoán công bố.

- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá bán chứng khoán là giá chuyển nhượng thực tế tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.



Thông tư số 62/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009

Điêù 4-Thay thế nội dung nêu tại gạch đầu dòng thứ 3, tiết 2.1.2 a, điểm 2.2, khoản 2, Mục II, Phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC như sau:

Đối với chứng khoán chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán nhưng công ty phát hành cổ phiếu uỷ quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông và cổ phiếu chưa niêm yết, chưa đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán và công ty phát hành không uỷ quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ động thì giá chuyển nhượng chứng khoán làm căn cứ để khấu trừ thuế được căn cứ theo giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng. Trường hợp trên hợp đồng không ghi giá thì căn cứ để khấu trừ thuế là giá chuyển nhượng do người chuyển nhượng tự khai. Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không ghi giá trên hợp đồng tự khai giá chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung kê khai. Trường hợp cơ quan thuế có căn cứ xác định giá ghi trên hợp đồng hoặc giá tự khai là không đúng thực tế thì cơ quan thuế được quyền ấn định giá chuyển nhượng để tính lại số thuế phải nộp đồng thời phạt về hành vi gian lận thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.

Trường hợp hợp đồng chuyển nhượng không quy định giá chuyển nhượng hoặc giá chuyển nhượng trên hợp đồng không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo qui định của Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.

b) Giá mua chứng khoán được xác định như sau:

- Đối với chứng khoán niêm yết: giá mua chứng khoán là giá thực tế mua tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Đối với chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì giá mua chứng khoán là giá thực tế mua tại Trung tâm giao dịch chứng khoán.

- Đối với chứng khoán mua thông qua đấu giá thì giá mua là giá trúng đấu giá.

- Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp nêu trên: Giá mua chứng khoán là giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua.

Trường hợp trên hợp đồng không quy định giá mua hoặc giá mua cao hơn giá theo sổ sách kế toán của đơn vị có chứng khoán tại thời điểm mua không phù hợp với giá thị trường thì cơ quan thuế có quyền ấn định giá mua.

c) Các chi phí hợp lệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với chuyển nhượng chứng khoán là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng chứng khoán có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định bao gồm:

- Chi phí để làm các thủ tục pháp lý cần thiết cho việc chuyển nhượng;

- Các khoản phí và lệ phí người chuyển nhượng nộp ngân sách nhà nước khi làm thủ tục chuyển nhượng;

- Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán;

- Phí uỷ thác chứng khoán căn cứ vào chứng từ thu của đơn vị nhận uỷ thác;

- Các khoản chi phí khác có chứng từ chứng minh.

2.2.2. Thuế suất và cách tính thuế

a) Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20%.

Cá nhân áp dụng thuế suất 20% đối với chuyển nhượng chứng khoán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đăng ký phương pháp nộp thuế theo mẫu số 15/ĐK-TNCN với cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty chứng khoán mà cá nhân đăng ký giao dịch hoặc Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú. Thời hạn đăng ký được thực hiện như sau:

+ Năm 2009: cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký ngay từ đầu năm, thời hạn đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 3 năm 2009.

+ Từ năm 2010 trở đi cá nhân kinh doanh chứng khoán phải đăng ký chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm trước.

- Thực hiện đăng ký thuế và có mã số thuế.

- Thực hiện chế độ kế toán hoá đơn chứng từ, xác định được thu nhập tính thuế từ việc chuyển nhượng chứng khoán theo quy định.

- Việc áp dụng thuế suất 20% phải tính trên tổng các loại chứng khoán đã giao dịch trong năm dương lịch.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân phải nộp như sau:



Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 20%

Cá nhân chuyển nhượng chứng khoán đã đăng ký nộp thuế theo thuế suất 20% vẫn phải tạm nộp thuế theo thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.

b) Trường hợp cá nhân chuyển nhượng chứng khoán không đăng ký nộp thuế theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% thì áp dụng thuế suất 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoản từng lần.

Cách tính thuế phải nộp như sau:


Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Giá chuyển nhượng

x

Thuế suất 0,1%

2.2.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ hoạt động chuyển nhượng chứng khoán được xác định như sau:

a) Đối với chứng khoán niêm yết là thời điểm Trung tâm giao dịch hoặc Sở giao dịch chứng khoán công bố giá thực hiện.

b) Đối với chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán là thời điểm Trung tâm giao dịch công bố giá thực hiện.

c) Đối với chứng khoán không thuộc trường hợp nêu trên là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng chứng khoán có hiệu lực. Trường hợp không có hợp đồng chuyển nhượng chứng khoản thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký chuyển tên sở hữu chứng khoán.

3. Đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản là thu nhập tính thuế và thuế suất.

3.1. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sử dụng đất không có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc gắn liền với đất

3.1.1. Thu nhập tính thuế: được xác định bằng giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trừ đi giá vốn và các chi phí hợp lý liên quan.

3.1.2. Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp không xác định được giá thực tế chuyển nhượng hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng sẽ được xác định theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3.1.3. Giá vốn: Giá vốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong một số trường hợp cụ thể được xác định như sau:

a) Đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nguồn gốc nhà nước giao, có thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất thì giá vốn căn cứ vào chứng từ thu tiền sử dụng đất, thu tiền cho thuê đất của nhà nước.

b) Đối với quyền sử dụng đất nhận từ các tổ chức, cá nhân thì căn cứ vào hợp đồng và chứng từ hợp pháp trả tiền khi nhận quyền sử dụng đất, quyền thuê đất (khi mua).

Chứng từ hợp pháp trả tiền là phiếu thu của tổ chức bán đất, chứng từ chuyển tiền qua ngân hàng, các giấy biên nhận thanh toán của các cá nhân với nhau...

c) Đối với trường hợp đấu giá chuyển quyền sử dụng đất thì giá vốn là số tiền phải thanh toán theo giá trúng đấu giá.

d) Trường hợp không xác định được hoặc xác định không đúng giá vốn tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.1.4. Chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động chuyển nhượng có chứng từ, hoá đơn theo chế độ quy định, bao gồm:

a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất mà người chuyển nhượng đã nộp ngân sách nhà nước;

b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng (nếu có);

c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất như chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc.

3.2. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sử dụng đất gắn với kết cấu hạ tầng hoặc công trình xây dựng trên đất.

3.2.1. Thu nhập tính thuế: Thu nhập tính thuế được xác định bằng giá chuyển nhượng trừ đi giá vốn của bất động sản đó và các chi phí hợp lý có liên quan.

3.2.2. Giá chuyển nhượng

Giá chuyển nhượng là giá thực tế ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm chuyển nhượng.

Trường hợp không xác định được giá thực tế hoặc giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng được xác định như sau:

a) Phần giá trị đất chuyển nhượng được xác định căn cứ theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng.

b) Phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc gắn liền với đất, được xác định như sau:

- Căn cứ theo quy định của Bộ Xây dựng về phân loại giá trị nhà.

- Căn cứ quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do Bộ Xây dựng ban hành.

- Căn cứ giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.

Trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có ban hành bảng giá tính lệ phí trước bạ thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng trên đất được tính theo bảng giá lệ phí trước bạ.

3.2.3. Giá vốn

Giá vốn được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng chuyển nhượng tại thời điểm mua.

Trường hợp giá vốn về quyền sử dụng đất, giá trị nhà không xác định được hoặc giá ghi trên hợp đồng mua cao hơn giá thực tế tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.2.4. Chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập là các khoản chi phí thực tế phát sinh có liên quan đến hoạt động chuyển nhượng, có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, bao gồm:

a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng đất người chuyển nhượng đã nộp ngân sách;

b) Chi phí cải tạo đất, san lấp mặt bằng;

c) Chi phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa kết cấu hạ tầng và công trình kiến trúc trên đất;

d) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng bất động sản như: chi phí để làm các thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng, chi phí thuê đo đạc,...

3.3. Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở

3.3.1. Thu nhập tính thuế: thu nhập tính thuế được xác định bằng giá bán trừ đi giá mua và các chi phí hợp lý có liên quan.

3.3.2. Giá bán: là giá thực tế chuyển nhượng được xác định theo giá thị trường và được ghi trên hợp đồng chuyển nhượng.

Trường hợp giá bán ghi tại hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng thì giá chuyển nhượng nhà ở được xác định căn cứ theo quy định của Bộ Xây dựng về việc phân loại nhà hoặc giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

3.3.3. Giá mua: được xác định căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng mua.

Trường hợp không xác định được giá mua hoặc giá mua ghi trên hợp đồng cao hơn thực tế tại thời điểm mua thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.3.4. Chi phí liên quan được trừ là các khoản chi phí thực tế phát sinh của hoạt động chuyển nhượng có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, bao gồm:

a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật liên quan đến cấp quyền sử dụng nhà người chuyển nhượng đã nộp ngân sách;

b) Chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp nhà;

c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng.

3.4. Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng quyền thuê đất, thuê mặt nước

Thu nhập tính thuế từ chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước được xác định bằng giá cho thuê lại trừ giá đi thuê và các chi phí có liên quan.

3.4.1. Giá cho thuê lại:

Giá cho thuê lại được xác định bằng giá thực tế ghi trên hợp đồng tại thời điểm chuyển quyền thuê mặt đất, thuê mặt nước.

Trường hợp đơn giá cho thuê lại trên hợp đồng thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định tại thời điểm cho thuê lại thì giá cho thuê lại được xác định căn cứ theo bảng giá thuê do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định.

3.4.2. Giá đi thuê: được xác định căn cứ vào hợp đồng thuê.

Trường hợp không xác định được giá thuê hoặc giá thuê ghi trên hợp đồng cao hơn thực tế tại thời điểm thuê thì thuế thu nhập cá nhân được tính theo thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.4.3. Chi phí liên quan được trừ khi xác định thu nhập tính thuế là các khoản chi phí thực tế phát sinh từ hoạt động chuyển quyền có hoá đơn, chứng từ theo chế độ quy định, bao gồm:

a) Các loại phí, lệ phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến quyền thuê đất, thuê mặt nước mà người chuyển quyền đã nộp ngân sách.

b) Các chi phí cải tạo đất, mặt nước.

c) Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc chuyển quyền thuê đất, thuê mặt nước.

3.5. Thuế suất và cách tính thuế

3.5.1. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản là 25% trên thu nhập tính thuế.

Trường hợp không xác định được giá vốn và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

3.5.2. Cách tính thuế

a) Trường hợp xác định được thu nhập tính thuế, thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:



Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 25%

b) Trường hợp không xác định được giá vốn (giá mua) của hoạt động chuyển nhượng bất động sản và các chi phí liên quan làm cơ sở xác định thu nhập tính thuế thì thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Giá chuyển nhượng

x

Thuế suất 2%

Thông tư 02/2010/TT-BTC ngày 11/1/2010 của Bộ Tài Chính

Điều 5. Bổ sung điểm 3.5.3 vào điểm 3.5 mục II, phần B như sau:

3.5.3. Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập tính thuế đáp ứng các điều kiện sau:



a) Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng và kê khai trên tờ khai thuế không thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với quyền sử dụng đất) hoặc không thấp hơn giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với nhà và các công trình xây dựng) tại thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của Pháp luật.

Trường hợp giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng và kê khai trên tờ khai thuế thấp hơn giá do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với quyền sử dụng đất) hoặc thấp hơn giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh quy định (đối với nhà và các công trình xây dựng) tại thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của Pháp luật thì áp dụng thuế suất 2% tính trên giá do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

b) Giá mua và các chi phí liên quan (các chi phí liên quan đến cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; chi phí cải tạo đất, nhà; chi phí xây dựng; các chi phí có liên quan khác) người nộp thuế kê khai phải có hoá đơn, chứng từ hợp pháp làm căn cứ chứng minh giá mua và các chi phí liên quan mà người nộp thuế kê khai là đúng.

Đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, mua căn hộ thì giá mua được xác định căn cứ vào chứng từ nộp tiền góp vốn và hoá đơn, chứng từ khác chứng minh các chi phí liên quan. Các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng bất động sản bao gồm cả các khoản trả lãi tiền vay của các tổ chức tín dụng để mua bất động sản. Riêng trường hợp mới chỉ góp một phần vốn (chưa nộp đủ số tiền theo hợp đồng) thì giá mua được xác định như sau:

Giá mua

=

{

Tổng số vốn phải góp theo hợp đồng

-

Phần vốn góp còn thiếu (chưa nộp)

}

+

Các chi phí khác có liên quan

Trường hợp người nộp thuế kê khai giá mua và chi phí liên quan nhưng không có đầy đủ hoá đơn, chứng từ chứng minh giá mua và chi phí hoặc có kèm theo hoá đơn, chứng từ nhưng qua kiểm tra cơ quan thuế phát hiện có hoá đơn, chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ thì áp dụng thuế suất 2% trên giá chuyển nhượng.

c) Cá nhân chuyển nhượng bất động sản tự kê khai, tự xác định mức thuế suất áp dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ kê khai.

Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế có trách nhiệm kiểm tra tờ khai và các tài liệu kèm theo hồ sơ, nếu đủ các điều kiện áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập chịu thuế thì chấp nhận kết quả tính thuế của người chuyển nhượng. Trường hợp không chấp nhận kết quả tính thuế thì phải trả lời rõ để người chuyển nhượng biết.

d) Trường hợp cá nhân kê khai nộp thuế theo thuế suất 2% tính trên giá chuyển nhượng nhưng qua kiểm tra thấy giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng và kê khai thuế thấp hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì tính thuế theo thuế suất 2% trên giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định”.

3.6. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

3.7. Trường hợp chuyển nhượng bất động sản là đồng sở hữu, thì nghĩa vụ thuế sẽ được tính riêng cho từng cá nhân. Thu nhập tính thuế của từng cá nhân được xác định căn cứ vào tổng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản và tỷ lệ phân chia thu nhập giữa các cá nhân đồng sở hữu. Tỷ lệ phân chia thu nhập được xác định căn cứ vào tài liệu hợp pháp như: thoả thuận góp vốn ban đầu, di chúc hoặc quyết định phân chia của toà án,... Trường hợp không có tài liệu hợp pháp thì tỷ lệ phân chia thu nhập được xác định bình quân.

4. Đối với thu nhập từ bản quyền

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền là thu nhập tính thuế và thuế suất.

4.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà đối tượng nộp thuế nhận được khi chuyển giao, chuyển quyển sử dụng các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghiệp.

Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ nhưng hợp đồng chuyển giao, chuyển quyền sử dụng thực hiện làm nhiều hợp đồng với cùng một đối tượng sử dụng thì thu nhập tính thuế là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng chuyển giao.

Trường hợp đối tượng chuyển giao, chuyển quyền là đồng sở hữu thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng cá nhân sở hữu. Tỷ lệ phân chia được căn cứ theo giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4.2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.

4.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ bản quyền là thời điểm trả tiền bản quyền.

4.4. Cách tính thuế



Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

thuế suất 5%.

5. Đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại là thu nhập tính thuế và thuế suất.

5.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng nhượng quyền thương mại, không phụ thuộc vào số lần thanh toán hoặc số lần nhận tiền mà người nộp thuế nhận được.

Trường hợp cùng là một đối tượng của quyền thương mại nhưng việc chuyển nhượng thực hiện thành nhiều hợp đồng thì thu nhập tính thuế là phần vượt trên 10 triệu đồng tính trên tổng các hợp đồng nhượng quyền thương mại.

5.2. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ nhượng quyền thương mại áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 5%.

5.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế từ nhượng quyền thương mại là thời điểm thanh toán tiền nhượng quyền thương mại giữa bên nhận quyền thương mại và bên nhượng quyền thương mại.

5.4. Cách tính thuế



Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 5%.

6. Đối với thu nhập từ trúng thưởng

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thu nhập tính thuế và thuế suất.

6.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng không phụ thuộc vào số lần nhận tiền thưởng.

Trường hợp một giải thưởng nhưng có nhiều người trúng giải thì thu nhập tính thuế được phân chia cho từng người nhận giải thưởng. Người được trúng giải phải xuất trình các căn cứ pháp lý chứng minh. Trường hợp không có căn cứ pháp lý chứng minh thì thu nhập trúng thưởng tính cho một cá nhân. Trường hợp cá nhân trúng nhiều giải thưởng trong một cuộc chơi thì thu nhập tính thuế được tính trên tổng giá trị của các giải thưởng.

Thu nhập tính thuế đối với một số trò chơi có thưởng, cụ thể như sau:

- Đối với trúng thưởng xổ số là toàn bộ giá trị tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng nhận được trong một đợt quay thưởng chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

- Đối với trúng thưởng khuyến mại bằng hiện vật là giá trị của sản phẩm khuyến mại vượt trên 10 triệu đồng được quy đổi thành tiền theo giá thị trường tại thời điểm nhận chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

- Đối với trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino là toàn bộ giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người tham gia nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

- Đối với trúng thưởng từ các trò chơi, cuộc thi có thưởng được tính theo từng lần lĩnh thưởng. Giá trị tiền thưởng bằng toàn bộ số tiền thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà người chơi nhận được chưa trừ bất cứ một khoản chi phí nào.

6.2. Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo biểu thuế toàn phần là 10%.

6.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thưởng cho người trúng thưởng.

6.4. Cách tính thuế:



Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

x

Thuế suất 10%

7. Đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ thừa kế, quà tặng là thu nhập tính thuế và thuế suất.

7.1. Thu nhập tính thuế

Thu nhập tính thuế từ thừa kế, quà tặng là phần giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng vượt trên 10 triệu đồng mỗi lần nhận. Giá trị tài sản nhận thừa kế, quà tặng được xác định đối với từng trường hợp, cụ thể như sau:

7.1.1. Đối với tài sản thừa kế, quà tặng là bất động sản: giá trị bất động sản được xác định như sau:

a) Đối với bất động sản là giá trị quyền sử dụng đất thì phần giá trị quyền sử dụng đất được xác định căn cứ vào bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân hưởng thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sử dụng bất động sản.

b) Đối với bất động sản là nhà và công trình kiến trúc trên đất được xác định căn cứ vào quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phân loại giá trị nhà; quy định tiêu chuẩn, định mức xây dựng cơ bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; giá trị còn lại của nhà, công trình kiến trúc.

Trường hợp không xác định được theo quy định trên thì căn cứ vào giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

7.1.2. Đối với thừa kế, quà tặng là ô tô, xe gắn máy, tàu thuyền,...: giá trị tài sản được xác định trên cơ sở bảng giá tính lệ phí trước bạ do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm cá nhân nhận được thừa kế, quà tặng .

7.1.3. Đối với thừa kế, quà tặng là vốn góp trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh: giá trị của quà tặng, thừa kế là giá trị của phần vốn góp được xác định căn cứ vào sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ tại thời điểm nhận thừa kế, quà tặng. Trường hợp không có sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ làm căn cứ xác định thì giá trị phần vốn góp được xác định theo giá thị trường tại thời điểm nhận.

7.1.4. Đối với thừa kế, quà tặng là chứng khoán: thu nhập để tính thuế của chứng khoán là giá trị chứng khoán tại thời điểm chuyển quyền sở hữu, cụ thể như sau:

a) Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá trị của chứng khoán được căn cứ vào giá tham chiếu trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán tại ngày nhận thừa kế, quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.

b) Đối với chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết nhưng đã thực hiện đăng ký giao dịch tại Trung tâm giao dịch chứng khoán căn cứ vào giá tham chiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán ở thời điểm nhận thừa kế, quà tặng hoặc ngày gần nhất trước đó.

c) Đối với chứng khoán không thuộc các trường hợp trên căn cứ giá trị ghi trên sổ sách kế toán của công ty phát hành loại chứng khoán đó tại ngày nhận thừa kế, quà tặng là chứng khoán.

7.2. Thuế suất: Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thừa kế, quà tặng được áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.

7.3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế

7.3.1. Đối với thu nhập từ thừa kế: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận thừa kế làm thủ tục chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

7.3.2. Đối với thu nhập từ nhận quà tặng: Thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm tổ chức, cá nhân tặng cho đối tượng nộp thuế. Trường hợp nhận quà tặng từ nước ngoài thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm đối tượng nộp thuế nhận được quà tặng.

7.4. Cách tính số thuế phải nộp


Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Thu nhập tính thuế

X

Thuế suất 10%


Каталог: eos.nsf
eos.nsf -> TỔng cục thuế Số: 1124/tct-cs v/v: chính sách thuế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
eos.nsf -> BỘ TÀi chính tổng cục thuế
eos.nsf -> TỔng cục hải quan số: 1810/tchq-kttt v/v: vướng mắc thủ tục hoàn thuế CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tổng cục thuế Độc lập Tự do Hạnh phúc
eos.nsf -> TỔng cục thuế Số: 380/tct-cs v/v: chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> Kính gửi: Công ty cổ phần thực phẩm J. K. Lim (VN)
eos.nsf -> Tổng cục Thuế nhận được công văn số 8873/bc-ct-ttr1 ngày 16/11/2009 về việc xác định giá bán tịnh liên quan đến chi phí bản quyền của Công ty Liên doanh Unilever vn
eos.nsf -> BỘ TÀi chính số: 622/btc-tct v/v: Hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
eos.nsf -> Kính gửi: Cục thuế tỉnh Quảng Ninh

tải về 3.6 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương